Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/04/2021 19:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính công ty


Phân tích báo cáo tài chính công ty cho quyết định đầu tư được xem như là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho các bên liên quan. Báo cáo tài chính giúp bạn đánh giá hiệu quả làm việc của công ty trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Đọc hiểu được báo cáo này sẽ giúp bạn phát hiện các điểm yếu kém và thế mạnh của công ty.

Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo chính thức và toàn diện miêu tả các hoạt động tài chính của một tổ chức kinh doanh. BCTC cung cấp các thông tin quan trọng cho nhiều quyết định khác nhau.

Các nhà đầu tư dựa chủ yếu vào mức độ tin cậy tín nhiệm của BCTC đã được kiểm toán hay các chuyên gia tài chính công bố. Họ có thể phân tích, đọc và giải thích các báo cáo này.

BCTC bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ và báo cáo luân chuyển tiền tệ. Chúng ta hãy đi vào chi tiết để biết được một công ty đang có lợi thế cạnh tranh lâu dài hay không.

phân tích báo cáo tài chính công ty

1. Báo Cáo Lãi Lỗ

Đây là BCTC tóm tắt về doanh thu, chi phí phát sinh trong một khoản thời gian xác định. Thường là theo quý hay năm.

Báo cáo lãi lỗ cũng được hiểu là báo cáo thu nhập.

Nó gồm 3 phần.

Dòng đầu là doanh thu.

Tiếp theo là các khoản trừ đi của giá vốn hàng bán và tất cả chi phí.

Dòng cuối cùng là thu nhập ròng.

1.1 Doanh Thu

Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa hay dịch vụ đã bán và nhận bởi khách hàng. Một công ty có doanh thu không có nghĩa là nó kiếm được lợi nhuận.

Tổng doanh thu không nói lên điều gì cho đến khi chúng ta trừ đi tất cả chi phí và nhận được khoản thu nhập ròng.

1.2 Chi Phí Doanh Thu

Đó là chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ đến khách hàng. Nó là chi phí trực tiếp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp.

Chi phí doanh thu khác với giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán là chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sử dụng để sản xuất hàng hóa. Trong khi chi phí doanh thu bao gồm giá vốn hàng bán cộng thêm các khoản chi phí thúc đẩy việc bán hàng như tiền hoa hồng, chiết khấu bán hàng.

1.3 Lợi Nhuận Gộp

Biên Lợi Nhuận Gộp = Lợi Nhuận Gộp / Doanh Thu Thuần

Việc tính toán giúp xác định công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài hay không. Chúng ta dõi theo biên lợi nhuận gộp hàng năm trong 10 năm qua để đảm bảo tính ổn định.

Một công ty với biên lợi nhuận gộp cao ổn định. Nó hoàn toàn tự do thiết lập giá cho sản phẩm, dịch vụ vượt chi phí doanh thu. Điều này dẫn họ có được lợi thế cạnh tranh ổn định.

Biên lợi nhuận gộp từ 20% hoặc thấp hơn thường chỉ đến một ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt. Nơi mà không có công ty nào có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ.

1.4 Chi Phí Hoạt Động Doanh Nghiệp

Chi phí hoạt động phát sinh thông qua các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm chi phí thuê, chi phí mua thiết bị, chi phí tồn kho, marketing, lương, bảo hiểm và các quỹ phân bổ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Trong quá trình tìm kiếm công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, công ty có chi phí hoạt động càng thấp càng tốt. Chi phí nghiên cứu và phát triển cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

Lợi thế cạnh tranh được tạo bởi các sáng chế. Khi bằng sáng chế hết hạn, lợi thế cạnh tranh cũng sẽ không còn. Nếu nó là kết quả của các tiến bộ về công nghệ, công nghệ mới thay thế cái cũ sẽ là mối đe dọa cho lợi thế cạnh tranh của công ty.

Các công ty công nghệ như Samsung, Apple luôn chi một khoản tiền lớn cho việc nghiên cứu và phát triển trong cuộc chạy đua công nghệ. Điều đó dẫn đến rủi ro lâu dài cho nền kinh tế.

1.5 Chi Phí Sở Hữu Khách Hàng

Chi Phí Sở Hữu Khách Hàng = Tổng Chi Phí Bán Hàng và Marketing / Số Lượng Khách Hàng Có Được

Đây là khoản chi phí công ty phải chi trả để có được 1 khách hàng mới. Chi phí sỡ hữu khách hàng được đưa ra như một thước đo kinh doanh chủ yếu.

Chúng ta có thể phân tích cách nhà quản lý kiểm soát chi phí một cách hiệu quả và giúp hiểu rõ hơn về các chiến lược quảng cáo đang chạy,

1.6 Chi Phí Khấu Hao

Chi phí mua tài sản cố định sẽ được phân bổ dựa theo thời gian sử dụng và ghi nhận như khoản chi phí khấu hao trong các kỳ kế toán.

Cũng giống như bất kỳ khoản chi phí nào, ít hơn sẽ tốt hơn.

1.7 Chi Phí Lãi Vay

Khoản chi phí phát sinh cho các khoản tiền vay.

Chi phí lãi vay không phải là chi phí hoạt động. Nó là chi phí tài chính.

Tiền lãi phản ánh tổng số nợ công ty đang có. Công ty càng nhiều nợ, tiền lãi càng nhiều

Tỷ lệ thanh toán lãi vay cho thấy khả năng công ty có thể chi trả lãi suất.

Tỷ Lệ Thanh Toán Lãi Vay = Thu Nhập Trước Lãi và Thuế / Chi Phí Lãi Vay

Nhìn chung, tỷ lệ càng cao, khả năng lớn các công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay.

Một chỉ số khác là tỷ lệ giữa khoản thanh toán lãi vay trên chi phí hoạt động cũng nên được cân nhắc.

Nó cung cấp thông tin liên quan đến mức độ kinh tế rủi ro mà công ty đang gặp phải. Nó cũng khác biệt lớn giữa các ngành kinh doanh. Trong bất kỳ ngành nào, công ty có tỷ lệ thấp giữa chi phi lãi vay với chi phí hoạt động thông thường là công ty có lợi thế cạnh tranh.

1.9 Lãi (Lỗ) Trong Bán Tài Sản

Nó được ghi nhận khi công ty bán tài sản và nhận được lời hay lỗ. Đây là khoản thu nhập bất thường nên không được đưa vào tính toán thu nhập trên cổ phiếu. Nó cũng không được xem xét khi cân nhắc việc đầu tư.

1.10 Thu Nhập Ròng

Đây là khoản thu nhập công ty kiếm được sau khi trừ đi các khoản lãi vay và thuế thu nhập.

1.10.1 Chỉ số lợi nhuận

Biên Lợi Nhuận Ròng = Lợi Nhuận Sau Thuế / Doanh Thu Thuần

Việc cân nhắc cả hai chỉ số biên lợi nhuận gộp và ròng, chúng ta có được cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty.

Nếu biên lợi nhuận gộp không thay đổi trong khoản thời gian vài năm, nhưng biên lợi nhuận ròng lại sụt giảm trong cùng thời gian đó. Điều đó chỉ ra chi phí hoạt động, chi phí nghiên cứu phát triển cao hoặc là tỷ lệ thuế thu nhập cao.

Lợi Nhuận Trên Vốn (ROE) = Lợi Nhuận Sau Thuế / Vốn Cổ Đông (SE)

ROE là một trong những chỉ số lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế nên trừ đi các khoản cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi nếu có khi tính ROE.

Nó cho chúng ta biết được khả năng sinh lời trên các khoản đầu tư của cổ đông. Chỉ số cao thường phản ánh các cơ hội đầu tư cao và quản lý chi phi hiệu quả.

Tuy nhiên nếu công ty chọn dùng tỷ lệ nợ cao theo tiêu chuẩn ngành. Chỉ số cao đơn giản là kết quả của việc chấp nhận những rủi ro tài chính cao.

1.10.2 Điểm Hòa Vốn

Điểm Hòa Vốn = Chi Phí Cố Định / (Giá Bán trên 1 Sản Phẩm – Chi phí trên 1 Sản Phẩm)

Nó cũng được các nhà đầu tư sử dụng để xác định mức giá hòa vốn trên các giao dịch chứng khoán hay đầu tư.

Nó là hệ thống đo lường để tính toán mức độ an toàn. So sánh doanh thu bán hàng hay số lượng sản phẩm bán ra để có thể thu hồi lại toàn bộ chi phí liên quan.

2. Bảng Cân Đối Kế Toán

Đây là báo cáo về tình hình tài chính tại một thời điểm được đưa ra. Bao gồm 3 phần: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nó giúp đánh giá sự vững chắc về tài chính của công ty thông qua việc đánh giá về rủi ro thanh khoản, rủi ro tài chính, tín dụng và rủi ro trong kinh doanh.

2.1 Tài Sản

Nó thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của công ty để đem lại các lợi ích kinh tế. Có nhiều loại tài sản khác nhau, được phân thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn có thể và sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt trong khoản thời gian ngắn (thường là trong vòng 1 năm). Đối với tài sản dài hạn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong dài hạn.

Tài sản bao gồm tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, bất động sản, nhà máy, thiết bị.

2.2 Tài Sản Ngắn Hạn

Tiền -> Hàng Tồn Kho -> Các Khoản Phải Thu -> Tiền

Đây là chu kỳ của dòng tiền. Hàng hóa sau khi được mua sẽ được bán cho khách hàng và được ghi nhận là các khoản phải thu. Khi thu tiền khách hàng, các khoản phải thu sẽ chuyển thành tiền mặt.

Chu kỳ lại được lặp lại nhiều lần. Nó mô tả cách dòng tiền được tạo ra

Một số lượng lớn tiền mặt hay các khoản tương đương tiền chỉ ra 2 điều:

1. Công ty đang có lợi thế cạnh tranh và tạo ra được lượng lớn tiền mặt. Đó là điều tốt

2. Công ty chỉ vừa bán một doanh nghiệp nào đó hoặc bán lượng lớn trái phiếu. Đây là điều không tốt

Một lượng thấp tiền mặt lại cho thấy công ty đang có khó khăn về kinh tế

Để xác định công ty đang ở trong trường hợp nào, chúng ta cần phải tham khảo bảng cân đối kế toán trong 7 năm qua. Cái sẽ tiết lộ các khoản tiền dự trữ được tạo bởi việc bán trái phiếu, cổ phiếu, bán tài sản, hoặc một doanh nghiệp hay từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra.

Công ty có nhiều tiền mặt, và có rất ít hay không có khoản nợ nào ghi nhận, không có việc bán cổ phiếu mới hay tài sản.

Đây chính là cơ hội tốt để đầu tư. Nhưng nếu công ty có nhiều nợ, và ngay cả lượng tiền nhiều thì cũng không nên giao dịch với doanh nghiệp đặc biệt này. Số dư tiền mặt ghi nhận có thể đến từ các khoản nợ vay.

2.3 Tỉ Số Thanh Khoản

Nó được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Tỉ Số Thanh Toán Nợ Ngắn Hạn = Tổng Tài Sản Ngắn Hạn / Tổng Nợ Ngắn Hạn

Tỉ số càng cao, khả năng thanh toán càng lớn. Nếu công ty có tỉ số nhỏ hơn 1, điều đó có nghĩa là công ty có ít tài sản ngắn hạn hơn các khoản nợ ngắn hạn.

Đấy là dấu hiệu rủi ro tài chính. Bởi vì nó không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên tí số này cũng là một đo lường thiếu sót. Bởi vì nó đã bỏ qua tính thanh khoản của các yếu tố riêng biệt trong tổng tài sản ngắn hạn. Công ty có tài sản hiện tại chủ yếu là tiền mặt và các khoản phải thu không quá hạn thường được xem có tính thanh khoản tốt hơn công ty khi tài sản hiện tại chủ yếu là hàng tồn kho.

Tỉ Số Thanh Toán Nhanh = (Tổng Tài Sản Ngắn Hạn – Hàng Tồn Kho) / Tổng Nợ Ngắn Hạn

Đây là phương pháp đo lường tính thanh khoản thận trọng hơn so với tỉ số thanh toán nợ ngắn hạn ở trên. Tỉ số này đóng vai trò bổ sung cho tỉ số thanh toán ngắn hạn trong việc phân tích thanh khoản.

Hàng tồn kho được trừ đi trong tổng tài sản ngắn hạn. Nó chỉ tập trung chủ yếu vào tính thanh khoản cao của các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn và các phải thu.

2.4 Hàng Tồn Kho

2.4.1 Công thức tính hàng tồn kho

Đây là các sản phẩm của công ty được lưu kho để bán cho khách hàng. Chúng ta tính vòng quay hàng tồn kho để xem xét công ty đã quản lý kho thế nào

Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho = Giá Vốn Hàng Bán / Bình Quân Hàng Tồn Kho

Bình Quân Hàng Tồn Kho = (Hàng Tồn Kho Đầu Kỳ + Hàng Tồn Kho Cuối Kỳ) / 2

Nó cho chúng ta biết số lần hàng tồn kho được chuyển thành các khoản phải thu thông qua việc bán hàng trong năm.

Tỉ số này cũng giống như các tỉ số khác. Nó cần phải được đánh giá trong quá khứ và tương lai.

Đánh giá trong các công ty tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp hoặc cả hai.

Chỉ số cao hàm ẩn việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn và luân chuyển tốt hơn. Tuy nhiên, trong vài trường hợp chỉ số cao lại chỉ ra những khó khăn đang duy trì.

Do đó nó có thể là dấu hiệu của việc duy trì mức tồn kho quá thấp, dẫn đến thiếu hụt hàng tồn kho thường xuyên.

Chỉ số thấp thường là dấu hiệu dư thừa, hàng di chuyển chậm hay mặt hàng cũ lỗi thời trong kho. Các công ty sản xuất có lợi thế cạnh tranh ổn định thường không có các mặt hàng quá hạn, cái yêu cầu phải hủy bỏ gây ảnh hưởng đến thu nhập.

2.4.2 Thời Gian Tồn Kho Bình Quân (ITD)

Một công cụ đo lường khác của hàng tồn kho là thời gian tồn kho bình quân (ITD)

ITD = 365 / Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho

hoặc tương đương

=(Hàng Tồn Kho x 365) / Giá Vốn Hàng Bán

Nó cho ta biết trung bình bao nhiêu ngày trước khi hàng tồn kho chuyển thành các khoản phải thu qua thông qua bán hàng.

2.5 Các Khoản Phải Thu

Các khoản phải thu được ghi nhận khi công ty bán sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng dưới hình thức tín dụng. Nó được hiểu là khoản nợ của khách hàng trong khoản thời gian ngắn.

Sẽ xuất hiện những khoản nợ xấu do khách hàng không thanh toán. Khoản phải thu ròng là các khoản phải thu trừ đi nợ xấu.

Một vài công ty đưa ra các điều khoản thanh toán tốt hơn cho khách hàng để cố gắng đạt được lợi thế trong các ngành kinh doanh cạnh tranh.

Điều này dẫn đến doanh thu bán hàng tăng và các khoản phải thu cũng tăng theo. Nếu công ty có tỉ lệ khoản phải thu ròng trên lợi nhuận gộp thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, họ đang có lợi thế cạnh tranh mà đối thủ không có.

Các khoản phải thu đo lường khả năng thanh khoản hay khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tăng thêm dòng tiền.

Chỉ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu

Chỉ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu = Tổng Doanh Thu Bán Chịu Trong Năm / Bình Quân Khoản Phải Thu

Bình Quân Các Khoản Phải Thu = (Khoản Phải Thu Đầu Kỳ + Khoản Phải Thu Cuối Kỳ) / 2

Chỉ số nói lên số lần khoản phải thu chuyển thành tiền mặt trong năm. Chỉ số cao cho thấy công ty thu hồi hiệu quả các khoản bán chịu.

Công ty có tỉ lệ cao khách hàng tốt sẽ thanh toán nợ nhanh chóng. Ngược lại, chỉ số thấp là do công ty có quy trình thu hồi nợ kém.

Việc so sánh chỉ số giữa các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng. Nó giúp nhận biết được tỉ số bình thường là bao nhiêu.

Nếu một công ty có chỉ số cao hơn, đó là nơi an toàn để đầu tư.

2.6 Bất Động Sản, Nhà Máy và Thiết Bị

Nó cũng được gọi là tài sản cố định. PP&E là những tài sản dài hạn có giá trị sử dụng trên 1 năm. Nó không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Một công ty đầu tư vào tài sản cố định cũng là một dấu hiệu tốt cho nhà đầu tư. Các nhà quản lý có niềm tin vào triển vọng dài hạn khi họ hy vọng tài sản cố định sẽ tạo ra lợi ích kinh tế . Nó góp phần tăng doanh thu trong nhiều năm. Đầu tư vào tài sản cố định cũng được gọi là khoản đầu tư vốn.

Nhưng nếu nó được bán để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh. Đó lại là tín hiệu xấu về tài chính.
Một công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài. Họ sẽ có khả năng tự mua bất kỳ tài sản cố định mới nào mà không cần vay ngân hàng.

Họ cũng không cần phải liên tục nâng cấp tài sản cố định để cạnh tranh hơn khi nó đã cũ. Nhưng một công ty không có lợi thế cạnh tranh buộc phải vay nợ để nâng cấp máy móc liên tục, theo kịp đối thủ.

Thêm vào đó, việc sản xuất một sản phẩm phù hợp không cần phải thay đổi nhiều cân bằng với lợi nhuận ổn định. Vì thế họ cũng không cần phải chi quá nhiều tiền để nâng cấp máy móc thiết bị.

2.7 Đầu Tư Dài Hạn

Nó là các khoản đầu tư của công ty, bao gồm cố phiếu, trái phiếu, bất động sản và tiền mặt. Nó cho ta biết về tư duy đầu tư của các nhà quản lý cấp cao. Họ có đang đầu tư vào những ngành kinh doanh có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không? Hay họ đang đầu tư kinh doanh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.

2.8 Nợ Ngắn Hạn

Đây là nghĩa vụ phải trả cho các khoản nợ đáo hạn trong một năm. Nó bao gồm các khoản phải trả, chi phí ước tính, nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác

2.9 Các Khoản Phải Trả

Trái ngược với các khoản phải thu. Đây là khoản tiền nợ phải trả các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các khoản mua chịu. Khoản phải trả thường là một trong những tài khoản nợ ngắn hạn có số dư lớn nhất trong bảng cân đối kế toán.

Công ty cố gắng kiểm soát dòng tiền bằng cách khớp ngày thanh toán. Nghĩa là họ sẽ thu tiền từ các khoản phải thu trước khi thanh toán cho nhà cung cấp.

Tỉ số giữa tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn giúp xác định xem công ty còn tiếp tục có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.

Các nhà phân tích hay người cho vay thường sử dụng chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

2.10 Nợ Ngắn Hạn

Là các khoản vay ngân hàng hoặc thương phiếu phát hành để vận hành kinh doanh. Vay ngân hàng ngắn hạn và cho vay lại dưới hình thức dài hạn cũng có thể kiếm được tiền.

Tuy nhiên chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề tài chính nếu lãi suất vay ngắn hạn vượt qua lãi suất cho vay. Thêm vào đó, khi chúng ta cho vay hết tiền trong dài hạn. Sau đó chủ nợ quyết định không cho vay thêm bất kỳ khoản ngắn hạn nào nữa. Nó sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính trong dài hạn. Ta phải thanh toán lại các khoản đã vay trong ngắn hạn và cho vay dài hạn. Cách thông minh nhất và an toàn nhất là vay dài hạn và cho vay dài hạn.

2.11 Nợ Dài Hạn Đến Hạn Thanh Toán

Các khoản phải thanh toán trong năm được ghi nhận là các khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán. Nếu có quá nhiều nợ đến hạn phải thanh toán trong năm sẽ dẫn đến vấn đề về dòng tiền. Khoản đầu tư xem như chết. Vì thế chúng ta không nên giao dịch với các công ty có nhiều nợ đến hạn thanh toán.

2.12 Nợ Dài Hạn

Ngược lại với nợ ngắn hạn, đây là khoản nợ không cần phải thanh toán trong năm hoặc trong kỳ kế toán.

Công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài sẽ có số dư nợ dài hạn thấp hoặc không có trên bảng cân đối kế toán. Bởi vì họ là những công ty có lợi nhuận cao nên họ tự cấp vốn khi cần mở rộng các hoạt động kinh doanh.

Vì vậy họ không cần phải đi vay một khoản tiền lớn.

2.13 Chỉ Số Đòn Bẩy Tài Chính

Nó là công cụ đo lường tài chính. Nó giúp xem xét nguồn vốn đến từ các khoản nợ là bao nhiêu hoặc đánh giá khả năng một công ty đáp ứng các khoản nợ tài chính.

Chỉ Số Đòn Bẩy Tài Chính = Tổng Nợ / Vốn Chủ Sở Hữu

Nó trình bày tỉ lệ phần trăm của nguồn tài chính đến từ chủ nợ hay các nhà đầu tư. Chỉ số giúp ta xác định được một công ty có đang sử dụng nợ để cung cấp tài chính cho hoạt động kinh doanh hay vốn sở hữu (bao gồm cả lợi nhuận giữ lại).

Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, sử dụng khả năng kiếm tiền để cung cấp tài chính cho hoạt động kinh doanh. Chỉ số nợ trên vốn sở hữu sẽ thấp hơn 1. Ngược lại chỉ số cao hơn sẽ là nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

2.13.1 Vấn đề khi sử dụng

Tuy nhiên cũng có vấn đề khi sử dụng chỉ số đòn bẩy tài chính. Công ty có lợi thế cạnh tranh, họ sẽ thường dùng lợi nhuận giữ lại để mua lại cổ phiếu.

Điều này dẫn đến vốn sở hữu giảm xuống. Đồng nghĩa chỉ số nợ trên vốn sở hữu sẽ tăng lên. Trong trường hợp này, chúng ta nên cộng thêm cổ phiếu quỹ (cố phiếu được mua lại) vào vốn chủ sở hữu khi tính toán chỉ số đòn bẩy tài chính.

Thêm vào đó, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, cổ phiếu ưu đãi được tính trong tổng nợ hơn là trong vốn chủ sở hữu khi chỉ số đòn bẩy được tính.

Nền kinh doanh khác nhau sẽ có chỉ số khác nhau. Sự so sánh chỉ số nợ trên vốn cho các công ty cùng chung lĩnh vực kinh doanh sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của công ty.

2.13.2 Chỉ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản

Chỉ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản = Tổng Nợ / Tổng Tài Sản

Đây cũng là một trong những chỉ số đòn bẩy tài chính. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoản nợ. Một tỉ lệ cao nợ trên tài sản sẽ là một rủi ro tài chính cao. Chỉ số thấp hơn, rủi ro tài chính thấp hơn.

2.14 Vốn Chủ Sở Hữu

Vốn Chủ Sở Hữu = Tổng Tài Sản – Tổng Nợ

Nó trình bày khoản tiền sẽ được trả về cho các cổ đông khi các tài sản được thanh lý và các khoản nợ đã được trả. Vốn chủ sở hữu cũng được thể hiện dưới hình thức nguồn vốn công ty và khoản lợi nhuận giữ lại trừ đi giá trị của cố phiếu quỹ.

Vốn chủ sở hữu có thể là số âm hay dương. Nếu là số dương, công ty có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ. Khi nó là số âm. Các khoản nợ công ty đã vượt quá tài sản nó có. Công ty được coi là mất khả năng thanh toán. Vì thế một công ty có vốn chủ sở hữu là âm sẽ rất là rủi ro và không an toàn để đầu tư.

Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) được sử dụng để đo lượng xem các nhà quản lý công ty đã sử dụng vốn từ cổ đông hiểu quả thế nào để phát sinh lợi nhuận.

2.15 Vốn Cổ Phần

Vốn cổ phần bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi và vốn góp bổ sung. Cổ phần công ty là khoản tiền tăng lên do bán cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi

2.15.1 Cổ Phiếu Thường

Nó thể hiện quyền sở hữu công ty. Người nắm giữ cổ phiếu thường là những người chủ công ty. Họ có quyền bầu chọn ban giám đốc. Họ sẽ được nhận cổ tức nếu ban điều hành bỏ phiếu cho việc chi trả cổ tức.

Khi công ty bị giải thể. Các cổ đông phổ thông sẽ không nhận được tiền cho đến khi các chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu tiên nhận được phần tương ứng của họ.

2.15.2 Cổ Phiếu Ưu Đãi

Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết. Nhưng họ có quyền đến các cổ tức cố định hay chỉnh sửa. Cái cần phải thanh toán cho họ trước khi thanh toán cho các cổ đông phổ thông.

Cổ đông ưu tiên cũng được ưu tiên hơn so với cố đông phổ thông khi công ty rơi vào tình trạng phá sản. Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ không có xu hướng phát hành các cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình. Họ kiếm được nhiều tiền để tự cung cấp tài chính cho chính họ.

Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi được báo cáo theo mệnh giá tại thời điểm bán. Số tiền thực tế nhận được cao hơn so với mệnh giá. Nó sẽ được ghi nhận như khoản vốn góp bổ sung.

2.16 Lợi Nhuận Giữ Lại

Lợi nhuận ròng có thể dùng để trả cổ tức. Sử dụng để mua lại cổ phần, hoặc dùng để tái đầu tư cho mục đích phát triển. Khoản tiền không chi trả cổ tức được tính như khoản lợi nhuận giữ lại. Nếu thu nhập được giữ lại, không chi trả cổ tức.

Họ có thể cải thiện đáng kể bức tranh kinh tế dài hạn cho doanh nghiệp. Nhiều thu nhập được công ty giữ lại. Khoản lợi nhuận giữ lại càng tăng nhanh. Điều này làm tăng tốc độ tăng trưởng cho các khoản thu nhập trong tương lai.

ROE cao có nghĩa là công ty đang sử dụng tốt khoản thu nhập được giữ lại. Thời gian trôi qua, chỉ số cao sẽ cộng thêm và làm tăng giá trị nền tảng của doanh nghiệp. Cái cuối cùng được thị trường chứng khoán công nhận thông qua việc giá cố phiếu công ty tăng cao.

2.17 Cổ Phiếu Quỹ

Nó trình bày số lượng cổ phần được mua lại từ thị trường mở. Số tiền thanh toán cho các cổ phiếu sẽ làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu.

Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Họ sẽ có nhiều tiền nhàn rỗi để mua lại các cổ phần. Họ sẽ nắm giữ nó như cổ phiếu quỹ. Nó làm giảm vốn cổ phần của công ty một cách hiệu quả. Nó làm tăng khoản hoàn trả cho vốn chủ sở hữu.

Đó là dấu hiệu của lợi thế cạnh tranh. Nói tóm lại, khi chúng ta nhìn thấy số dư của cố phiếu quỹ trên bảng cân đối kế toán và tham khảo đến lịch sử mua lại cổ phần. Đó chính là dấu hiệu tốt của công ty có lợi thế cạnh tranh lâu bền.

phân tích báo cáo tài chính công ty

3. Báo Cáo Luân Chuyển Tiền Tệ

Bao gồm các khoản tiền mặt kiếm được thông qua các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Nó giúp theo dõi các dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp.

3.1 Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

Phần đầu tiên được bắt đầu với thu nhập ròng. Sau đó cộng lại các khoản khấu hao hay phân bổ được xem là các khoản mục không phải tiền. Các giao dịch hoạt động kinh doanh như mua, bán hàng tồn kho, thanh toán cho nhà cung cấp, nhân viên nằm trong mục đầu tiên

3.2 Dòng Tiền Từ Đầu Tư

Đây là phần thứ 2 của báo cáo luân chuyển tiền tệ. Nó bao gồm khoản tiền chi cho tài sản cố định, liên quan đến chi phí vốn (Capex).

Capex là nguồn quỹ sử dụng để mua lại, nâng cấp, và duy trì tài sản cố định. Đó là bất động sản, tòa nhà, máy móc công nghệ. Chi phí vốn của một công ty phụ thuộc vào ngành kinh doanh nó đang hoạt động.

Nếu Capex duy trì ở mức cao trong một vài năm. Nó có thế có tác động sâu đến thu nhập.

Chúng ta hãy nhìn vào Capex trong vòng 10 năm, so sánh với thu nhập ròng cùng thời điểm 10 năm.

Công ty có chi phí vốn nhỏ hơn 50% so với thu nhập ròng hàng năm. Đó là dấu hiệu tốt của một lợi thế cạnh tranh bền vững

3.3 Dòng Tiền Từ Hoạt Động Tài Chính

Phần cuối cung cấp cái nhìn tổng quát về khoản tiền được sử dụng trong các hoạt động tài chính. Nó giúp theo dõi trái phiếu cổ phiếu bán ra và mua lại, cổ tức được thanh toán bao nhiêu.

Nó rất hữu ích. Giúp xác định công ty đã tăng tiền mặt cho việc phát triển kinh doanh như thế nào.

Khi công ty sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để mua lại cổ phần. Số lượng cổ phần vốn sẽ giảm. Điều này dẫn đến việc thu nhập trên cổ phần tăng. Cái cuối cùng sẽ làm giá cổ phiếu tăng cao. Đó là sự gia tăng giàu có cho các cổ đông
N

Nói tóm lại, việc phân tích báo cáo tài chính công ty đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư sử dụng nó như một tham số chính yếu. Giúp đánh giá khả năng sinh lời hay rủi ro trong đầu tư. Sẽ không có quyết định đầu tư nào được đưa ra nếu không có việc xem xét phân tích báo cáo tài chính




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024