Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/08/2021 14:08 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
4 lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ tập nấu ăn


Mẹ có biết rằng, cho trẻ cùng nấu ăn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho con? Khi trẻ được nhìn mẹ nấu những món ăn ngon, điều này sẽ nuôi dưỡng những sự tò mò, thích thú trong bé. Cho con nấu ăn cùng mẹ có thể đem đến những tác động tích cực trong quá trình nuôi dạy trẻ. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lợi ích đó là gì mẹ nhé!

Nên cho con bắt đầu nấu ăn từ năm mấy tuổi?

Trẻ bắt đầu hứng thú với việc nấu ăn từ năm mấy tuổi? Thông thường, thời điểm trẻ có hứng thú với điều này được nói là khi vào 5 tuổi. Tuy nhiên, sự thật là kể từ khi lên 3, sở thích nấu ăn của con có thể tăng hơn. Ngược lại, nếu mẹ bỏ lỡ thời mốc 5 tuổi, sở thích nấu nướng của trẻ sẽ giảm đi.

Lợi ích đem lại khi con học nấu ăn

dạy trẻ nấu ăn

Chắc hẳn sẽ có nhiều phụ huynh cảm thấy nếu nhờ trẻ phụ giúp nấu ăn, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, điều này lại đem đến rất nhiều lợi ích trong việc giáo dục con trẻ.

1. Kích thích năm giác quan của con! Tăng cường khả năng tư duy và sự tò mò

Nấu ăn được thực hiện bằng cách sử dụng năm giác quan của toàn bộ cơ thể, không chỉ bằng tay. Khứu giác và vị giác là hai giác quan chúng ta thường nghĩ đến. Ngoài ra, trẻ còn có thể kích thích xúc giác qua việc rửa rau, nhồi thịt, và thị giác khi  quan sát sự thay đổi của các nguyên liệu trong quá trình nấu nướng, … Hơn nữa, bằng cách tập hợp quy trình nấu ăn theo thứ tự trong đầu, đó sẽ là cơ hội để rèn luyện khả năng tư duy logic của trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc các nguyên liệu thay đổi thành đủ hình dạng tùy theo cách nấu, chẳng hạn như cắt, nướng, luộc, cũng thú vị như một thí nghiệm khoa học dành cho trẻ em. Trẻ sẽ vô cùng tò mò, và đó cũng là cơ hội để tôi sử dụng trí tưởng tượng của mình để hỏi bản thân: “Nếu làm như thế có phải sẽ ra như vậy hay không nhỉ?”

2. Tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công – cảm nhận được thành tựu và có được tự tin cho bản thân

Tuy nấu ăn là một việc rất khó, nhưng vì gia đình, một trong những thành viên phải làm điều đó. Và chúng ta không thể bỏ dở giữa chừng. Ví dụ như khi trẻ không thể thành thạo nấu ăn ngay lúc đầu, nếu được sự cổ vũ của gia đình và ý chí của bản thân. Dù bản thân muốn từ bỏ nhưng vẫn cố gắng đến cùng. Trẻ sẽ cảm nhận được “hương vị” của sự thành tựu và tự tin hơn vào chính mình. Ngoài ra, bằng cách lặp lại quá trình này, trẻ sẽ có thể phát triển tinh thần trách nhiệm để “thực hiện vai trò mà con được giao phó.”

nấu ăn cùng con

3. Tăng cơ hội trò chuyện giữa cha mẹ và con

Lý do thực sự khiến mẹ muốn trẻ cùng nấu ăn cho gia đình là gì? Theo một khảo sát, nguyên nhân số một khiến trẻ “muốn nấu ăn”, trong đó phần lớn là do động lực của bản thân trẻ, ở mức 70% trở lên. Thứ hai, hơn 60% người được hỏi trích dẫn giáo dục nấu ăn, nói rằng, “Tôi muốn trẻ em có thể nấu ăn trong tương lai.” Tiếp theo, có cùng một số lượng người xem việc nấu ăn của cha mẹ và con cái là cơ hội để tương tác với con cái của họ. Mẹ và trẻ có thể cùng nhau tâm sự chuyện của con trên trường, hay quyết định hôm nay sẽ ăn gì, nguyên liệu và cách nấu.

4. Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Sau khi nấu ăn, trẻ có thể cảm nhận được sự khó khăn khi nấu nướng, dọn dẹp và có được cảm xúc biết ơn người đã luôn dành những bữa ăn ngon cho mình. Một số trẻ sẽ cố gắng ăn những món mà từ trước đến nay con không thích ăn. Ngay cả những đứa trẻ không giỏi dọn dẹp cũng sẽ nghĩ đến việc phụ giúp mẹ dọn dẹp.

Trẻ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được ăn những món ngon mỗi ngày thông qua việc nấu nướng, từ đó nảy sinh thêm nhiều cảm xúc khác nhau. Khoảng thời gian cùng nấu nướng bên gia đình sẽ đem lại nhiều ký ức vui vẻ trong tuổi thơ con. Mặc dù nấu ăn rất khó, nhưng hãy cùng con làm từ những bước đơn giản trước mẹ nhé!



Được chỉnh sửa bởi doduhieu vì:xoá link ẩn
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024