Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/03/2021 22:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Kỹ năng làm chủ bản thân


Tại sao có những người chăm chỉ đọc sách mỗi ngày thay vì cắm đầu vào mạng xã hội?

Trong khi bạn còn đang đắm chìm trong những giấc ngủ nướng quá trưa và bị rất nhiều cám dỗ trong cuộc sống lôi kéo. Điều gì khiến bạn trở nên như vậy?

Đó xuất phát tự việc vô kỷ luật, hành động theo cảm tính, theo những gì bạn mong muốn nhất thời mà quên đi mong muốn dài lâu. Để khắc phục được điều này, ta cần biết tự chủ và biết kiềm chế trước những cám dỗ cuộc đời.

Đặc biệt, ở lứa tuổi mới lớn, các bạn còn chưa nhận thức hết được những hành động mình làm trong khi bên ngoài cuộc sống có quá nhiều điều thú vị, tò mò khiến các em dễ lao vào một cách mê muội. Hậu quả lớn nhất các em phải trả đó là sức khỏe, thời gian ở cái tuổi còn đang đi học. Nhiều bạn không làm chủ được bản thân đã bị lôi kéo vào các tai tệ nạn xã hội, bỏ học, bỏ gia đình vì cám dỗ của đồng tiền để phục vụ ham muốn, vui chơi nhất thời của bản thân.

Dưới đây là một số cách để các em nâng cao khả năng tự chủ của bản thân để trở thành một công dân kỷ luật và gương mẫu:

1, Tự nhận thức.

Trước hết là tự nhận thức được bản thân mình về những điểm tốt và điểm yếu kém để khắc phục và sửa chữa. Sau đó, nhận thức về hành vi thái độ của bản thân để hành động đúng đắn. Qúa trình này đòi hỏi bạn phải xem xét kỹ lưỡng, viết ra những mục tiêu, tham vọng và mong ước của mình. Chỉ có như vậy, bạn mới không bị lạc lối, có chính kiến và con đường riêng của mình để phấn đấu.

2, Ý thức về hành động của mình.

Tự chủ phụ thuộc vào việc bạn ý thức được điều gì nên và không nên làm. Nếu bạn không ý thức được việc đó, hành động của bạn không được điều chỉnh phù hợp rất dễ lạc hướng. Hãy bắt đầu sự tự chủ bằng những việc nhỏ nhất như lập thời gian biểu và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Dần dần thói quen sẽ được hình thành và bạn không còn cảm thấy khó khăn với việc kỷ luật chính bản thân mình nữa.

3, Kiên định với mục tiêu đề ra.

Cuộc đời mang đến cho ta nhiều điều mới lạ nhưng cũng thật khiến ta đắm chìm và bị lôi kéo. Nếu bạn không có niềm tin và sự kiên định với hành động bạn làm, bạn sẽ bị những thú vui đó làm cho mờ mắt. Đơn giản như, nếu bạn không quyết tâm dậy từ lúc 5h để học bài, khi chuông reo lên bạn sẽ tìm mọi lý do để an ủi bản thân bạn để có thể ngủ tiếp, rồi cứ như vậy bạn trở thành người vô kỷ luật lúc nào không hay.

4, Sự dũng cảm.

Để có được tự chủ bạn phải là người bản lĩnh để gạt bỏ cảm xúc, ham muốn luôn chống lại sự quyết tâm của bạn. Việc thực hiện những công việc đòi hỏi tính tự chủ sẽ rèn luyện cho bản thân sự tự tin, dũng cảm và lòng kiên định.

5, Luôn đánh giá lại mình.

Rèn luyện sự kiểm soát của bản thân bằng cách tự đánh giá xem mình đã làm được gì và chưa làm được gì, có sự thay đổi tích cực hơn so với trước kia hay không. Từ đó, tự động viên và khuyến khích hoặc điều chỉnh lại mức độ sao cho phù hợp và có hiệu quả với mình. Cái giá của kỷ luật là sự thành công và vô vàn thay đổi tích cực mà nó đem lại.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024