Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/05/2021 20:05 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 108/190 (57%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1818
Được cảm ơn: 6
Các loại thuế phải nộp khi tiến hành hoạt động kinh doanh


Xin chào tất cả mọi người!

1. Các loại thuế phải nộp khi tiến hành hoạt động kinh doanh

1.1 Thuế môn bài

STT

VỐN ĐIỀU LỆ HOẶC VỐN ĐẦU TƯ

MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM

1

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

2

Từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng/năm

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 đồng/năm

1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2.1 Công thức tính thuế:

Số thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu – các khoản chi được trừ - thu nhập được miễn thuế - các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước) x thuế suất

1.2.2 Thuế suất:

Lĩnh vực hoạt động

Thuế suất thuế TNDN

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam

Từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm

50%

 

Các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

40%.

Các lĩnh vực còn lại

20%

1.3 Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

1.3.1 Người nộp thuế GTGT

Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải nộp thuế GTGT bao gồm:

  • Tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

1.3.2 Phương pháp tính thuế

  • Phương pháp khấu trừ thuế:

Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đủ các điều kiện:
  • Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các Điều kiện nêu trên phải có hợp đồng ký kết với bên ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

1.3.3 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Thuế GTGT phải nộp   =    GTGT của hàng hóa dịch vụ   x  Thuế suất thuế GTGT

1.4 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.4.1 Người nộp thuế:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
  • Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
  • Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
  • Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
  • Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
  • Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

1.4.2 Phương pháp tính thuế

  • Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

Số tiền thuế xuất, nhập khẩu phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế trong tờ khai hải quan

x

Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa

x

Thuế suất của từng mặt hàng

 

  • Đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối:

Số tiền thuế XNK phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu

x

Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

x

Tỷ giá tính thuế

  • Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Số tiền thuế XNK phải nộp

=

Tiền thuế tính theo tỷ lệ phần trăm

+

Số tiền thuế tính theo phương pháp tuyệt đối

 

1.5 Thuế tiêu thụ đặc biệt

1.5.1  Người nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

1.5.2 Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền loại sử dụng cho mục đích dân dụng;
  • Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã: không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

Dịch vụ

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật;
  • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số.

1.6 Thuế sử dụng đất

Người nộp thuế

Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất được hiểu là trường hợp các chủ thể này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNSDĐ, hoặc cho thuê đất. Théo đó, nếu sau khi được cấp GCNSDĐ hoặc có quyết định cho thuê đất mà các chủ thể này không sử dụng thì vẫn phải nộp thuế.
  • Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa có quyền sử dụng đất thì người đang trực tiếp sử dụng đất là người nộp thuế.
  • Trường hợp đất đang tranh chấp, thì người đang trực tiếp sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. quy định này thể hiện bản chất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đánh vào hành vi sử dụng đất.

Ngoài ra còn có mọt số trường hợp đặc thù:

  • Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất là người nộp thuế
  • Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuế đất theo hợp đồng thuê đất không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế.
  • Trường hợp nhiều người cùng có QSD 1 thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó.
  • Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

Công thức tính thuế:

Đất phi nông nghiệp sử dụng để kinh doanh có công thức tính thuế như sau:

Số thuế phát sinh

=

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m2)

x

Giá của 1m2 đất

(đồng)

x

Thuế suất

(%)

 

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m2)

=

Tổng diện tích đất sử dụng

x

Doanh thu hoạt động kinh doanh

Tổng doanh thu cả năm

1.7 Thuế tài nguyên

Áp dụng đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Công thức tính thuế:

Số thuế phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x giá tính thuế x thuế suất

1.8 Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường đánh vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường.

Công thức tính thuế:

Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

2. Các loại phí doanh nghiệp phải đóng khi phá sản

- Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản thì thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thỏa thuận.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản teo Khoản 3 Điều 80, Khoản 4 Điều 83, Khoản 7 Điều 91 Luật Phá sản 2014 thì mức thù lao như sau:

TT

Tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý

Mức thù lao

1

Dưới 100 triệu đồng

5% tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý

2

Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

5 tháng lương cơ sở + 4% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu đồng

3

Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

20 tháng lương cơ sở + 3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 500 triệu đồng

4

Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

36 tháng lương cơ sở + 2% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 1 tỷ đồng

5

Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4 của Bảng này + 0,5% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng

6

Từ trên 50 tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5 của Bảng này + 0,3% của phần giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng.

 




 
10/03/2023 23:03 # 2
Jemsnixon
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 10/03/2023
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Các loại thuế phải nộp khi tiến hành hoạt động kinh doanh


In the meantime, everyone's legs are curved differently. Get women's running shoes from Planet Sports with extra thick cushioning if you have a low arch or a tiny curvature angle. Those who have a high arch, which is indicated by a thinner midfoot component, should use running shoes with soft cushions on the forefoot and heel. For people with typical arches, Planet Sports women's running shoes with a slight middle arch and more substantial cushioning are a good option.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024