Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/12/2020 23:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Các Kỹ Năng Sơ Cấp Cứu Bạn Nên Biết


“Sơ cấp cứu” có lẽ là một khái niệm vừa lạ vừa quen với số đông. Nhắc đến sơ cấp cứu, người ta thường chỉ nghĩ đến các hành động như cầm máu, nẹp xương gãy hay rửa vết thương. Tuy nhiên, các kỹ năng sơ cấp cứu đa dạng và đem lại nhiều lợi ích hơn thế nhiều. Sau đây sẽ là 5 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản ai cũng cần phải biết.

Sơ cấp cứu là gì?

Sơ cấp cứu không chỉ là cầm máu hay nẹp xương theo cách hiểu của nhiều người. Sơ cấp cứu là hành động hỗ trợ ban đầu với người bị nạn tại hiện trường, bằng những vật dụng sẵn có trước khi có sự can thiệp của nhân viên y tế. Mục tiêu của sơ cấp cứu là làm tăng khả năng sống sót, giảm các tổn thương thứ phát và tăng cơ hội phục hồi cho nạn nhân. Người thực hiện sơ cấp cứu không cần phải là nhân viên y tế. Bất cứ ai cũng có thể thực hiện sơ cấp cứu. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả sơ cứu tốt nhất, các hành động sơ cấp cứu cần được thực hiện một cách chính xác

Sơ cứu ngừng tuần hoàn

Sơ cấp cứu ngừng tuần hoàn hay hồi sức tim phổi được coi là xương sống của ngành sơ cấp cứu. Khi một nạn nhân bị ngừng thở, ngừng tim, não sẽ không có máu và ô-xy nuôi dưỡng. Chỉ cần năm phút không có máu và ô-xy nuôi dưỡng, não sẽ xuất hiện các tổn thương không thể hồi phục. Hành động hồi sinh tim phổi sẽ giúp máu và ô-xy được bơm đến não và các cơ quan khác của nạn nhân ngay cả khi nạn nhân đã ngừng thở và ngừng tim.

Hồi sinh tim phổi gồm 2 hành động: ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt (hô hấp nhân tạo). Điều kiện để thực hiện hồi sinh tim phổi là nạn nhân đáp ứng đủ ba dấu hiệu: không tỉnh, không thở và không có mạch.

Sơ cứu vết thương chảy máu

Các vết thương chảy máu là điều dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có ba loại vết thương chảy máu là chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch. Chảy máu mao mạch thường không gây nguy hiểm, thời gian liền nhanh chóng trong khi chảy máu tĩnh mạch và động mạch thì nguy hiểm hơn. Đặc biệt, với những động mạch lớn như động mạch cổ, khi bị tổn thương sẽ gây mất máu nhanh, khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng nếu không được cầm máu và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Với các vết thương chảy máu, dụng cụ sơ cứu thường là băng y tế cá nhân, gạc sạch, băng cuộn. Trong một số trường hợp còn có thêm các vật dụng hỗ trợ khác.

Sơ cứu đột quỵ

Đột quỵ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa trong thời gian trở lại đây. Đột quỵ nguy hiểm ở chỗ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kể nạn nhân có tiền sử bệnh hay không. Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở Việt Nam.

Trong sơ cứu đột quỵ, thời gian được coi như vàng. Bởi phát hiện và sơ cứu đúng càng sớm thì khả năng hồi phục và không để lại di chứng cho bệnh nhân càng cao. Các hành động sơ cứu sai như uống thuốc đông y, trích máu không đem lại hiệu quả mà còn gây chậm trễ thời gian xử lý.

Vận chuyển người bị thương

Nhiều người cho rằng vận chuyển người bị nạn không được cho là kiến thức sơ cứu cơ bản và quan trọng khi so sánh với các kỹ năng khác, tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Vận chuyển người bị nạn quan trọng bởi lẽ những sai sót trong vận chuyển có thể khiến nạn nhân bị tổn thương cột sống, dẫn đến nguy cơ liệt một phần hoặc toàn thân suốt đời. Nếu bạn là người sơ cứu, bạn cũng không muốn người được cứu lại bị liệt cả đời phải không?

Sáu nguyên tắc D-R-S-C-A-B

Sáu nguyên tắc hay có thể coi như các bước thực hiện sơ cấp cứu này được áp dụng cho mọi trường hợp, nhằm đảm bảo an toàn cho người sơ cứu và người bị nạn. 6 nguyên tắc này là:

D – Danger: kiểm tra nguy hiểm ở hiện trường.

R – Response: Kiểm tra đáp ứng của nạn nhân

S- Send for help: Gọi hỗ trợ

C – Circulation: Kiểm tra tuần hoàn

A – Airway: Kiểm tra đường thở

B – Breathing: Kiểm tra sự thở

Để thông thạo các kỹ năng cơ bản này, bạn nên tham gia các lớp tập huấn trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Và đừng quên sở hữu một cuốn sách về sơ cấp cứu để vừa được đọc kiến thức bổ ích, lại có thể xem hướng dẫn bằng video ngay trên điện thoại ở bất cứ đâu nhé!

----------------------------

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024