Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/01/2021 17:01 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Bí Kíp Viết CV: Làm Thế Nào Để Viết Mục Kinh Nghiệm Gây Ấn Tượng Với Các Nhà Tuyển Dụng


Mục đích của một bản sơ yếu lý lịch là trình bày ngắn gọn năng lực của bạn cho một công việc. Mục kinh nghiệm trong nghề hay lịch sử làm việc là một trong số ít các mục chính mà nhà tuyển dụng nhìn vào để quyết định xem liệu bạn có phải là người phù hợp với vị trí họ cần tuyển hay không.

Có một số cách để bạn trình bày lịch sử làm việc phụ thuộc vào công việc đang ứng tuyển hoặc trình độ của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi bàn đến cách tốt nhất để thêm lịch sử làm việc của bạn với vài mẹo nhỏ và ví dụ cụ thể.

Những điều  nhà tuyển dụng tìm kiếm trong mục kinh nghiệm làm việc

Các nhà tuyển dụng chỉ có vài giây để cần nhắc bản sơ yếu lý lịch của bạn. Trong lúc này, họ sẽ nhìn xem liệu bạn có đáp ứng yêu cầu cơ bản của vị trí họ đang tuyển hay không. Những thông tin này thường bao gồm trong phần mô tả công việc mà họ đăng lên. Phụ thuộc vào công việc và trình độ làm việc, bạn  có thể thêm những thông tin này trong mục kỹ năng, mục lịch sử làm việc, mục trình độ học vấn hoặc một số mục kết hợp cả 3 điều kể trên.

Liệt kê lịch sử làm việc theo trình độ kinh nghiệm

Bất kể vị trí hay trình độ kinh nghiệm của bạn thế nào, bạn nên đặt những phẩm chất quan trọng và liên quan nhất vào phần đầu bản sơ yếu lý lịch. Cách bạn liệt kê những thông tin này sẽ thay đổi tùy theo số năm làm việc của bạn.

    Nếu bạn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm

Nếu bạn là một ứng viên có nhiều kinh nghiệm và đang ứng tuyển vào một vị trí tương tự trong cùng ngành, bạn nên trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn theo thứ tự thời gian ngược trong phần đầu bản sơ yếu lý lịch trong vòng 10 đến 15 năm qua. Kinh nghiệm phong phú và sâu rộng của bạn trong ngành đó sẽ hấp dẫn nhà tuyển dụng, vì vậy chúng nên được trình bày dễ nhìn.

Nếu bạn có một vài năm kinh nghiệm nhưng đang chuyển ngành hoặc có khoảng trống trong lịch sử làm việc, hãy xem xét một dạng sơ yếu lý lịch chức năng.

     Nếu bạn là một ứng viên ở tầm trung

Đối với những vị trí cấp trung, hãy tập trung vào vai trò mà bạn đã nắm giữ có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể bao gồm những vị trí như là thực tập và công việc tự do nếu chúng thể hiện bất kỳ kĩ năng hay kĩ nghiệm cần thiết cho công việc.

     Nếu bạn là một ứng viên sơ cấp

Nếu bạn là người mới, hãy liệt kê tất cả những công việc được trả lương có liên quan mà bạn đã làm. Đó có thể bao gồm những công việc tự do, công việc tạm thời, thực tập, hay những dự án cá nhân mà bạn được trả lương.

    Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc 

Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, bạn nên bao gồm trong bản sơ yếu lý lịch cả công việc được trả lương và việc làm không lương. Những công việc không lương có thể gồm tình nguyện, làm việc cho tổ chức sinh viên hay thực tập không lương. Gắn kết kinh nghiệm của bạn với vị trí ứng tuyển bằng cách sử dụng những từ khóa trong bản mô tả công việc. 

 

Cách trình bày mục kinh nghiệm làm việc

Khi trình bày mục kinh nghiệm làm việc của bạn trong sơ yếu lý lịch, quan trọng là bạn phải rõ ràng và ngắn gọn. Nhà tuyển dụng chỉ dành vài giây ngắn ngủi để cân nhắc bản sơ lược của bạn, do đó việc ưu tiên các thông tin liên quan sẽ giúp họ quyết định dễ dàng hơn xem liệu bạn có phù hợp với công việc hay không. Dưới đây là các bước để trình bày mục kinh nghiệm làm việc:

Bước 1. Xem lại bản mô tả công việc

Đánh dấu những từ khóa để áp dụng cho bộ kỹ năng hay phẩm chất nghề nghiệp của bạn. Đó có thể bao gồm những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, những công việc bạn đã trải qua, trình độ học vấn và hơn thế nữa.

Bước 2. Cân nhắc từ hai đến ba thành tựu lớn nhất của bạn

Với những từ khóa trong bản mô tả công việc trong đầu, hãy nghĩ về một vài đóng góp có ảnh hưởng nhất bạn đã tạo ra trong những vai trò mà bạn nắm giữ. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về những giá trị mà bạn biểu đạt hơn là những nhiệm vụ hay công việc mà bạn đã đảm nhiệm.

Bước 3. Đo lường tầm ảnh hưởng của bạn bằng những con số

Khi có thể hãy thêm những con số đo lường giá trị chính xác mà bạn đã cống hiến cho tổ chức của bạn. Có ít nhất 3 cách khác nhau để đo lường công việc của bạn:

  • Con người - Bạn đã từng dẫn dắt một nhóm hay làm cho một nhiệm vụ có khả năng thực hiện bởi ít người hơn chưa?

  • Thời gian - Bạn đã tăng tốc quá trình hay đạt được kết quả một cách nhanh chóng chưa? Nhanh như thế nào?

  • Tiền bạc - Công việc của bạn có từng mang lại doanh thu hay tiết kiệm chi phí hay không?

 

Hướng dẫn định dạng mục kinh nghiệm làm việc

Sau khi quyết định những kinh nghiệm có tầm ảnh hưởng, bạn nên liệt kê chúng trong sơ yếu lý lịch theo một dạng thức dễ đọc. Bao gồm tên nhà tuyển dụng, vị trí công việc, số năm làm việc với một vài gạch đầu dòng về những thành tựu lớn có liên quan nhất đến công việc của bạn. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để liệt kê kinh nghiệm làm việc trong một bản sơ yếu lý lịch:

Bước 1. Dán nhãn đề mục

Bao gồm tiêu đề rõ ràng cho tiểu mục này như là “kinh nghiệm làm việc” hay “lịch sử nghề nghiệp”. Bạn có thể thêm định dạng sáng như là bôi đen hoặc gạch chân để tăng khả năng quét.

Bước 2. Bao gồm chi tiết về mỗi kinh nghiệm làm việc

Liệt kê tên công ty, vị trí công việc và khoảng thời gian bạn nắm giữ vai trò đó. Nếu bạn thay đổi vai trò hoặc được thăng chức, bạn có thể bao gồm những thông tin này.

Bước 3. Sử dụng thứ tự sắp xếp ngược

Liệt kê kinh nghiệm làm việc gần đây nhất của bạn trước, sau đó là những công việc trước đó và cứ như vậy.

Bước 4. Bao gồm những thành tích có liên quan

Dưới mỗi phần mô tả công việc, bạn nên bao gồm từ hai đến ba gạch đầu dòng để miêu tả những thành tích ấn tượng nhất của bạn trong vị trí đó. Phần mô tả công việc gần đây nhất của bạn nên trình bày chi tiết nhất.

 

Những ví dụ về mục kinh nghiệm làm việc

Dưới đây là một vài ví dụ về kinh nghiệm làm việc cho những vị trí công việc khác nhau sử dụng những mẹo trên. Hãy sử dụng chúng như gợi ý cho bản sơ yếu lý lịch của bạn.

Ví dụ 1: Giám sát kho vận

River Tech

Liên kết kho vận | Tháng 12. 2013 - Tháng 6. 2017

  • Phân loại, gắn nhãn, xác minh số lượng đơn hàng mới được giao,, đóng góp 15% vào việc giảm số lỗi đếm.

  • Tạo ra hệ thống hàng tồn kho biến động linh hoạt đảm bảo mức sản phẩm đáp ứng nhu cầu mà không bị tồn kho quá mức.

  • Chịu trách nhiệm xây dựng pallet cân bằng, vững chắc để vận chuyển.

  • Đã phát triển đào tạo dự phòng về hệ thống kiểm kê được máy tính hóa giúp giảm 25% thời gian học việc.

     

Ví dụ 2: Cố vấn học đường

Trường trung học Clearwater

Trợ lý cố vấn | Tháng 1. 2015 — Tháng 12. 2018

  • Phát triển các chương trình định hướng và tư vấn toàn diện với sự cộng tác của giảng viên và nhân viên cho hơn 1.200 sinh viên

  • Thực hiện các buổi nâng cao nhận thức về nghề nghiệp và gặp gỡ riêng với phụ huynh và học sinh để khám phá các lựa chọn học tập dựa trên mục tiêu nghề nghiệp

  • Đảm nhận và điều phối Ngày hội việc làm và đại học, giới thiệu 800 sinh viên và phụ huynh đến 60 trường đại học, cao đẳng và công ty.

     

Ví dụ 3: Quản lý nhà hàng

Nhà hàng Salt Brine

Quản lý trưởng nhà hàng | Tháng 6. 2013 — Tháng 12. 2018

  • Thực hiện 25 cuộc kiểm tra cửa hàng về việc tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh để đảm bảo các phương thức phục vụ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

  • Phát triển chương trình đào tạo cho 400 nhân viên phù hợp với yêu cầu của công ty.

 

Mẹo liệt kê kinh nghiệm làm việc của bạn

Đây là một vài mẹo bổ sung để giúp cho mục lịch sử làm việc của bạn mạnh hơn:

  1. Cùng với việc sử dụng các con số, hãy bắt đầu các gạch đầu dòng bằng các động từ mạnh

Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của bạn và khiến cho những kinh nghiệm của bạn nổi bật hơn.

Ví dụ, thay vì nói: “ Phản hồi khiếu nại của khách hàng và giải tỏa hiệu quả các cuộc tranh cãi qua điện thoại “ bạn có thể viết là: “Giải quyết các khiếu nại của khách hàng và giải tỏa hiệu quả các cuộc tranh cãi qua điện thoại dẫn tới cải thiện 17% sự hài lòng của khách hàng.”

  1. Mô tả công việc gần đây nhất với nhiều chi tiết nhất

Thông thường, bạn muốn có nhiều chi tiết nhất cho công việc gần đây của bạn nhất và đưa vào phần mô tả ít chi tiết hơn về những công việc cũ.

  1. Trình bày ngắn gọn các mục mở đầu 

Hãy liệt kê và đo lường mức ảnh hưởng của bạn theo cách mà nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nhận thấy bằng việc loại bỏ những từ thừa hoặc “vụn vặt”.

----------

Tác giả: Indeed Career Guide

Link bài gốc: Listing Professional Experience on Your Resume

Dịch giả: Vũ Ngọc Mai - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024