Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/03/2021 21:03 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra bão không gian ở Bắc Cực


Các nhà nghiên cứu cho biết bất cứ hành tinh nào có ly tử thể (plasma) và từ trường đều có thể trở thành nạn nhân của những cơn bão không gian dữ dội.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra bão không gian ở Bắc Cực - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình minh họa cơ bão không gian, đang trút plasma xuống cực Bắc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một cơn bão như thế với đường kính lên đến 1.000 km trong tầng khí quyển cao của Trái Đất.

Cơn bão không gian này kéo dài gần 8 giờ đồng hồ vào ngày 20/8/2014 cùng với hàng trăm xoáy cuộn cao hàng km phía bên trên cực Bắc từ của Trái Đất.

Cơn bão này được hình thành bởi vô số những đường từ trường hỗn độn và gió mặt trời tốc độ cao nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy vậy, bốn vệ tinh thời tiết đi qua Bắc Cực đã phát hiện ra một hiện tượng không giống với một cơn bão bình thường trên mặt đất. Cơn bão không gian này có hình dạng giống như một cái phễu có một "con mắt" tĩnh lặng ở trung tâm, xung quanh là những nhánh xoắn ốc plasma ngược chiều kim đồng hồ.

Thay vì gây ra những cơn mưa là những giọt nước, bão không gian "mưa" các electron trực tiếp xuống tầng khí quyển cao của Trái Đất. Đồng tác giả của nghiên cứu, nhà khoa học không gian Mike Lockwood ở Trường đại học Reading, Anh, cho biết cho đến nay, không ai biết chắc những cơn bão plasma trong không gian có tồn tại hay không.

Vì thế, việc chứng minh được sự hiện diện của cơn bão này dựa trên những dữ liệu thu thập được là rất kì diệu. Các cơn bão nhiệt đới thường mang theo dòng năng lượng cực kỳ lớn, và những cơn bão không gian phải được tạo ra bởi nguồn năng lượng gió mặt trời và các hạt điện tích cực kỳ bất thường và ở tốc độ rất lớn xảy ra ở tầng khí quyển cao của Trái Đất.

Bằng mô hình 3 chiều, các nhà khoa học đã giả định cơn bão này hình thành từ sự tương tác phức tạp giữa gió mặt trời thổi đến và từ trường ở cực Bắc. Mặc dù đây là cơn bão không gian đầu tiên quan sát được, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng những hệ thống "thời tiết" như vậy có thể trở thành hiện tượng phổ biến trên bất kỳ hành tinh nào có lá chắn từ tính và plasma trong khí quyển.

Plasma và từ trường trong khí quyển của các hành tinh có mặt khắp nơi trong vũ trụ, vì thế những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy các cơn bão không gian chắc hẳn phải là những hiện tượng phổ biến.

Bão không gian có đáng sợ không? Có lẽ là không. Hiện tượng này diễn ra ở tầng khí quyển cao nên khả năng đe dọa đến hành tinh chúng ta là rất ít. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể tác động đến các hiệu ứng thời tiết không gian, ví dụ như làm tăng lực cản đối với vệ tinh hoặc làm gián đoạn các hệ thống GPS và viễn thông vô tuyến.

Theo Live Science

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024