Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/09/2021 17:09 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Không dùng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh do virus gây ra, đây là lý do


Vi khuẩn và virus là những vi sinh vật đơn bào vô cùng nhỏ bé, gây nhiều bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm. Nhưng khi nào thì cần sử dụng kháng sinh và khi nào cần dùng thuốc kháng virus để điều trị?Vì sao không dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus gây ra? - Ảnh 1.

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp.

Sự khác biệt về đặc điểm sinh học của virus và vi khuẩn

Cấu trúc tế bào

Vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ. Cấu trúc của tế bào còn đơn giản, không có màng nhân nhưng chúng có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển và tự sinh sản nhân lên. Cấu trúc vi khuẩn thường bao gồm lớp vỏ nhầy, thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, thể nhân, ribosome, mesosome, các hạt chức năng khác, nhung mao giúp bám dính và tiên mao để di chuyển.

Virus là một nhóm vi sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn khoảng 10- 100 lần. Cấu trúc vô cùng đơn giản chỉ gồm lớp vỏ bao bọc vật chất di truyền bên trong, không có chứa các enzyme chuyển hóa hay enzyme hô hấp. Do đó, virus chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào sống của vật chủ và rất khó để diệt virus. Dựa vào vật chất di truyền trong cấu tạo, virus được phân loại hai loại là ARN virus hoặc ADN virus.

Khác biệt về sinh sản

Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn sinh sản vô tính bằng cách phân đôi. Sau đó, mỗi tế bào 'con' sẽ tiếp tục phân chia và cứ tiếp tục như vậy. Chỉ cần một thời gian rất ngắn- trong vòng 08 giờ, một loại vi khuẩn có thể phát triển thành một quần thể hơn 500.000 con.

Nếu điều kiện môi trường không phù hợp với vi khuẩn, một số loài sẽ chuyển sang trạng thái không hoạt động. Chúng tạo ra một lớp vỏ bao phủ bên ngoài để bảo vệ, những tế bào vi khuẩn không hoạt động này được gọi là bào tử. Bào tử khó bị tiêu diệt hơn vi khuẩn đang hoạt động vì tính thấm kém của lớp phủ bên ngoài của chúng.  Với các mARN virus, muốn tích hợp vào ADN của tế bào chủ để được nhân lên, chúng cần có enzyme phiên mã ngược để tổng hợp ADN từ mARN. Chính vì đặc điểm phá vỡ tế bào chủ hàng loạt trong quá trình nhân lên của virus, nên trong giai đoạn tiến triển của bệnh, người nhiễm virus có những triệu chứng rầm rộ.Khác với vi khuẩn, virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào chủ (vi khuẩn, thực vật, động vật). Các giai đoạn nhân lên của virus thường bao gồm hấp phụ, xâm nhập vào tế bào chủ, tổng hợp các thành phần cấu trúc, lắp ráp sau đó phá vỡ tế bào chủ để ra ngoài và tiếp tục xâm nhập vào tế bào chủ khác.

Tác động tới hệ miễn dịch của cơ thể

Khi cơ thể nhiễm vi khuẩn hay virus thì các tế bào của hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để khởi phát các phản ứng bảo vệ cơ thể. Đáp ứng miễn dịch biểu hiện thông qua tăng thân nhiệt, khởi động phản ứng viêm, tăng lưu lượng máu cục bộ tới vị trí nhiễm trùng, các tế bào miễn dịch đến nhận diện, vây bắt và tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, virus đặt ra thách thức lớn hơn đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể vì chúng ẩn bên trong các tế bào. Điều này làm cho các kháng thể, các tế bào miễn dịch khó tiếp cận và tiêu diệt chúng. Một số tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho T, có thể nhận ra và tiêu diệt các tế bào chứa virus, vì bề mặt của các tế bào bị nhiễm bệnh bị thay đổi khi virus nhân lên. 

Nhiều loại virus, khi được giải phóng khỏi các tế bào bị nhiễm, sẽ bị đánh đánh bại hiệu quả bởi các kháng thể đã được tạo ra trước đó trong đáp ứng với chu kỳ nhiễm virus cũ hoặc việc tiêm chủng.

Vì sao không dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus gây ra? - Ảnh 3.

Thuốc kháng sinh không được dùng trong trị các bệnh lý do virus gây ra

Sự khác biệt giữa thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp tùy thuộc đặc điểm của vi khuẩn, khả năng phân bố của kháng sinh tới vị trí nhiễm khuẩn.

Thuốc kháng sinh tác động tới vi khuẩn thông qua việc làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của vi khuẩn hoặc ức chế quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn bị kìm hãm sự nhân lên và sau đó bị li giải, tiêu diệt. 

Cụ thể, các nhóm thuốc kháng sinh sẽ tác động lên quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, gây rối loạn chức năng màng tế bào chất, ức chế sinh tổng hợp protein và acid nucleic. Thế nhưng, đến nay tình trạng kháng kháng sinh đang là vấn đề báo động do thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý.

Trong điều trị bệnh do virus, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, phòng biến chứng, và ngăn ngừa bội nhiễm. Về cấu trúc, thuốc kháng virus chia làm hai loại là thuốc có cấu trúc nucleosid hoặc không nucleosid.

Thuốc kháng sinh không được dùng trong trị các bệnh lý do virus gây ra bởi cấu tạo và đặc điểm sinh sản khác hoàn toàn giữa hai loại vi sinh vật này.

Thuốc kháng virus có thể can thiệp vào từng giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ mà chủ yếu là tác dụng thông qua enzyme đặc hiệu của mỗi quá trình. Từ đó, thuốc kháng virus sẽ ngăn cản virus bám vào tế bào chủ để xâm nhập, ngăn cản quá trình phiên mã, dịch mã tổng hợp protein, ngăn cản sự tái tổ hợp tạo hạt virus mới…

Hiện nay, mới chỉ có một số virus có thuốc kháng virus đặc hiệu như virus cúm, virus Herpes, virus viêm gan B, viêm gan C và HIV. Thuốc kháng virus khác đang được tiếp tục nghiên cứu.


Nên tiêm vaccine để kích thích cơ thể sản sinh sẵn kháng thể khi ứng phó với sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.Lưu ý chung trong phòng và điều trị bệnh do virus và vi khuẩn 

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Tăng cường vitamin bằng rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, sữa, trứng.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm hoặc bội nhiễm vi khuẩn rõ rệt.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024