Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/10/2021 15:10 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19


Thuốc kháng virus Molnupiravir được Bộ Y tế hướng dẫn dùng cho bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), số ca tử vong và ca bệnh nặng, nguy kịch tại TP.HCM và trên các tỉnh miền Nam đã giảm rõ rệt trong 1 tháng qua.

Riêng tại TP.HCM, nếu đầu tháng 9 có từ 250 - 280 ca tử vong/ngày thì tới ngày 6/10, số ca tử vong ở TP này giảm xuống còn 88 ca.

Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19 - Ảnh 1.

Số tử vong trong ngày, ca mắc mới và số ca nặng, nguy kịch liên tục giảm trong 1 tháng qua. Nguồn: Bộ Y tế

Tại buổi tập huấn trực tuyến hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần 7, tổ chức chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, oxy, khí y tế… giúp giảm số lượng bệnh nhân tử vong rất ngoạn mục.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đưa một số thuốc vào phác đồ điều trị. Trong đó có thuốc dùng trong tình huống khẩn cấp đã được công nhận trên thế giới như Remdersivir, IL-6; đưa thuốc Molnupiravir vào điều trị có kiểm soát trong cộng đồng, cùng với các thuốc kháng đông, kháng viêm sử dụng sớm đã giúp kiểm soát được các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà, các cơ sở thu dung y tế, tại các bệnh viện…

Trong Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 vừa bản hành, Bộ Y tế chính thức bổ sung kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới.

Trong đó, 3 thuốc kháng virus được đưa vào hướng dẫn gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Molnupiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ. Bộ Y tế lưu ý liều dùng Molnupiravir theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

"Các thuốc kháng virus này giúp giảm tải lượng virus, chứ không phải là diệt virus" – PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản ký khám chữa bệnh, nói chiều 7/10.

Thuốc Molnupiravir cũng được quy định là không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch có thai.

Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19 - Ảnh 2.

Các y bác sĩ thăm khám, tư vấn cho những bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà ở phường 7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Duyên Phan

Trước khi Molnupiravir được đưa vào phác đồ điều trị, thuốc này đã được đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care), từ cuối tháng 8. Hiện chương trình này vẫn tiếp tục triển khai.

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay Molnupiravir là thuốc mới. Các nghiên cứu "cho thấy rằng nó hứa hẹn, giảm thời gian mang virus và giúp giảm tỷ lệ nặng cần nhập viện". Tuy nhiên, ông Cấp cho biết các nghiên cứu Molnupiravir còn nhỏ, hi vọng với quá trình thử nghiệm ở TP HCM với số lượng khá lớn thì "sẽ có kết quả rõ ràng hơn để có thể áp dụng rộng rãi".

Tính đến cuối ngày 7/10, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 826.000 ca bệnh COVID-19, 758.488 trường hợp (92,4%) đã khỏi bệnh, 20.223 trường hợp (2,4%) tử vong. Hiện cả nước có hơn 63.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó 5.605 ca bệnh nặng (với 475 ca thở máy và 23 ca phải chạy ECMO).

Dù tỷ lệ bệnh nhân tử vong giảm rõ rệt, nhưng ông Khuê vẫn cho rằng còn nhiều thách thức. Điều lạc quan theo ông Khuê là kết quả trên đây cho thấy "con đường các thầy thuốc đã đi thời gian qua là đúng".

Hiện có một lượng lớn người từ TP HCM và các tỉnh miền Nam trở về các địa phương sau thời gian TP tăng cường giãn cách xã hội, trong đó có một tỉ lệ người dương tính. Ông Khuê đề nghị các địa phương vẫn phải rất cảnh giác, phải nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị và cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024