Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/06/2021 19:06 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Nín thở được lâu không có nghĩa là phổi tốt, bác sĩ hướng dẫn 6 phương pháp tập luyện mỗi ngày để phổi luôn khỏe mạnh


Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về phổi là thời gian nín thở tỷ lệ thuận với sức khỏe của phổi, nín thở càng lâu phổi càng khỏe mạnh và ngược lại.

 

Bác sĩ Xu Bin, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Sơn Tây cho biết, thực tế thời gian nín thở chỉ có thể cho biết cơ thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy trong bao lâu. Ngoài ra, mức độ chịu đựng tình trạng thiếu oxy không chỉ thể hiện ở chức năng phổi, mà còn phối kết hợp giữa nhiều cơ quan trên toàn cơ thể.

Do vậy mà việc kiểm tra sức khỏe phổi bằng cách nín thở không chính xác, để kiểm tra xem phổi có khỏe mạnh hay không, trước tiên bạn có thể đánh giá qua các triệu chứng cụ thể. Nếu bạn có các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực, tức ngực… thì có thể phổi đang gặp vấn đề, hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nín thở được lâu không có nghĩa là phổi tốt, bác sĩ hướng dẫn 6 phương pháp tập luyện mỗi ngày để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 1.

Trong đó, xét nghiệm chức năng phổi là phương pháp thông dụng và hiệu quả, chủ yếu dùng để phát hiện tình trạng đường hô hấp, thể tích phổi… từ đó phát hiện sớm các tổn thương ở phổi, đường thở và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Còn chụp CT có thể kiểm tra xem sự bất thường của lồng ngực, mô phổi, tim và các mạch máu liên quan qua hình ảnh trực quan.

Ngoài việc thăm khám định kỳ, việc cải thiện chức năng phổi rất quan trọng. Bác sĩ Xu Bin đưa ra 6 phương pháp đơn giản nhưng hữu ích cho sức khỏe phổi như sau:

1. Xông hơi bằng nước nóng

Chuẩn bị một cốc nước nóng và hít hơi nóng vào phổi bằng mũi 1 cách từ từ ở khoảng cách an toàn. Hãy thực hiện việc này đều đặn 10 phút mỗi ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi chiều, cách này không những cải thiện dung tích phổi và giảm sự phát triển của vi khuẩn mà còn ngăn ngừa các bệnh khác nhau về phổi.

2. Tập thể thao đều đặn

Tập thể dục nhịp điệu là một cách hiệu quả để cải thiện chức năng tim phổi, nên tập trên 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra, các môn thể thao được khuyến khích bao gồm bơi lội, leo núi, chạy bộ, bóng bàn với tần suất 2-3 lần/tuần, mỗi lần trên 30 phút và cần duy trì đều đặn theo thời gian. 

Nín thở được lâu không có nghĩa là phổi tốt, bác sĩ hướng dẫn 6 phương pháp tập luyện mỗi ngày để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 2.

3. Xoa bóp huyệt

Bạn có thể thường xuyên xoa bóp các huyệt 2 bên mũi, khoảng 60 lần mỗi ngày, luân phiên theo chiều ngược và thuận kim đồng hồ. Cách này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở phổi, loại bỏ lượng đờm tồn đọng trong phổi, có thể chống cảm lạnh, cường phổi và dưỡng phổi.

4. Bài tập nở ngực

Đầu tiên hãy thực hiện tư thế đứng, giữ 2 bàn chân rộng bằng vai rồi hít vào, từ từ duỗi thẳng hai tay lên từ bên hông và mở rộng ngực hết mức có thể. Trong khi mở rộng ngực, bạn nên ngẩng đầu lên, hạ tay xuống thì thở ra.

Bài tập nở ngực tuy đơn giản nhưng có tác dụng đả thông kinh mạch ở phổi, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tống các chất cặn bã trong phổi ra ngoài. Mỗi ngày chỉ cần tập khoảng 10 phút, quan trọng là kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

5. Cười và nuôi dưỡng phổi

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng cảm xúc tiêu cực có thể làm hại phổi, việc kết hợp bài tập hít thở khi cười rất tốt cho chức năng tim phổi. Cười có thể mở rộng phổi, và mọi người sẽ hít thở sâu trong khi cười một cách vô thức để làm thông đường thở và giúp thở dễ dàng hơn.

Nín thở được lâu không có nghĩa là phổi tốt, bác sĩ hướng dẫn 6 phương pháp tập luyện mỗi ngày để phổi luôn khỏe mạnh - Ảnh 3.

Mỗi buổi sáng, hãy thả lỏng cơ thể, đồng thời hít vào sau đó cười thành tiếng cho đến khi thấy thiếu oxy, chớm khó thở thì dừng lại, thư giãn khoảng 10 giây sau đó lặp lại, tập 3-5 phút mỗi ngày. 

6. Thở bằng bụng

Nằm xuống hoặc ngồi thẳng lưng với hai tay gập lại, giữ lòng bàn tay của bạn dưới rốn và hít vào từ từ bằng mũi cho đến khi có cảm giác bụng phình lên hết cỡ, không thể dung nạp thêm không khí nữa. Lúc này, hãy nín thở và cảm nhận sức căng phía trên khoang bụng trong khoảng 5-10 giây, sau đó thở ra từ từ. Lưu ý là nhịp thở phải đều và dài, tập càng chậm càng tốt, hít thở càng sâu và thời gian càng lâu càng tốt.

Hãy tập thở bằng bụng 30 phút mỗi ngày, bài tập này rất hữu ích trong việc tăng dung tích và củng cố chức năng phổi hiệu quả. 

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday, Healthline

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024