Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/08/2021 18:08 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 17/220 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2327
Được cảm ơn: 0
API TESTING: Phần 1 - Lý Thuyết Recording


PHẦN 1 này mình xin trình bày một vài lý thuyết về Recording trong JMETER

Trước tiên, để thực hiện RECORD một tính năng nào đó một cách hoàn chỉnh thì mình sẽ chia nó thành 5 step:

Step 1: Recording

Step 2: Chosse related Request and isolate them.

Step 3: Correlation

Step 4: Testing

Step 5: Optimize

Còn bây giờ mình sẽ đi chi tiết từng step để có thể biết được ý nghĩa và cách thực hiện từng Step nhé:

STEP 1: RECORDING

Để có các request phù hợp thì song song với việc check trực tiếp trên phần network của web thì tool Jmeter có hỗ trợ tính năng Recording. Khi chúng ta thực hiện các thao tác trực tiếp trên web thì Jmeter có support lưu lại những request API tương ứng đối với những action mà chúng ta đã thực hiện.

Ví dụ nhé: Khi thực hiện Login thì sẽ có những Request gọi lên Server, Jmeter sẽ giúp lưu lại những request này.

Sau khi thực hiện xong phần record chúng ta tiếp tục qua STEP 2

STEP 2: CHOOSE AND ISOLATE REQUEST

Nói trắng ra thì đây là bước để lựa chọn những Request phù hợp với Tính năng/Action của mihf, sau đó duplicate và tách nó ra khỏi phần Recording Controller để chúng ta dễ quản lý tránh việc vùi đầu vào mớ bòng bong hỗn độn không biết đâu là điểm dừng.

Ví dụ xíu: Vẫn là cái Login cơ bản vào một trang web, lúc này sẽ phát sinh rất nhiều Request được gọi liên quan đến nào là hình ảnh (png, jpeg...), token, username, password, lại còn cả mớ css, js... Bla..Bla...

Thì dựa vào những Request này chúng ta sẽ chọn ra những Request nào liên quan trực tiếp đến cái đang cần như Token, username, password... sau đó thực hiện Duplicate nó và Move ra ngoài phần Recording Controller (Tức là dưới phần Tesplan nhưng trên Recording Controller đó bạn).

Thế là xong việc phân loại đâu là gạo và đâu là đỗ đen của cô Tấm rồi chuẩn bị đi thay đổi phong cách trong STEP 3 thôi nào.

STEP 3: CORRELATION

Đến bước này là chúng ta cần xác định trong những Request mình đã chọn ra, Rquest nào có chứa Dynamic Value

Dynamic Value: Là những giá trị mà sẽ thay đổi qua những lần chạy hoặc là nó sẽ bị hết hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Lại một tỉ dụ: Token sẽ có thời gian hết hạn, hoặc API_key chẳng hạn.

Vậy việc ở đây là chúng ta sẽ áp dụng công thức để lấy được những Dynamic Value này. Trong Jmeter cũng có support vấn đề này nên cứ yên tâm thôi.

KHAN Đàđến đây có lẽ có bạn nghĩ sao không nói huỵch ra là tính năng nào trong Jmeter hỗ trợ cho Step 3 đi nhỉ. Câu trả lời là trong phần này mình chỉ nêu những ý chính để mọi người có cái nhìn tổng quát những gì chúng ta cần làm. Còn việc đi sâu chi tiết xin phép được để ở những phần sau nhé vì Đợi chờ là hạnh phúc mà 😃). Đấy mình đã phải bôi đậm rồi nhé.

Vậy là thay đổi trang phục xong chúng ta đi dự tiệc ở STEP 4 thôi nhỉ.

STEP 4: TESTING

Ai da cuối cùng cũng tìm thấy chân ái đây rồi. Nhìn qua đã thấy quen thuộc rồi phải không.

Và các thực hiện cũng Easy như chính nó vậy, bạn chỉ cần nhấn RUN và ngồi chờ Kết quả trả về thôi :>>

Chắc chỗ này không cần ví dụ đâu ha. Nhiều quá hóa nhàm chán.

Và chốt sổ nhé chúng ta cùng đến với STEP 5 nào

STEP 5: OPTIMIZE

Ở đây thì cơ bản đó là việc chúng ta Tút lại vẻ dẹp Choai một xíu

Để cho Script được gọn gàng, được đẹp hơn và rút ngắn thời gian test hơn thì đương nhiên là sau khi RUN một hồi thành công chúng ta sẽ cần phải Optimize nó lại đúng không nào.

Thường thì mình sẽ optimize những phần sau:

  • https default

  • Những giá trị lặp đi lặp lại trong suốt quá trình test

  • Những giá trị cần thay đổi liên tục trong quá trình test

  • Một số trường hơp khác: Uhm cái này thì còn tùy con mắt thẩm mỹ của mỗi người nhé ... blabla..

Vậy là kết thúc STEP 5 và cũng là STEP cuối cùng trong bản trình bày dài thượt của mình rồi. Mình cũng đã cố gắng cô đọng và ném một vài từ ngữ chợ búa vào hi vọng làm cho phần chia sẻ này nhẹ nhàng và mọi người tiếp cận thấy thoải mái hơn. Nếu có chỗ nào hơi quá tay mong bà con thông cảm nhé.

LỜI NHẮN:

Hi vọng đọc tới đây các bạn có thể nắm rõ được 5 STEP trên để đến PHẦN 2 mình xin phép được chia sẻ thêm với các bạn về:

  • Cách làm sao để thiết lập Browser để recording.

  • Cách để tìm đúng Request mà mình cần.

  • Cách để correlate những Dynamic Value.

  • Cách để Optimize Scrip cho sịn sò hơn nhé.

Hẹn gặp lại các bạn trong PHẦN 2 nhé.

THE END




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024