Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/11/2021 23:11 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Phân biệt chiến lược đa dạng hóa và chiến lược phát triển sản phẩm


Chiến lược đa dạng hóa là một trong những chiến lược cấp CÔNG TY. Chiến lược đa dạng hóa gồm các chiến lược:

1. Đa dạng hóa đồng tâm: Đa dạng thêm các SẢN PHẨM có cùng công nghệ.

Áp dụng khi:

Ngành kinh doanh tăng trưởng thấp

Các sản phẩm đang ở cuối vòng đời sản phẩm

2. Đa dạng theo chiều ngang: Đa dạng thêm các SẢN PHẨM không cùng công nghệ nhưng có liên hệ về hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

Áp dụng khi:

Doanh nghiệp hoạt động trong ngành tăng trưởng thấp hoặc ngành có tính cạnh tranh gay gắt.

Có hệ thống kênh phân phối mạnh so với đối thủ cạnh tranh.

3. Đa dạng hóa hỗn hợp: Đa dạng về SẢN PHẨM không liên hệ về công nghệ cũng chẳng liên hệ về hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

Áp dụng khi:

Doanh số và lợi nhuận của ngành liên tục giảm.

Doanh nghiệp có nguồn lực đủ để phát triển sang một lĩnh vực khác.

Ngoài ra, một số cách tiếp cận khác về chiến lược cấp TẬP ĐOÀN hoặc CÔNG TY, khi phân tích chiến lược đa dạng hóa lại đưa ra chỉ 2 chiến lược: Đa dạng hóa liên quan (related deversification) và đa dạng hóa không liên quan (unrelated deversification). Nhưng về bản chất thì nó cũng tương tự như đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa chiều ngang (theo Stategy 2008-2009, David J. Ketchen).

Ngoài ra, cũng theo hệ cơ sở lý thuyết này, Quản trị cấp độ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (BUSINESS) thì lại có các chiến lược:

  • Chiến lược chi phí thấp (có nơi lại gọi chiến lược dẫn đầu về giá).
  • Chiến lược dẫn đầu về sản phẩm hoặc dịch vụ (có nơi lại gọi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm)
  • Chiến lược tập trung dựa vào khác biệt hóa (có nơi lại dùng chiến lược khác biệt hóa tập trung)
  • Chiến lược người cung cấp chi phí tốt nhất (bản chất là kết hợp chiến lược dẫn đầu về giá và chiến lược khác biệt hóa).
  • Gần đây, còn xuất hiện thêm chiến lược Đại dương Xanh (BOS).

Đây là 1 HỆ CƠ SỞ LÝ THUYẾT về Quản trị chiến lược bạn sẽ thường được học trong trường và đây cũng là cách tiếp cận về quản trị chiến lược căn bản hiện nay.

Đến đây bạn thấy hơi rối phải không? Tại sao trong hệ cơ sở lý thuyết này không thấy ma trận Ansoff ở đâu? Ma trận Ansoff thật ra là cách đặt tên dựa vào nghiên cứu của Igor Ansoff (12/12/1918 – 14/7/2002) và người ta lấy tên này để đặt cho ma trận của ông. 

Ma trận Ansoff được dùng cho CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH. Khi nghiên cứu, ông nhận thấy rằng hầu hết các chủ doanh nghiệp đều muốn phát triển kinh doanh của mình nhưng không biết quyết định ra sao. Cách tiếp cận của ông hoàn toàn khác, ông cho rằng có 4 chiến lược:

Chiến lược thâm nhập thị trường: 

Giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu có nghĩa là thâm nhập thị trường  của đối thủ cạnh tranh để giành lấy thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Để sử dụng tốt chiến lược này, các doanh nghiệp thường mở nhiều điểm bán hàng, sử dụng mô hình AIDA để thu hút khách hàng, tăng cường các hoạt động PR.

Sản phẩm mới và dịch vụ mới (New Producs and Services)

Mở rộng sản phẩm và dịch vụ hiện có ra thị trường để thu hút thêm khách hàng, có nghĩa là khai phá thêm thị trường mới với những sản phẩm mới có nhiều tính năng hơn.
 
Phát triển thị trường  (Marketing Development)
Phát triển sản phẩm mới vào thị trường hiện hữu có nghĩa là bổ sung thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm hiện có để phục vụ cho thị trường hiện đang có.
 

Đa dạng hóa (Diversification)

Phát triển sản phẩm mới để mở thị trường mới. Tức là đa dạng hoá hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nhảy vào một lĩnh vực hoàn toàn mới

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024