Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/05/2021 21:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Ngừng tuần hoàn


Mục đích của hồi sinh tim - phổi là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua đó tạo điều kiện phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa.
 

Ngừng tuần hoàn là ngừng sự co bóp hiệu quả của cơ tim. Hai nguyên nhân thường gặp nhất là rung thất và vô tâm thu. Nguyên nhân thứ ba gọi là phân ly điện cơ, tình trạng này được biểu hiện bởi sự hiện diện đều đặn của phức hợp QRS và sóng T nhưng huyết áp và mạch không đo được. Ở những bệnh nhân này điện tâm đồ đầu tiên có thể cho thấy rối loạn nhịp chậm hoặc nhịp nhanh. Tuy nhiên mạch và huyết áp vẫn không đo được.

Trị số nhịp thất và áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) của bệnh nhân phân ly điện cơ trước khi điều trị có thể rất giúp ích cho việc chẩn đoán nguyên nhân. Nhịp nhanh với CVP thấp gợi ý xuất huyết mất máu. Nhịp nhanh với CVP cao gợi ý nhồi máu phổi lớn, mặc dù nhồi máu cơ tim cấp có thể tạo nên cả hai hình thái trên.

Mức độ khẩn cấp

Cần can thiệp sớm để khỏi mất não, chỉ có 3 phút để hành động. Báo ngay kíp cấp cứu đến hỗ trợ.

Ở người lớn tuổi đột nhiên ngừng tuần hoàn phải nghĩ ngay đến nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân

Ngừng tim ngoài bệnh viện

Rất nhiều cái chết đột ngột ngoài bệnh viện không liên quan đến vấn đề với tim, như chết do vỡ động mạch chủ, xuất huyết nội đột ngột…

Rất nhiều người bị đột tử, đã có bệnh xơ vữa mạch vành. Nguyên nhân sinh lý của cái chết thường là rung thất. Ít gặp hơn là vô tâm thu. Ngoài nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch vành còn có bệnh van tim, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng QT dài, hội chứng W.P.W, tâm phế mãn, rất nhiều bệnh tim bẩm sinh. Việc sử dụng quinidine, disopyramide hoặc các loại thuốc chống loạn nhịp khác cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện ngừng tim ở một số bệnh nhân.

Ngừng tim tại bệnh viện

Đối với bệnh nhân nội khoa

Các điều kiện thường kết hợp với ngừng tim gồm nhồi máu cơ tim cấp, block nhĩ thất độ 2 - 3, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh và bệnh lý mạch máu não.

Ngừng tim cũng có thể là biến chứng của quá trình chẩn đoán chẳng hạn thông tim hoặc chụp động mạch tim.

Các thuốc ở liều độc như digitalí, quinidine, procainamide, phenytoin, muối kali, epinephedrin, isoproterenol và các thuốc giống giao cảm khác cũng có thể gây ngừng tim, thường là rung thất. Ngừng tim do vô tâm thu có thể gây ra do acetylcholine và các thuốc giống phó giao cảm khác.

Ngừng tim do rung thất cũng có thể xẩy ra với máy tạo nhịp tần số cố định. Nó cũng là nguyên nhân gây tử vong trong chết đuối, điện giật và sét đánh.

Phân ly điện cơ

Thường gây ra do tổn thương cơ tim quá nhiều, vỡ tim hoặc chèn ép tim do những nguyên nhân khác, nhồi máu phổi vùng rộng lớn hoặc do mất máu quá nhiều.

Đối với bệnh nhân ngoại khoa

Thiếu ô xy, tăng CO2 và toan hô hấp có thể xẩy ra trong lúc mổ. Toan hóa phối hợp với tăng kali máu cấp có thể nhanh chóng tạo nên những nhát bóp ngoại tâm thu thất, nhanh thất và ngừng tim do rung thất.

Ngừng tim xẩy ra thường nhất trong lúc phẫu thuật vùng họng cổ, trung thất, tim và trong lúc mổ mắt, mổ tiết niệu, phẫu thuật trong điều kiện hạ thân nhiệt, đặc biệt khi thân nhiệt hạ xuống dưới 30 độ C.

Do suy hô hấp cấp

Đây mới là nguyên nhân thường gặp nhất trong lâm sàng cũng như ở các khoa Hồi sức cấp cứu. Một bệnh nhân hôn mê rối loạn nhịp thở hoặc mất phản xạ ho có thể ngừng tuần hoàn vì tụt lưỡi, sặc hoặc suy hô hấp cấp.

Phản xạ quá mức thần kinh X

Đối với bệnh nhân nội khoa hay ngoại khoa, phản xạ quá mức thần kinh X đều có thể đưa đến ngừng tim, chẳng hạn như xoa xoang cảnh để chẩn đoán hoặc để điều trị các rối loạn nhịp nhanh. Trong đường hô hấp, gồm mũi hầu, khí quản, trong lúc đặt nội khí quản, soi phế quản…Trong đường tiêu hóa trong lúc đặt ống soi dạ dày, trong lúc thăm khám trực tràng hoặc ngay cả lúc rặn đại tiện (hiệu ứng valsava). Trong đường tiết niệu trong lúc đặt ống thông niệu quản…Trong lúc mổ mắt, hoặc khi ấn vào mắt và trong phẫu thuật vùng bụng để cắt thần kinh X hoặc khi kéo phúc mạc.

Ngừng tim tức thời không do loạn nhịp

Đôi lúc bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc thiếu máu cơ tim nặng có thể bị ngừng tim do phân ly điện cơ và chết. Điều đó có thể do mất đồng vận xuất hiện đột ngột, được kích động bởi thiếu máu nặng hoặc vỡ tim, tạo lên hội chứng cung lượng tim thấp.

Một yếu tố khác có thể là việc sử dụng các thuốc ức chế beta giao cảm như propranolol, có tác dụng làm giảm sức co hoặc các thuốc kháng loạn nhịp cũng làm giảm sức co.

Sinh bệnh học

Hoạt động của não phụ thuộc vào cung lượng máu lên não và sự cung cấp oxy và glucose cho cơ thể. Mỗi phút 100g não cần 3,5ml oxy và 5ml glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho tế bào não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi sau 8 - 10 giây. Khi cung lượng máu lên não giảm xuống còn 25ml (bình thường là 75ml/100g chất xám) thì điện não có nhiều sóng chậm và khi còn 15ml thì điện não là đường thẳng. Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3 - 4 phút ngừng tuần hoàn, còn tim vẫn tiếp tục đập trong 2 - 3 giờ trong tình trạng thiếu oxy.

Ngừng tim sẽ đưa đến ngừng thở trong vòng vài giây. Đôi khi ngừng thở xẩy ra trước. Nếu vậy tim có thể tiếp tục đập kéo dài đến 30 phút.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024