Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/04/2021 19:04 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay


Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như đưa ra một số chủ trương để tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã đưa nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Thế nào là một nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Có nhiều quan điểm khác nhau về một nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tuy nhiên quan điểm được đồng tình hơn cả là: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo. Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.

Theo đó, Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước; kiến tạo được môi trường vĩ mô; xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội; ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Nhà nước phải bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách, chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.

Quản lý nhà nước đúng đắn không phải là bất chấp cơ chế thị trường, mà sử dụng cơ chế thị trường để điều tiết sự vận động của hàng, tiền, của các yếu tố thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các chủ trương, chính sách kinh tế và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi ích và công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, ngăn ngừa tình trạng độc quyền, lạm dụng và nhân danh kinh tế thị trường hay bàn tay nhà nước để can thiệp làm méo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng đồng.

Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một sự nghiệp chưa có tiền lệ trong lịch sử và là một quá trình mở, đòi hỏi sự sáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.

Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng XHCN, làm cho nó vận hành thông suốt và có hiệu quả là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là làm cho nó phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng XHCN, làm cho nó vận hành thông suốt và có hiệu quả. Do đó, muốn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN thì trước hết phải có sự thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một số điểm cần thống nhất là: cần thiết sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN; kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Tiếp tục nắm vững và xử lý các quan hệ lớn

Quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.

Trong nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng XHCN; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữ vững độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển

Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ XHCN của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị-xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính, hợp tác công - tư; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế  với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công  bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát  triển và bảo vệ môi trường.

Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đổi mới và nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước. Vai trò kinh tế của Nhà nước thể hiện rõ ở chỗ phát huy mặt tích cực và hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chể thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trị trường định hướng XHCN. Để phát huy vai trò của họ, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức và nhân dân tham gia tích cực và có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi, giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội.

Hoàn thiện nhân tố con người, vì con người là khởi nguồn của mọi sự phát triển

Cần phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa.

Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Để có thể phát triển nhân tố con người thì giáo dục là nội dung quan trọng không thể bỏ qua. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, cần phải tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.

Kết luận

Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong đó, vai trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và chấn chỉnh các biểu hiện chệch hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên, không thể xem nhẹ. 




 
22/06/2021 23:06 # 2
betion
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/30 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 08/04/2021
Bài gởi: 33
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay


Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã đưa nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.| day rut nhua




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024