Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/11/2021 22:11 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng viết của bạn.


Học một số thủ thuật để cải thiện kỹ năng viết của bạn không khó như bạn nghĩ đâu! Chúng tôi đã lập một danh sách các bước để giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng viết của mình trong một thời gian ngắn.

Để có thể trở thành một cây viết tốt thì bạn cần phải luyện tập, và bạn đang luyện tập mỗi ngày đấy thôi. Không đùa đâu - bạn viết rất nhiều mỗi ngày đấy. Ngay cả khi bạn không nghĩ bản thân là một nhà văn, thì bạn vẫn luôn đưa những suy nghĩ của bạn vào văn bản hằng ngày. Thường xuyên hơn bạn có thể nhận ra đấy. Ít nhất, bạn viết email - rất nhiều email là đằng khác - đăng các bài viết lên facebook, viết bình luận trên các mạng xã hội, cũng như nhắn tin với bạn bè. Với một số công việc đặc thù, bạn còn phải viết ti tỉ thứ như báo cáo, bài thuyết trình, và hằng hà sa số những văn bản bạn cần phải hoàn thành trong cuộc sống. Cần cả một danh sách dài để liệt kê đấy.

Cho nên là… bạn đã và đang viết đấy thôi. Giờ thì, cải thiện kỹ năng viết chỉ là vấn đề về những điều bạn có thể làm để thổi hồn vào câu chữ của bạn với những cấu trúc hiệu quả và làm cho chúng trở nên dễ đọc hơn với phong cách của một cuộc hội thoại.

Cho bài văn của bạn một cấu trúc

Nếu bạn đang viết nhật ký thì không sao. Nhưng nếu bạn muốn giao tiếp với những người khác thông qua câu từ của bạn, thì bạn cần phải sắp xếp những suy nghĩ lan man của bạn một cách có trật tự và trôi chảy. Đây là một số lời khuyên:

Đảm bảo rằng, bạn hiểu rõ điều mà bạn đang viết

Có một câu nói rất nổi tiếng của Albert Einstein rằng: “Nếu bạn không thể giải thích cho một đứa trẻ 6 tuổi, thì chứng tỏ rằng bạn cũng chẳng hiểu gì cả”. Vì thế nên, trước khi bạn bắt đầu viết, hãy dành một chút thời gian để giải thích điều bạn định viết cho một đứa trẻ 6 tuổi trong đầu bạn (tất cả chúng ta đều có một đứa trẻ như vậy trong đầu mà, phải không ^^ ?). Nếu mục tiêu của bạn khi viết là đạt được một kết quả cụ thể, hãy tự hỏi bản thân xem kết quả đó nên thế nào. Trước khi ngồi vào bàn để viết, bạn nên có một mục đích rõ ràng. Sau đó, gắn chặt nó vào ngòi bút của bạn.

Nếu thông điệp của bạn phức tạp, hãy phác thảo nó trước

Thông thường, bạn sẽ chẳng cần làm gì nhiều để sắp xếp các ý cho một đoạn tin nhắn, tuy nhiên nếu bạn đang viết về một thứ gì đó phức tạp hơn, dưới nhiều góc độ,  câu hỏi và yêu cầu, hãy sắp xếp tất cả chúng trước khi bạn ngồi vào bàn để viết. Hãy lập dàn ý, hay thậm chí bạn chỉ cần ghi chú nhanh lại những chủ đề mà bạn muốn đề cập trong bài viết của bạn. Điều này giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian để làm rõ những câu hỏi sau này. Nhân tiện đây, đang nói về câu hỏi thì…

Hãy dự đoán các câu hỏi đến từ độc giả của bạn

Để cải thiện khả năng viết của bạn, bạn cần đặt mình vào vị trí của một độc giả. Liệu họ có đủ thông tin, ngữ cảnh để hiểu những gì mà bạn đang viết cho họ hay không ? Nếu không, hãy điền vào chỗ trống còn thiếu.Tuy nhiên…

Đừng giải thích mọi thứ một cách quá mức

Như đã nói ở trên, một khi bạn đã sắp xếp các suy nghĩ của mình trước khi viết, bạn có thể giữ mọi thứ ở mức đơn giản. Ý tưởng chính ở đây chính là hãy cung cấp cho độc giả một lượng thông tin vừa đủ để hiểu những gì bạn muốn truyền tải mà không làm họ cảm thấy choáng ngợp trước các chi tiết bé nhỏ. Hãy tưởng tượng mình đang đi trong một đám cỏ đầy thông tin mà bạn cung cấp cho độc giả của mình. Hãy tự hỏi bản thân rằng, có ngọn cỏ nào bạn thấy không cần thiết để độc giả hiểu được thông điệp của bạn không ? Nếu có, hãy cắt hết chúng đi.

Làm cho bài viết của bạn trở nên giống một cuộc trò chuyện hơn

Hãy gắn bó với những từ đơn giản

Tác giả sách nổi tiếng John Grisham cho biết :”Có 3 loại từ. (1) là những từ mà chúng ta biết. (2) là những từ chúng ta nên biết. (3) là những từ chẳng ai biết cả. Hãy dẹp những từ trong nhóm (3) và hạn chế sử dụng với những từ trong nhóm (2).” Có một sự khác biệt lớn giữa những người có vốn từ vựng sâu rộng và những người sử dụng những từ ngữ hoa hòe chỉ để thể hiện. Trừ khi bạn đang có ý định làm thơ, thì khi viết hãy giữ cho câu từ của bạn đơn giản và dễ hiểu.

Hãy thử phiên âm cho chính mình

Ghi âm lại cuộc hội thoại của bản thân bạn. Bạn có thể học được nhiều điều về cách để viết một cuộc hội thoại bằng cách kỳ lạ này. Hãy thử chép lại một cuộc trò chuyện mà bạn đã ghi âm (tất nhiên là phải có sự cho phép của người khác nhé). Ghi lại một vài phút của cuộc hội thoại từng từ một. Sau đó,chỉnh sửa hoặc loại bỏ bất kỳ sự sai sót nào và loại bỏ những phần phụ (“ùm, ờ, à”). Vậy là bạn đã có một vài bài hội thoại. Quá trình sao chép và chỉnh sửa này sẽ giúp bạn biết những gì nên làm và những gì không nên làm.

Giữ cho câu từ của bạn đơn giản

Những người giỏi văn có thể viết các câu dài và phức tạp một cách tinh tế. Tại sao không phải bạn ? Đối với những người mới bắt đầu, bạn không nên cố gắng viết như Tolstoy, Nabokov hay Faulkner. Viết các câu ngắn và đơn giản thì sẽ dễ đọc hơn. Nhưng hãy thay đổi độ dài câu để giúp bài viết của bạn trôi chảy hơn.

Đọc thành tiếng

Nói về trôi chảy, hãy đọc bài viết của bạn thành tiếng để xem nó có trôi chảy không. Nếu nó nghe có vẻ như bị ngắt quãng hoặc bị cắt, hãy chèn thêm một vài câu dài hơn để phá vỡ nhịp điệu đều đặn, đơn điệu đó. Nếu bạn cảm thấy mình bị vấp, có thể bạn sẽ tìm thấy một câu quá phức tạp và cần phải viết lại. Do đó, tôi khuyên bạn luôn đọc to bài viết của mình, vì nó luôn có ích đấy.

Đưa cá tính của bạn vào bài viết

Cách tốt nhất để phát triển phong cách viết đó là để cá tính của bạn tỏa sáng. Hãy sử dụng các cụm từ và tiếng lóng mà bạn hay sử dụng. Khi thích hợp, hãy đưa vào đó một câu chuyện cá nhân của bạn nếu nó có liên quan đến thông điệp bạn cần truyền tải. Hãy là chính mình khi bạn viết.

Thực hành, thực hành, thực hành

Cách cuối cùng để cải thiện khả năng viết, đó chính là tìm ra điểm yếu của bạn ngay từ đầu, sau đó tập trung tâm trí vào việc sửa chữa ( và ngăn chặn) những lỗi sai. Bạn càng viết và sửa lỗi, bạn càng hiểu rõ nó hơn.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024