Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/03/2021 04:03 # 1
vodongtrinh
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/80 (48%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 01/09/2019
Bài gởi: 318
Được cảm ơn: 1
Bạn không phải chịu trách nhiệm với hạnh phúc của bất kỳ ai khác!


Hãy ghi nhớ điều này: Bạn không phải chịu trách nhiệm với hạnh phúc của bất kỳ ai khác!
Ranh giới chính là những giới hạn chúng ta tự thiết lập cho chính mình. Ví dụ như hồi bé chúng ta đã tự vạch ra ranh giới vật lý bằng cách chia bàn với bạn ngồi cạnh, tuyên bố đây là đường biên bất khả xâm phạm giữa hai người.
Ngoài ranh giới vật lý, còn một loại khác đó là ranh giới cảm xúc: chính là giới hạn về khả năng cảm xúc của mỗi người, trong mối liên kết với nhu cầu và đòi hỏi về mặt cảm xúc của người khác.
Ranh giới cảm xúc cũng giúp bạn không phải chấp nhận chỉ trích hoặc chịu trách nhiệm với cảm xúc của người khác. Chúng bảo vệ bạn khỏi sự áy náy với cảm xúc hoặc vấn đề của người khác. Chẳng hạn như chúng giúp bạn không phải gồng mình bù đắp thất vọng của ai đó, xoa dịu cơn giận dữ của họ hay miễn cưỡng khiến họ cảm thấy hạnh phúc.
Ranh giới cảm xúc giúp chúng ta tự vệ, tránh bị mắc kẹt hoặc thao túng bởi cảm xúc của người khác. Thiết lập và duy trì ranh giới cảm xúc không phải là vô cảm với mọi người xung quanh; bạn vẫn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và thấu hiểu cảm xúc của họ – chỉ là bạn không phải chịu trách nhiệm. Bạn cũng không cần thể hiện mình là người cứu rỗi, giải thoát cho họ khỏi những cảm xúc họ đang phải đối mặt.
Ranh giới cảm xúc là rất cần thiết và linh hoạt: Chúng cho phép bạn can dự vào cảm xúc của người khác nếu thời điểm thích hợp hay lùi bước và duy trì khoảng cách an toàn nếu một bên hoặc đôi bên cảm thấy đối phương phải tự chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình.
☑ Nhận biết những thời điểm mà ranh giới cảm xúc trở nên lỏng lẻo.
Điều này xảy đến khi bạn cảm thấy mình bị ảnh hưởng quá mức bởi tâm trạng của người khác – ví dụ như khi bạn phải bỏ dở việc đang làm chỉ để đáp ứng nhu cầu cảm xúc tức thời của ai đó. Cũng có thể là khi bạn can dự quá mức vào những vấn đề cảm xúc của người khác, chẳng hạn như một người bạn đang rơi vào khủng hoảng sau thất tình.
☑ Đặt ra những giới hạn.
Xác định điều gì bạn sẵn lòng hoặc không sẵn lòng chấp nhận liên hệ với nhu cầu cảm xúc, đòi hỏi và hành vi của người khác. Điều này không có nghĩa là tách biệt hoàn toàn với thế giới xung quanh mà là đặt ra một thước đo để biết mình cư xử mềm mỏng hay chỉ là cái thảm chùi chân của người khác. Những ranh giới được sinh ra không phải để trừng phạt người khác mà để mưu cầu hạnh phúc và tự vệ. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn bình tĩnh, vững vàng, và quyết đoán.
☑ Đừng cố gắng trở thành chuyên viên giải tỏa cảm xúc.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Mình có cần phải nhúng tay vào chuyện này không? Hay cứ để họ tự tìm cách giải quyết phù hợp?” Hãy tin tưởng và tôn trọng giải pháp, trải nghiệm và cách biểu lộ tình cảm riêng của người khác. Bạn vẫn có thể ở đó, sẵn sàng ra tay hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn và chia vui với họ.
☑ Hình dung.
Tưởng tượng một đường kẻ hoặc một hàng rào là giới hạn xác định bạn có thể đi bao xa. Hoặc hình dung và lắng nghe tiếng bản lề rạn nứt khi cánh cửa giới hạn của bạn đóng sập lại.
☑ Bất cứ khi nào nhận ra mình đang soi mói tâm tư của người khác, hãy hướng sự chú ý vào chính mình. Một cách rất đơn giản đó chính là tự véo mình một cái, xua tay, lắc đầu hoặc hít thở thật sâu.
_________
Từ ''Không là thinh với cảm xúc'' - Một cuốn sách cùng bạn nhận diện và sơ cứu cảm xúc

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024