Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/03/2021 19:03 # 1
vodongtrinh
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/80 (48%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 01/09/2019
Bài gởi: 318
Được cảm ơn: 1
Uống hết vỉ thuốc tránh thai mà chưa có kinh? Lý Do và Xử Lý


THUỐC TRÁNH THAI HÀNG NGÀY

Là loại thuốc tránh thai đường uống, được chia làm hai loại thông dụng trên thị trường hiện nay là vỉ 21 viên và vỉ 28 viên.

Thuốc tránh thai hàng ngày Regulon

Thuốc tránh thai hàng ngày

Tác dụng tránh mang thai ngoài ý muốn của thuốc tránh thai hàng ngày có được dựa vào cơ chế tác dụng của các dược chất chính (các nội tiết tố nữ như estrogen hoặc progesterone) tác động làm:

  • Ngăn cản quá trình rụng trứng
  • Tăng độ đặc quánh của lớp nhầy cổ tử cung nhằm cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào buồng tử cung gặp trứng và thụ tinh.
  • Thay đổi tính chất của niêm mạc tử cung khiến trứng sau thụ tinh không làm được tổ.
  • Ngoài ra, thuốc tránh thai còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau hơn khi đến ngày kinh hay một số thuốc ngừa thai còn có công dụng điều trị mụn cho người sử dụng…

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG

  • 04 nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có hiệu quả là:
  1. Uống viên thứ nhất vào ngày đầu của chu kỳ kinh. Nếu uống thuốc tránh thai vào ngày thứ 3 – 5 của chu kỳ kinh thì ta cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai có màng chắn (như bao cao su, màng phim) hoặc kiêng giao hợp trong 07 ngày đầu khi dùng thuốc để đạt được hiệu quả ngừa thai cao nhất.
  2. Uống thuốc lần lượt theo chiều hướng dẫn có ghi trên vỉ thuốc cho tới khi hết vỉ.
  3. Uống 01 viên/ ngày.
  4. Uống đều đặn vào một giờ cố định. Tránh quên dùng thuốc.
  • Đối với vỉ 21 viên:

Sau khi dùng hết vỉ thuốc thì nên nghỉ tối đa 7 ngày mới sử dụng sang vỉ tiếp theo (nếu còn tiếp tục muốn tránh thai bằng phương pháp này). Thông thường bạn sẽ có hành kinh trong thời gian nghỉ dùng thuốc này.

  • Đối với vỉ 28 viên:

Trong đó có 21 viên chứa nội tiết tố (có tác dụng tránh thai) và 07 viên giả dược (không có tác dụng tránh thai mà có công dụng giúp bạn tránh quên dùng thuốc khi chuyển sang vỉ mới). Vì vậy, đối với vỉ 28 viên thì bạn có thể dùng hoặc không dùng 07 viên giả dược. Trong thời gian sử dụng 07 viên giả dược này thì bạn có thể ra máu âm đạo (hành kinh).

Ở đây sẽ có nhiều bạn đặt dấu hỏi cho việc xuất hiện hành kinh. Vậy nếu sau khi dừng thuốc mà chưa xuất hiện kinh nguyệt thì ta cần xử trí như thế nào?

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHÔNG CÓ KINH SAU KHI SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI

Không có kinh nguyệt

Không có kinh nguyệt

  • Do tác dụng không mong muốn của thuốc tránh thai có thể làm chậm kinh hoặc mất kinh (tùy vào cơ địa của người dùng).
  • Yếu tố tâm lý căng thẳng, stress, áp lực từ công việc, cuộc sống… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chậm kinh hoặc mất kinh.
  • Lối sống không lành mạnh (thức khuya, mất ngủ kéo dài, sử dụng các chất kích thích liên tục trong thời gian dài như rượu, bia, caffe pha đặc, thuốc lá…). Chế độ ăn không hợp lý, trong thời gian sử dụng thuốc sử dụng nhiều những thực phẩm kéo dài thời gian có kinh như đậu lăng, mùi tây, chanh tươi, giấm…
  • Đang sử dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh khác có tương tác với thuốc tránh thai hoặc có tác dụng phụ là ảnh hưởng tới kinh nguyệt gây mất kinh hoặc chậm kinh ở phụ nữ.
  • Phương pháp dùng thuốc tránh thai vẫn cho kết quả cao nhưng một tỉ lệ rất nhỏ khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là những lúc bạn quên dùng thuốc và có giao hợp với bạn tình trong thời gian đó, điều này cũng là nguyên nhân bạn chưa có kinh sau khi dùng hết những viên thuốc tránh thai theo chỉ dẫn.
  • Ngoài ra, việc vận động quá sức hoặc tăng, giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân gây chậm kinh, đôi khi diễn ra trùng với thời gian dùng thuốc tránh thai nên bạn có thể không nghĩ tới những biểu hiện này là yếu tố gây chậm kinh.

CÁCH XỬ TRÍ CHẬM KINH SAU KHI DÙNG HẾT VỈ THUỐC

  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể sau khi dùng thuốc như chậm kinh kèm theo đau bụng dưới, có khí hư khác thường, cơ thể mệt mỏi…nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản – phụ khoa để được tư vấn và thăm khám cụ thể.
  • Nếu chưa có kinh trở lại từ 10 ngày trở lên thì cần đến các cơ sở y tế để sàng lọc khả năng mang thai.
  • Thay đổi, thích nghi với môi trường sống và làm việc nhằm giải tỏa và tránh các stress, áp lực.
  • Có lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Tập luyện đều đặn vừa với sức của bản thân nhằm duy trì thể trạng tốt cho cơ thể, đồng thời tránh gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng. Tránh tình trạng kiêm khem hay ăn không điều độ gây tăng hoặc giảm cân quá mức làm thay đổi lượng nội tiết trong cơ thể dẫn đến kinh nguyệt bất thường. Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRÁNH THAI:

  • Không sử dụng cho phụ nữ nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên và sử dụng nhiều chất kích thích trong thời gian dài như thuốc lá…
  • Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người có tiền sử hay bệnh lý về tắc nghẽn mạch máu, có bệnh lý về vú (như ung thư vú), tim mạch, huyết áp cao hay đái tháo đường, bệnh lý về gan (viêm gan siêu virus, ung thư gan)…
  • Người đang có bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục như ung thư cổ cung, u nang buồng trứng…ta nên điều trị hoặc cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống lao (rifampicin), thuống an thần – chống động kinh (carbamazepin…), kháng sinh, chống nấm…có thể làm ảnh hưởng tới công dụng của thuốc tránh thai.
  • Trong trường hợp ra máu âm đạo bất thường hay có các biểu hiện đau bụng dưới, mệt mỏi….thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Trên đây là chia sẻ của mình về vấn đề chậm kinh sau dùng thuốc tránh thai. Hi vọng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc dành cho bạn trong việc sử dụng thuốc có tác dụng ngừa thai. Chúc các bạn thành công!

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024