Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/04/2021 23:04 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Xu hướng thiết kế ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai


Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC) hiểu là sự mua bán sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử hoạt động dựa trên một số công nghệ, như chuyển tiền điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), gia dịch trực tuyến, hệ thống quản lý kho, hệ thống thu thập dữ liệu,…

Thiết kế ứng dụng thương mại điện tử là gì?

Từ định nghĩa của “thương mại điện tử” bạn có thể hiểu “thiết kế ứng dụng thương mại điện tử” là lập trình, thiết kế app mobile bán hàng hóa và dịch vụ. Ứng dụng thương mại điện tử là một hệ thống bán hàng phức tạp để xử lý các đơn hàng, thanh toán online, vận chuyển, hàng tồn kho, giảm giá, voucher,… và còn rất nhiều tính năng khác trên ứng dụng di động này.

Thị trường thương mại điện tử đang không ngừng phát triển. Năm 2019 vừa qua là một năm phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch điẹn tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee,…

Trong nửa sau năm 2020, bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng nóng khi có sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Vậy, nếu doanh nghiệp bạn muốn thiết kế ứng dụng di động thương mại điện tử, cần năm được một số xu hướng phát triển mobile app dưới đây.

Xu hướng thiết kế app thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai.

1. Tối ưu các trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Tối ưu trải nghiệm khách hàng luôn là vấn đề quan trọng mà các nhà phát triển ứng dụng di động quan tâm. Trải nghiệm khách hàng bằng mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng và mua hàng trực tuyến hoàn khác nhau. Tại cửa hàng, khách hàng sẽ được nói chuyện, tư vấn trực tiếp với nhân viên bán hàng, đặc biệt khách hàng có trải nghiệm nhiều hơn với sản phẩm so với mua sắm trực tuyến.

Vì vậy, tạo ra nhiều trải nghiệm mang đến cảm giác chân thực thông qua app mobile sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng và ở lại lâu hơn. Một số cách làm tăng trải nghiệm khách hàng bằng sử dụng video, zoom xem chi tiết sản phẩm, chọn và thử size,… hoặc sử dụng trợ lý ảo để hỗ trợ khách hàng mua hàng nhanh hơn. Điều này giúp khách hàng cảm thấy mua sắm trực tuyến thực tế hơn và đưa ra các quyết định mua hàng nhanh hơn.

2. Tương tác thực tế ảo trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Tương tác thực tế ảo (Virtual Reality – VR) hiểu là các trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực tại. VR là một  bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Năm 2020, tương tác thực tế ảo là xu hướng bán hàng mà các “ông lớn” hướng tới, để tạo cảm giác thực hơn khi khách hàng mua hàng.

Tương tác thực tế ảo cho phép người dùng cảm nhận chính xác về sản phẩm, dưới góc nhìn của chính mình thay vì tưởng tượng, như: mặc có đẹp không, có vừa không như hiện tại.

3. Phát triển ứng dụng thương mại điện tử trên đa nền tảng

Thông thường, ban đầu các doanh nghiệp thường tham gia vào thương mại điện tử là thiết kế website thương mại điện tử. Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động (điện thoại thông minh - smartphone), vì vậy thiết kế app thương mại điện tử trên các ứng dụng di động là điều rất cần thiết.

Theo thống kế của SearchEngineLand, hơn 60% tìm kiếm trên Google đều từ thiết bị di động. Người dùng có thể tìm kiếm nhiều sản phẩm hơn trên các ứng dụng Mobile App và quyết định mua hàng nhanh hơn so với mua hàng tại các cửa hàng. Chính vì vậy, bạn cần tối ưu thiết kế thương mại điện tử trên các thiết bị di động trên cả nền tảng Android (Google CH Play) và nền tảng iOS (App Store) để tối ưu hiển thị cho toàn tập khách hàng của doanh nghiệp.

Theo dự báo của Cooftech, xu hướng ngành công nghệ ứng dụng di động sẽ vượt doanh thu 200 tỷ USD hết năm 2020. Nên các doanh nghiệp cần thúc đẩy mạnh mẽ kinh doanh bán hàng trên các Mobile App để tạo ra các đột phá về doanh thu.

4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc quản lý bán hàng.

Trong thời đại hướng tới công nghệ 5.0 như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn mấy xa lại với nhiều dùng Internet. Trí tuệ nhân tạo AI mang lại những cảm giác mua hàng tốt hơn với chức năng ghi nhớ phân tích hành vi mua sắm của khách hàng như một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp tại cửa hàng. Từ đây, có thể đưa ra các gợi ý đúng các sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chốt đơn hàng, xử lý đơn hàng nhanh chóng.

Trí tuệ nhân tạo AI cho phép các nền tảng xã hội trở thành một kênh một mua sắm trực tiếp. Theo nghiên cứu của Garner, đến năm 2021, có 90% tương tác của khách hàng sẽ được tự động xử lý mà không cần đến sự can thiệt của con người.

5. App thương mại điện tử có tính cá nhân hóa.

Theo cuộc điều tra của Cooftech vào cuối năm 2019 cho thấy, có tới 45% khách hàng muốn mua hàng từ các ứng dụng di động có cung cấp đề xuất cá nhân hóa, có 56% khách hàng sẽ quay lại vào mua hàng lần sau.

Cá nhân hóa được hiểu là việc đưa ra một số sản phẩm, thương hiệu dựa trên lịch sử tìm kiếm, mua hàng của khách hàng. “Danh sách yêu thích” và “bộ sưu tập của bạn” sẽ khiến người dùng cảm thấy chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể gửi mail và các thông báo chương trình khuyến mãi, voucher theo nhu cầu của khách hàng dựa vào tích hợp trí tuệ nhân tạo AI.

6. Thiết kế App thương mại điện tử tích hợp tìm kiếm bằng giọng nói.

Tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trên Google không phải xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, tích hợp tính năng này vào thiết kế app thương mại điện tử hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp làm được. Theo Comscore, đến cuối năm 2019, có 50% khách hàng tìm kiếm bằng nói. Nên nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng, hãy tích hợp thêm tìm kiếm bằng giọng nói trong Mobile App của doanh nghiệp bạn.

7. Phương thức thanh toán trực tuyến tốt hơn.

Tính đến nay, hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán online dần đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người, bởi sự tiện lợi, đơn giản và nhanh chóng. Thiết kế app thương mại điện tử bạn nên tích hợp đầy đủ các phương thức thanh toán online khác nhau, như: PayPal, Apple Pay, Viettel Pay, Samsung Pay, Momo, Visa, Napas,… giúp người thanh toán dễ dàng mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi mua hàng.

 

8. Thương mại điện tử với hình ảnh tốt hơn.

Hình ảnh là công cụ giúp khách hàng đưa ra những đánh giá khách quan về sản phẩm trước khi quyết định mua. Các doanh nghiệp nên đầu tư kỹ càng về hình ảnh, hãy đăng tải những hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, rõ ràng và bắt mắt,… cung cấp cho khách hàng. Hình ảnh đệp quyết định tới 70% quyết định mua hàng của khách hàng. Đặc biệt, thiết kế ứng dụng di động của bạn cũng cần có kỹ thuật công nghệ 3D có thể kéo, zoom, di chuyển và xem ảnh ở các nhiều góc độ khác nhau, như vậy sẽ giúp khách hàng dễ dàng theo dõi sản phẩm.

9. Video trong băng chuyền của trong bán hàng

Video là công cụ tuyệt vời để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm chân thực đến người tiêu dùng, giúp thu hút nhiều khách lớn. Bạn nên thiết kế video ở những nơi khách hàng dễ thấy trông thấy và xem video.

Khi thấy video, người dùng sẽ dừng lại một giây hoặc nhiều hơn để xem video khi họ thấy lần đầu tiên. Cách đặt video trong băng chuyền của trang cũng làm tăng số lượng người truy cập vào sản phẩm nếu video đó đủ độ thú vị, thu hút người dùng.

10. Amazon và Amazon SEO.

Amazon là công cụ tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất khi muốn tìm một sản phẩm nào đó, đồng thời là nhà bán lẻ lớn thứ ba thế giới chỉ đứng sau Walmart và CVS. Bên cạnh đó, Amazon cũng là thương hiệu đáng tin cậy ở Canada với 15 chiến thắng trong tổng số 23 danh mục thương mại điện tử.

Amazon SEO cũng giống như SEO thông thường khác, là quá trình nâng một sản phẩm cụ thể thành các từ khóa dễ được tìm thấy. Amazon đã đặt ra cột mốc thu hút nhiều người dùng hơn vào năm 2019. Amazon SEO là một trong những xu hướng thương mại điện tử được tìm kiếm nhiều nhất mà các doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng.

11. Chatbots

Chatbots là một công nghệ học máy thường đi kèm với các mẫu câu đề xuất và trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Chatbots giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn từ khách hàng để đưa ra những kết quả tốt nhất có thể.

Dự tính đến năm 2025, Chatbots sẽ nâng cấp thành công nghệ AI và tạo doanh thu lên đến 36,8 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử chiếm một phần không nhỏ. Bạn có thể tham khảo eBay, Snap Travel như là các ví dụ về Chatbots

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024