Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/04/2021 21:04 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
5 YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP


Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững với doanh thu và lợi nhuận ổn định thì chắc chắn cần phải có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Có thể nói, chiến lược kinh doanh chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của cả một doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Acabiz sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chiến lược kinh doanh là gì? Đâu là những yếu tố tạo nên một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Theo định nghĩa cơ bản thì chiến lược kinh doanh là một kế hoạch, chương trình bài bản mà doanh nghiệp xây dựng lên để thực hiện các mục tiêu kinh doanh then chốt, giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận và doanh thu cao. Nội dung của một chiến lược kinh doanh thường bao gồm các hành động chi tiết, phương hướng thực hiện cụ thể để đảm bảo hoàn thành tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh từ nhỏ đến lớn mà doanh nghiệp đã đề ra.

Đồng thời, chiến lược kinh doanh cũng bao gồm cả những kế hoạch và chiến thuật kinh doanh. Chiến thuật kinh doanh là hình thức phù hợp để sử dụng trong chiến lược. Kế hoạch kinh doanh là những hoạt động triển khai để thực hiện chiến lược thành công. Chiến lược kinh doanh mang ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp, phác thảo đầy đủ những chiến thuật và kế hoạch cần làm giúp cho doanh nghiệp từng bước đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá và tìm hiểu dựa trên rất nhiều các yếu tố khác nhau, từ bên ngoài đến bên trong, từ các điểm mạnh hay điểm yểu,… Và trong suốt quá trình đưa chiến lược kinh doanh vào triển khai, doanh nghiệp cũng có thể có những thay đổi trong chiến thuật, hành động để đảm bảo sự hiệu quả và phù hợp hơn với các yếu tố ảnh hưởng trong suốt quá trình đó.

Ba cấp chiến lược kinh doanh cơ bản hiện nay bao gồm:

- Cấp chiến lược kinh doanh toàn doanh nghiệp

- Cấp chiến lược kinh doanh đơn vị kinh doanh

- Cấp chiến lược kinh doanh chức năng

Chiến lược kinh doanh thành công dựa vào những yếu tố nào?

Mục tiêu chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lược là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần hướng tới để xây dựng một chiến lược kinh doanh chất lượng. Đây cũng là cơ sở đầu tiên để những người làm kinh doanh tạo ra các định hướng tiếp theo về các hoạt động, chiến thuật cụ thể trong nội dung chiến lược kinh doanh.

Nếu như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới lợi nhuận thì các hoạt động triển khai phải tập trung vào nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường mục tiêu. Còn nếu doanh nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng thì cần quan tâm đến các hoạt động hướng đến đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh hoặc các nhiệm vụ làm thế nào để thu hút được khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ty.

Yếu tố mục tiêu chiến lược được phát triển dựa trên thực tiễn đánh giá liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và các giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế mà trong xây dựng chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư phải chú trọng vào việc lựa chọn mục tiêu nếu muốn đảm bảo mô hình kinh doanh được triển khai hiệu quả và dài lâu.

>> 8 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết trong công việc

>> Bỏ túi bí quyết xây dựng đội ngũ nhân lực hiệu quả

Phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay. Xác định được phạm vi chiến lược là cách mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và lựa chọn ra phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.

Một số những vấn đề trong trong phạm vi chiến lược mà doanh nghiệp cần làm sáng tỏ giới hạn đó chính là: thị trường mục tiêu, khách hàng, vị trí chiến lược, sản phẩm, giá trị cốt lõi,…Từ những vấn đề này,… Sau cùng, việc phân tích kỹ lưỡng những giới hạn của các vấn đề trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực triển khai chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu đặt ra của khách hàng và thị trường.

Yếu tố giá trị khách hàng

Yếu tố khách hàng và cơ hội cạnh tranh được coi là nội dung trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đừng vội tạo ra những ý tưởng khác biệt, điều nên làm để giúp các doanh nghiệp thu lại lợi nhuận nhanh chóng đó chính là xác định giá trị cốt lõi mà khách hàng thực sự mong muốn với dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua việc xác định giá trị khách hàng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để vạch ra các kế hoạch chi tiết với mục tiêu là làm thỏa mãn những nhu cầu đó. Và tất nhiên chẳng khách hàng nào lại từ chối bỏ tiền ra để mua những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Yếu tố hệ thống hoạt động

Để có thể truyền tải thành công những giá trị và lợi ích mà sản phẩm đem lại tới khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống hoạt động đầy đủ các tiêu chuẩn. Một hệ thống hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp là một hệ thống có sự phối kết hợp giữa các phòng ban từ kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng,…bằng các hình thức tiếp cận khách hàng chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chuỗi giá trị vượt bậc, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.

Yếu tố năng lực 

Xác định được yếu tố năng lực cốt lõi giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh của mình trong chiến lược kinh doanh, tạo tiền đề để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, thông qua năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cũng sẽ nhanh chóng định hướng được mục tiêu phát triển bền vững và đa dạng hóa lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh của mình.

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là vũ khí mạnh mẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và có những bước phát triển đột phá. Đừng quên rằng, để xây dựng chiến lược kinh doanh bạn phải kết hợp đầy đủ tất cả các yếu tố quan trọng được liệt kê trong bài viết trên đây. Chúc các bạn thành công.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024