Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/04/2021 21:04 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 109/190 (57%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1819
Được cảm ơn: 6
Dùng đũa mấy chục năm nhưng bạn đã biết lai lịch của nó như thế nào chưa?


Xin chào tất cả mọi người!

Theo khảo cổ học, những công cụ phục vụ ăn uống đầu tiên có đá tảng (mà ngày nay ta có thể coi là búa), được dùng để đập giập xương động vật lấy tủy; đá sắc nhọn - tiền thân của dao; một công cụ để múc, đơn cử như vỏ sò hay những mảnh đá có phần trũng, tiền thân của cái thìa. Đũa là công cụ sinh sau đẻ muộn, phức tạp hơn những "người" tiền nhiệm, và ban đầu không sinh ra để gắp thức ăn bỏ miệng.

Sử gia Tư Mã Thiên sống dưới thời nhà Hán (202 TCN - 220 SCN) viết rằng: đũa đã tồn tại từ trước thời nhà Thương (1766-1122 TCN). Phải đến thời hiện đại, khi các nhà khảo cổ khai quật di chỉ thời Đồ Đá tại Long Cù Trang và phát hiện ra đũa làm từ xương có niên đại từ 5.500 cho tới 7.000 năm, khẳng định của sử gia Tư Mã Thiên mới có cơ sở. Đây là thời điểm nông nghiệp bùng nổ, không loại trừ khả năng cây lúa và đôi đũa song hành với nhau trong những buổi đầu của nền văn minh nhân loại.

 

Dùng đũa mấy chục năm nhưng bạn đã biết lai lịch của nó như thế nào chưa? - Ảnh 2.

 

Tại di tích khảo cổ Ân Khư, cố đô của triều đại nhà Thương và cũng là nơi lưu giữ bút tích tiếng Hoa cổ đại nhất từng được phát hiện, người ta tìm thấy một bộ đũa nay đã hoen gỉ, gồm sáu chiếc đũa bằng đồng dài 26 cm và có đường kính từ 1,1 tới 1,3 cm. Chúng có niên đại khoảng 1.200 năm Trước Công nguyên và đặc biệt, đũa thời bấy giờ chưa dành cho việc ăn uống. Người Trung Hoa xưa dùng đũa để cời than, nấu nướng và bày thức ăn cỡ nhỏ lên bát đĩa. Đầu bếp thực hiện ba việc vừa nêu bằng một, hai hay ba đôi đũa là tùy thuộc vào địa điểm đặt căn bếp, tại quán trọ ven đường hay nơi kinh đô tráng lệ.

Khi đũa du nhập tới những nước lân cận Trung Quốc, như Việt Nam và Nhật Bản, chúng lại phân nhánh tiến hóa thành những "loài" mới. Người Nhật sáng chế ra đôi đũa Ryoribashi dành riêng cho việc chuẩn bị thực phẩm; chúng không được thiết kế để gắp thức ăn đưa lên miệng. Đũa nấu thường được làm bằng tre, đũa dùng trong chiên rán sẽ được bọc kim loại một đầu tránh làm đầu đũa đẫm dầu. Ở Việt Nam, những căn bếp thơm mùi cơm mới và khét mùi rơm rạ không thể thiếu cây đũa cả, vừa có tác dụng đánh đều cơm đang nấu, xới cơm chín vào bát và đồng thời, là công cụ để "yêu cho roi cho vọt".

 

Dùng đũa mấy chục năm nhưng bạn đã biết lai lịch của nó như thế nào chưa? - Ảnh 3.

 

Khoảng năm 200 Trước Công nguyên, người Châu Á bắt đầu sử dụng đũa trong bữa ăn. Khi lương thực thực phẩm bắt đầu dồi dào, dân số Trung Hoa bùng nổ bất ngờ khiến lượng tài nguyên đột ngột lao dốc. Đây là lúc người ta tính tới chuyện thắt lưng buộc bụng: những miếng thức ăn được xắt nhỏ ra để đỡ tốn nhiên liệu đun nấu. Đũa, thứ công cụ sinh ra để gắp những thứ bé xinh, trở thành cặp đôi hoàn hảo với một đĩa thịt được thái đều và một bát cơm trắng dẻo.

Miếng ăn nay đã vừa miệng, dao không còn là công cụ xuất hiện trên mặt bàn ăn nữa. Bản nhạc thăng hoa của đôi đũa (và việc con dao trải qua nốt trầm thất sủng trên mâm cơm) cũng tới từ lời dạy của Khổng Tử; bản thân là người ăn chay, Khổng Tử tin rằng những thứ đồ sắc nhọn tựa dao sẽ khiến người dùng bữa không thoải mái, khi họ liên tục bị nhắc nhở bởi cảnh chém giết, cả trên chiến trường và trong lò mổ. Đội ơn vị triết gia lỗi lạc, đũa ngày một nổi tiếng khắp Đông Á, đồng thời được mài tròn một đầu tạo cảm giác an toàn, ấm cúng trong bữa ăn.

 

Dùng đũa mấy chục năm nhưng bạn đã biết lai lịch của nó như thế nào chưa? - Ảnh 4.

 

 

Các học giả thời hiện đại nhận thấy ba trường phái, ba phong cách thưởng thức ẩm thực của nhân loại: có nơi sử dụng tay không để dùng bữa, có nền văn hóa chuộng dao dĩa, và nhóm những nơi đầu tiên sở hữu văn hóa dùng đũa là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Những khu vực này tạo thành một khối cầu lớn bao lấy cái văn hóa độc nhất vô nhị.

Khi đũa lan tới những nước khác, người dân mỗi vùng lại có cách ứng dụng thứ công nghệ mới khác nhau. Tại Singapore và Malaysia, người gốc Hoa sử dụng đũa với mọi loại thức ăn, trong khi đó người Ấn và Malaysia bản địa chỉ dùng đũa khi ăn mì. Quanh khu vực Nam Á, người ta vẫn dùng thìa và dĩa là chủ yếu.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024