Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/07/2021 15:07 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Nguyên nhân trẻ không chịu đi học nhà trẻ?


Chắc chắn khi trẻ nói “Con không muốn đi học” thì đều có những lý do của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân đó là gì?

Như ở trên bài viết chúng tôi đã nói, tùy theo giai đoạn phát triển mà trẻ có thể sẽ có lúc không muốn đến trường. Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia thành 3 lý do chính khiến trẻ không muốn đi học. Hãy cùng nhau đọc tiếp để hiểu thêm về tâm lý của con các mẹ nhé!

1. Trẻ cảm thấy không khỏe

Điều đầu tiên mẹ cần để ý chính là tình trạng sức khỏe của con. Đặc biệt, với những trẻ dưới 3 tuổi, vì trẻ chưa giỏi trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, nên chỉ có thể bật khóc để thể hiện sự khó chịu của bản thân. Và việc trẻ “buồn ngủ” cũng có thể xem xét rằng cơ thể không khỏe. Vì vậy, hãy xem xét tình trạng của trẻ qua quan sát hay đo nhiệt độ cơ thể.

2. Trẻ cảm thấy tủi thân khi phải xa cha mẹ

Có rất nhiều trẻ vì quá yêu cha mẹ nên sẽ cảm thấy buồn và tủi thân khi phải đến trường và xa gia đình một khoảng thời gian trong ngày. Hãy xem xét về điều này khi trẻ chỉ khóc lúc đến lớp nhưng luôn vui vẻ và thích thú khi ra về. Nói cách khác, điều này không phải vì trẻ “không muốn đi học” mà là vì trẻ “không muốn xa cha mẹ”. Cha mẹ thường có  xu hướng hỏi nhà trường để biết lý do vì sao trẻ không muốn đi học. Nhưng thông thường chúng ta có thể tự giải quyết điều này ở nhà cùng trẻ.

3. Gặp khó khăn trong mối quan hệ bạn bè

Những trẻ không biết cách kết bạn với mọi người xung quanh cũng dễ gặp tình trạng không muốn đi học. Trẻ nhỏ từ 1 đến 2 tuổi thường chơi cá nhân hơn là theo nhóm, nhưng khi lên 3, trẻ sẽ có nhiều cơ hội chơi với bạn bè hơn. Ở góc độ của cha mẹ, bạn muốn trẻ kết bạn và chơi với bạn của mình. Tuy nhiên, có nhiều trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc việc kết bạn. Ví dụ như trẻ không giỏi kết bạn, không thể hòa nhập cùng nhóm bạn, hay gây gỗ và có những người bạn không tốt. Những điều này cũng sẽ ảnh hưởng và khiến trẻ bị tâm lý sâu sắc trong giai đoạn trưởng thành.

Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là “Lắng nghe cảm xúc của con”.

Có rất nhiều lý do, tuy nhiên cảm xúc “không muốn đến trường” ở mỗi trẻ đều giống nhau. Điều cha mẹ có thể làm chính là lắng nghe và tiếp nhận những cảm xúc của con. Và tất nhiên, cũng sẽ có lúc cho dù cha mẹ cố gắng bao nhiêu, trẻ cũng sẽ tiếp tục không muốn đến trường. Thế nhưng cho dù thế nào đi nữa, việc cha mẹ lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ, cũng sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con.

Thấu hiểu cho con và dỗ dành trẻ

Hãy luôn lắng nghe những lý do khiến con không muốn đến trường. Và thấu hiểu những cảm xúc đó của trẻ. Khi mẹ chỉ nói “Con bắt buộc phải đi học” thì trẻ sẽ chỉ phản đối gay gắt lại với mẹ. Và những lý do không muốn đến trường của trẻ đối với người lớn chỉ là những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng đối với con trẻ thì đó là một việc rất nghiêm trọng. Chính vì vậy mà việc lắng nghe và thấu hiểu con là rất quan trọng. Sau khi cảm thông và dỗ dành con, hãy chỉ cho trẻ những điều trẻ có thể làm để khắc phục điều mà trẻ đang lo lắng. Nếu cha mẹ làm được điều này, những suy nghĩ phức tạp trong trẻ sẽ được giải đáp. Nếu lý do không muốn đi học là vì con không muốn rời xa cha mẹ, hãy nói với con rằng trẻ sẽ sớm gặp lại cha mẹ sau khi chơi đùa cùng giáo viên và bạn bè. Hãy tạo cho con cảm giác an tâm rằng cho dù xa cha mẹ nhưng chắc chắn con sẽ gặp được cha mẹ.

Hãy gửi con đến lớp cùng nụ cười

Thật khó để có thể đưa đón khi trẻ đang bật khóc. Cha mẹ sẽ cảm thấy buồn, lo lắng và đôi khi là mất bình tĩnh vì điều này. Cho dù như thế, hãy tiễn con đi học cùng gương mặt tươi cười. Điều này có thể cho trẻ cảm nhận được rằng “Trường mẫu giáo là một nơi rất an toàn và nơi con có thể an tâm chơi đùa”. Hãy chào tạm biệt con sau khi gửi con cho giáo viên. Nhờ những hành động đó, cũng có thể giúp trẻ dễ dàng bình tĩnh và quản lý cảm xúc của mình hơn.

Hãy nói với trẻ rằng cha mẹ sẽ rất vui khi con vui cười đến trường

Khi trẻ không muốn đến trường, hãy truyền đạt cho con hiểu rằng “Khi con chơi vui trên trường, cha mẹ sẽ cảm thấy rất vui”. Thay vì nói cho con những lý do con cần phải đến trường. Những điều này đơn giản sẽ dễ dàng thuyết phục trẻ chịu đi học hơn. Cho dù là lý do nào thì hầu như trẻ cũng sẽ không thể hiểu được. Do đó, thay vì giải thích và mong con hiểu, trẻ sẽ dễ dàng bị thấu hiểu cảm giác của cha mẹ hơn khi cha mẹ nói rằng “Mẹ sẽ rất vui khi con thoải mái chơi đùa trên trường”, “Nếu trên trường có gì vui hãy kể cho mẹ nghe nhé!” Vì trẻ luôn muốn cha mẹ vui lòng. Do đó, khi biết được việc đến trường sẽ giúp cha mẹ vui hơn, trẻ sẽ có động lực để làm điều đó hơn.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024