Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/01/2021 22:01 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Mình Đã Có Việc Full-time Ở Đức Trước Khi Tốt Nghiệp Như Thế Nào? - Chia Sẻ Bởi Thạc Sĩ Việt Làm Quản Lý Tập Đoàn Đa Quốc Gia P&G Tại Đức


Mình tên là Linh Vũ, hiện đang là Customization Manager tai P&G. Hôm nay, mình xin phép chia sẻ hiểu biết của mình về thị trường lao động tại Đức từ 2016 đến nay.
 
 
GIỚI THIỆU BẢN THÂN:
 
Mình học bachelor ở ĐH Ngoại thương Hà Nội, chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại (tốt nghiệp năm 2015). Ở Đức mình học tại Universität Mannheim, chương trình Mannheim Master in Management (MMM) từ 2016 đến 2019. Trong 3 năm học thạc sỹ, mình tập trung vào ngành Operations Management, cụ thể là Supply Chain Management và Procurement.
 
Kinh nghiệm đi làm của mình hồi ở VN thì gần như không có gì đáng nói. Mình dành năm gap year để chuẩn bị qua Đức nên không đi làm full time. Điểm nhấn duy nhất là có 1 chiếc thực tập ở 1 start-up trong khoảng 7 tháng về Marketing và Customer Services. Còn ở Đức thì mình đã có 2 working student jobs đều ở SAP, 1 thực tập Operations ở 1 start-up trên Berlin, 1 thực tập Procurement ở Allianz Technology và 1 thực tập Supply Chain ở Amazon đều ở Munich. Còn từ tháng 11.2019 đến hiện tại thì mình đang bán nước giặt Ariel & Lenor ở Procter & Gamble (đùa đấy lol).
 
Dạo qua profile vậy là đủ rồi. Mục tiêu của bài viết ngày hôm nay là đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào mình nhận được offer full time trước cả khi mình thi môn cuối và trước khi tính viết thesis?” 
 
 
Giải thích sơ qua về câu hỏi này thì mình nhận được offer cho công việc hiện tại vào tháng 5.2019. Lúc đấy mình còn đang làm thực tập ở Amazon, và tinh thần apply full time để thử sức là chính. Cho nên mình vẫn chưa thi môn cuối vào thời điểm đó và cũng chưa nghĩ gì về thesis sẽ viết gì cả. Mình đi phỏng vấn và được offer on-site (nhanh gọn lẹ, đỡ mất công chờ đợi). Và sau lúc đó thì mình quắn lên ôn thi, chốt topic, viết proposal và đợi ngày đăng ký cho thesis.
 
 
Đây là cảm nhận và kinh nghiệm cá nhân
 
1. Đừng sợ trượt, chỉ nên sợ nếu mình không dám app
 
 
Việc nộp application và nhận mail trượt liên tục là chuyện vô cùng bình thường. Mình có nghe nhiều bạn than thở về việc nộp cái nào, trượt cái đó. Vậy để mình đưa ra số liệu của mình:
 
- Working student job đầu tiên ở SAP, mình mất 4 tháng: mình nộp phải tới gần trăm cái applications, được đi phỏng vấn 11 lần, và được 2 offers.
 
- Thực tập ở start-up và ở Allianz, mình mất 2 tháng: mình nộp khoảng 30 jobs, được mời phỏng vấn tầm 20 tổng cộng, được 2 offers nói trên. Mình làm nối tiếp 2 thực tập này vào năm 2018. Lúc được gọi phỏng vấn start-up là mình đã phỏng vấn được khoảng 3-4 chỗ rồi. Sau được offer chỗ này, nhưng vì vẫn muốn thử sức và tích luỹ kinh nghiệm phỏng vấn nên mình phỏng vấn các chỗ khác tiếp. Và nên được thêm Allianz, sau đó vẫn còn invitation, nhưng do quá lười nên mình từ chối hết.
 
- Thực tập ở Amazon: thực sự là apply xong, phỏng vấn được luôn vào tháng 8.2018. Tới tháng 1.2019 mới đi làm.
 
- Cái job sau ở SAP mất khoảng 3 tuần: nộp 5, phỏng vấn 2, được cả 2, 3 cái kia không nghe động đậy gì.
 
- Full-time ở P&G: như nói ở trên, nộp full-time là mình nộp thử sức. Mình nộp tầm 10 jobs, được phỏng vấn 3, được offer ở P&G. Sau đó cũng có 1-2 invitation nữa nhưng mình quá lười nên thôi huỷ. Với P&G, mất hẳn 3 tháng vì HR không rep email mình, mình còn đã xác định tạch.
 
 
Vì sao với job thứ nhất, mình mất 4 tháng? Vì lúc đó mình mới qua Đức chưa được nửa năm, kinh nghiệm đi làm ở VN ít, kinh nghiệm phỏng vấn ít, kinh nghiệm viết CV và cover letter yếu. Nhưng qua từng lần phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp sẽ được cải thiện. Bạn đi phỏng vấn nhiều, khả năng nắm bắt người phỏng vấn sẽ cao hơn. Bạn cũng sẽ học được kỹ năng story telling về những việc bạn đã làm hoặc những gì bạn đã học. Mình thấy kể cả như đã có offer rồi, thì vẫn nên tiếp tục phỏng vấn để rèn luyện khả năng diễn đạt. Bao giờ lười quá thì có thể dừng.
 
 
2. Xác định rõ định hướng ngành nghề, không app tràn lan những job không liên quan
 
Trong các công việc thời sinh viên của mình thì 3 chiếc thực tập là liên quan đến hứng thú, ngành học và định hướng ngành nghề của mình. 2 việc working student thì phần lớn là để financing cho cuộc sống của mình ở đây, nhưng cũng học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng mểm.
 
 
Theo mình thấy, hướng đi của thực tập khá quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều insights về ngành mà bạn muốn đi theo sau khi tốt nghiệp. Thị trường jobs cho các ngành operations/supply chain ở Đức hiện giờ khá nhiều, đặc biệt là ở các công ty về sản xuất hoặc kinh doanh physical products. Nếu tiếng Đức của bạn tốt nữa thì cơ hội không hề thiếu. Nếu bạn chỉ dùng tiếng Anh thôi thì cũng còn rất nhiều cơ hội (đặc biệt là ở Amazon và các chương trình trainee).
 
 
3. Cân bằng giữa việc học và làm
Rất nhiều bạn đã hỏi mình là làm thế nào mình vẫn lo được việc học ở trường? Mình thấy thật may mắn khi học ở Uni Mannheim, nơi mà mình có thể tự quyết định được tốc độ học, được chọn môn và hơn cả là mình không phải đóng tiền học (mình enrol năm 2016).
 
 
Mình lên kế hoạch cụ thể từng kỳ học bao nhiêu chỉ, học môn nào có thể học từ xa (qua slides, qua ghi âm) mà không cần lên lớp. Mình có 3/6 kỳ không có mặt tại trường. Mình đều qua tất cả các môn và có 1 vài môn được hẳn 1.x =))) Mình thường học bài buổi tối và cuối tuần. Mình quyết tâm cao để hoàn thành được timeline mình đề ra cho việc học và thi. Cuối kỳ mình vẫn về trường, chen nhau lên thư viện học từ sáng tới chiều tối trước ngày thi.
 
 
1 điều quan trọng là bạn nên nói chuyện thẳng thắn với manager/supervisor về việc học của bạn. Mình rất may mắn có các supervisor rất thông cảm và support cho việc ôn thi và nghỉ làm về Mannheim thi cử.
 
 
4. Chịu khó lướt linkedin hằng ngày để thấy cơ hội pop up
 
Ngoài linkedin, mình còn hay dùng glassdoor để kiếm việc. Mình lướt linkedin hằng ngày để xem thêm các job mới và biết thêm tên các công ty. Sau đó thì mình vào thẳng web của công ty để tìm việc luôn.
 
 
Hoặc google không tốn phí. Cứ đánh vào “tên job + entry/trainee + germany/deutschland”. Ví dụ như mình thì supply chain jobs entry deutschland, etc.
 
 
Hãy trau chuốt linkedin của bạn để có thể nhận được tin nhắn của các head hunters. Hãy làm linkedin của bạn mạch lạc, rõ ràng nhất có thể. Nhưng đừng giả dối, chém gió trên linkedin những cái không làm thành những cái có làm nhé.
 
 
5. Hãy tìm mentor/peer cho mình
Phải nói mình thực sự may mắn khi xung quanh mình ở Mannheim có rất nhiều anh chị/bạn bè là tấm gương cho mình học tập. Đây là những người đã giúp mình biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như giúp mình xác định được mục tiêu tương lai của mình.
 
 
Bạn không cần phải có 1 mentor cố định, mà hãy học hỏi ở bất cứ ai đi trước mình những điều họ đã biết và trải qua. Hãy tìm cho mình cả người có thể peer cho mình, có thể góp ý cho mình về hồ sơ và cách nói chuyện phỏng vấn. Người mentor và peer này nên là những người thẳng thắn, critical và sẵn sàng “tế sống” bạn lên nếu bạn làm không tốt.
 
 
6. Tự tin, kiên trì, không ngại khó, không ngại khổ
 
Mình hoàn toàn tự tin khi nói rằng sinh viên Việt Nam chúng mình không thua kém gì sinh viên bản địa (trừ tiếng native của người ta). Mình từng nghe nhiều người hay bảo là, làm sao cạnh tranh được với Đức, có học nhiều cũng chả đọ được với Đức =)) Đức thì cũng có Đức this Đức that, Việt cũng có Việt this Việt that mà. Quan trọng là bạn biết được năng lực của bản thân, biết mình muốn gì và biết lên kế hoạch để đạt được mục tiêu.
 
 
Dù có trượt chục lần, trăm lần, hãy cứ tiếp tục vực dậy tinh thần cố gắng. Không có ai một sớm một chiều có thể đạt được thành công. Mình cũng từng có lúc cực kỳ stress về học hành, việc làm, sợ không đi làm không có tiền ăn (vì nhà mình không có điều kiện dư giả). Nhưng mỗi lần như vậy, mình đều tự nhìn lại điểm xuất phát của mình để thấy được mình đã đi bao xa rồi. Đi được xa thế rồi thì xa nữa có gì mà không làm được.
 
 
Kết: cơ bản hiện giờ cuộc sống của mình khá ổn định, làm giờ hành chính, tối về nghỉ ngơi. Mình biết có nhiều bạn hoài bão lớn, chắc chắn sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên mình mong các bạn vững tâm và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu của mình.
 
Các bạn còn đang đi học hãy cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa làm lấy thêm kinh nghiệm nếu các bạn target 1 cuộc sống corporate. Có thể làm 1 job hay nhiều job tuỳ vào tính cách và định hướng của các bạn. Trước thì mình thích xê dịch nên mới làm chuyển nhiều công việc như vậy, chứ giờ thì muốn yên vị 1 chỗ thôi.
 
 
Lời cuối chúc các bạn nhiều sức khoẻ trong mùa dịch bệnh này và thật nhiều may mắn khi đi tìm việc nhé.
Theo 
 

----------------------------

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024