Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/12/2020 19:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Quy Tắc Vận Hành Của Não Bộ: 8 Bài Học Rút Ra Từ "Luật Trí Não".


Dưới đây là một số ghi chú quan trọng mà tôi đã rút ra được sau khi đọc qua cuốn "Luật Trí Não" của John Medina.

1.Tại sao giấc ngủ lại quan trọng?

Mỗi cá nhân khác nhau có lượng thời gian ngủ khác nhau, nó thay đổi theo độ tuổi và hoàn cảnh sống. Để có thể nói cụ thể về lượng thời gian mà một người nên ngủ, ta không thể chỉ bàn luận khái quát về phần nổi của tảng băng chìm được. Thay vào đó, nên lưu tâm đến một số vấn đề sau: 

Mất ngủ liên tục nhiều ngày tạo ra sự thâm hụt mà sau này ta bắt buộc phải bù lại. Điều này có nghĩa là nếu bạn không ngủ đủ trong ngày hôm nay, tuần này, v.v., bạn sẽ phải ngủ bù nhiều hơn bình thường.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một học sinh bình thường đạt điểm trong top 10% mà ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm trong các ngày trong tuần (và thêm khoảng 40 phút vào cuối tuần) thì điểm số của họ sẽ bắt đầu giảm, dần ngang bằng với 9% số học sinh học kém nhất mà ngủ đủ giấc.

 

Một nghiên cứu khác cho thấy một đêm mất ngủ sẽ dẫn đến việc não bộ mất đi 30% khả năng nhận thức tổng thể, đối với các sĩ quan cao cấp - những người phải vận hành một bộ máy quân sự phức tạp sẽ bị giảm hiệu suất làm việc. Và tất nhiên, mất ngủ hai đêm dẫn đến giảm 60%

 

Khi giấc ngủ bị hạn chế, tức khi con người ta chỉ ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm, khả năng nhận thức sẽ giảm dần, tương tự với việc thiếu ngủ liên tục trong 2 ngày 2 đêm.

Các nhà khoa học cũng thực hành thêm một nghiên cứu qua việc cung cấp các bài toán và phương pháp giải cho sinh viên. Tuy nhiên, họ không biết rằng có một cách giải dễ hơn cho bài toán ấy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu họ để sinh viên ngủ đủ trong 8 giờ, khả năng sinh viên tìm ra phương pháp giải đơn giản ấy cao hơn gấp ba lần.

Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Khả năng hấp thụ thức ăn giảm đi 1/3. Khả năng tạo ra insulin và chuyển đổi năng lượng từ glucose (mà não cần rất nhiều) cũng giảm. Và nồng độ hormone căng thẳng tăng lên, khiến cơ thể cần nhiều hơn các yếu tố đã kể trên.

Nếu điều này diễn ra trong một thời gian đủ lâu, nó sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Một nghiên cứu cho thấy, nếu những người 30 tuổi khỏe mạnh mà trung bình chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm trong 6 ngày liên tục, thì các bộ phận cơ thể của họ sẽ trở nên giống với một người 60 tuổi. Việc này sẽ cần khoảng hơn một tuần để họ có thể hồi phục hoàn toàn.

2.Yếu tố số một để dự đoán khả năng thành công trong hôn nhân 

Khả năng John Gottman dự đoán được sự thành công hay thất bại của một cuộc hôn nhân là gần 90% và ông có thể làm điều đó trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với một cặp vợ chồng. Sau nhiều năm quan sát, ông đã xác định được các hành vi nhất định, dựa vào đó có thể dự báo một cách chính xác nhất. 

Gottman đã tạo ra một chiến lược can thiệp, dựa trên việc cải thiện những hành vi được dự đoán là dẫn đến cuộc hôn nhân thành công đồng thời loại bỏ những hành vi phá hoại đời sống hôn nhân. Sự can thiệp của ông làm giảm tỷ lệ ly hôn gần 50%. Gottman đã chỉ cho các cặp vợ chồng cách giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc cãi vã. Ông cũng nhận thấy rằng khi một cặp vợ chồng có con, mức độ bất đồng của cặp đôi này tăng lên đáng kể. Nhiều nguyên nhân gây ra việc này: từ thiếu ngủ đến việc phải đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi đứa trẻ được 1 tuổi, sự hoà hợp trong hôn nhân đã giảm đi 70%.

Gottman và đồng nghiệp bắt đầu giới thiệu các chiến lược can thiệp cho các cặp vợ chồng đã kết hôn khi người vợ vẫn đang mang thai dù cuộc hôn nhân có gặp trục trặc hay không. Họ nhận thấy rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong các hộ gia đình đã trải qua quá trình can thiệp của ông không khóc nhiều và có những hành vi chuyển đổi sự chú ý mạnh mẽ hơn. Chúng có khả năng đối mặt với căng thẳng một cách ổn định và trực quan hơn.

3.Sự nguy hiểm của việc ôm đồm quá nhiều thứ.

Chúng ta có thể vừa đi bộ vừa nói chuyện, nhưng khi cần chú ý làm nhiều việc cùng lúc sẽ không đem lại hiệu quả. Bộ não theo bản năng sẽ chỉ tập trung vào một thứ duy nhất vào một thời điểm. 

Ba nhà nghiên cứu tại trường đại học Stanford đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng những người làm nhiều việc cùng lúc, trong trường hợp này là những sinh viên dành nhiều thời gian trên máy tính xách tay trong giờ giảng và có xu hướng mở nhiều tab trên trình duyệt web cùng một lúc, sẽ không thể tập trung tốt. Họ không giỏi lọc ra những thông tin không liên quan, họ không thể sắp xếp kiến thức của mình tốt và tất nhiên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Họ có thói quen nghĩ về những công việc mà họ không làm và gặp khó khăn trong việc sắp xếp các suy nghĩ hỗn độn trong tâm trí.

 

 

Có một chế độ tuần tự mà bộ não sẽ thực hiện mỗi khi bạn chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy tiến độ của mình không được như trước đó và rồi lại lẩn quẩn trong vòng tự hỏi rốt cuộc mình đã vướng lại ở đâu. Một người bị gián đoạn công việc sẽ mất 50% thời gian để hoàn thành nhiệm vụ và khả năng mắc nhiều lỗi hơn tới 50%.

Khi não chuyển đổi nhiệm vụ, nó cần một khoảng thời gian tương đối, khiến việc làm nhiều thứ một lúc trở nên nguy hiểm trong một số tình huống. Ví dụ, vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại cũng nguy hiểm như lái xe khi say rượu. Chỉ mất nửa giây để người lái xe với 70 dặm/ giờ đi được 1, 52 mét. Hơn một nửa những người lái xe có tâm chỉ ra rằng họ bị phân tâm vì vừa nói vừa gọi điện thoại hay đi cùng với người đang nghe điện thoại. 80% các vụ va chạm xảy ra trong vòng 3 giây do một số người lái xe mất tập trung. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần giao tiếp với một đối tượng trong khi lái xe sẽ nhân lên 900% nguy cơ suýt bị va chạm.

4. Cách làm bài thuyết trình trở nên "có hồn" hơn.

Nếu bạn muốn mọi người chú ý vào bài thuyết trình, bắt đầu với những chi tiết nhỏ là một ý tưởng tồi. Hãy bắt đầu với các ý tưởng chính và hình thành các chi tiết xung quanh các ý tưởng lớn đó. Đi vào khái quát trước, chi tiết sau. 

 

 

Dưới đây là quy trình đã được chứng minh của John Medina giúp duy trì độ tập trung của sinh viên đang tham gia vào bài giảng:

  • Chia bài thuyết trình thành các phân đoạn dài 10 phút vì đó là một mốc thời gian lý tưởng, ngoài khoảng đó sẽ khiến khán giả lơ đãng, mất tập trung. 
  • Mỗi phân đoạn của bài thuyết trình nên bao gồm một chủ đề cốt lõi duy nhất. Chủ đề đó phải lớn, tổng quát và có thể giải thích được trong 1 phút. Sử dụng 9 phút còn lại để trình bày các chi tiết theo thứ bậc, đảm bảo rằng từng chi tiết dễ dàng gợi nhớ đến khái niệm chung. Hãy nhớ là nên có một khoảng thời gian để giải thích các liên kết giữa các ý. 
  • Nếu bạn sắp vượt qua mốc 10 phút, thì đã đến lúc bạn phải báo hiệu cho khán giả biết bạn bắt đầu một chủ đề chính khác, nhưng tất nhiên phải có liên quan tới chủ đề bạn vừa đề cập. Và lặp lại quy trình tương tự cho đến nội dung cuối cùng.
  • Bạn sẽ muốn chuyển từ khái niệm này sang khái niệm tiếp theo bằng cách sử dụng “một móc nối”. Cái móc này phải kích hoạt được cảm xúc, chẳng hạn như sợ hãi, cười, hạnh phúc, nhớ nhung hoặc hoài nghi. Bạn có thể kể một câu chuyện rõ ràng và có trọng tâm đặc biệt. Tuy nhiên, cái móc cũng phải liên quan đến chủ đề được nói đến. Nếu bạn đang đề cập đến nhiều khái niệm trong một bài giảng kéo dài 1 giờ, hãy nhớ dừng lại một lúc để nhắc nhở khán giả một cách ngắn gọn về vị trí của khái niệm đó đang ở đâu trong bài thuyết trình. Nếu không, nó sẽ ngăn người nghe chú ý đến hai điều cùng một lúc: điều gì đang được nói đến và vị trí của nó trong tổng thể bài thuyết trình.

5. Thông minh cũng có nhiều kiểu hình khác nhau.

  Học tập gây ra những thay đổi về thể chất trong não mà chỉ có ở mỗi người. Ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau thì sự liên kết giữa các dây thần kinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn. 

   Chúng ta có nhiều cách phản ứng theo bản năng về cơ bản giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng đối với các hướng phản xạ có điều kiện lại khác nhau ở mỗi người, bởi nó dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Đó là lý do tại sao có nhiều loại trí thông minh khác nhau của con người, chẳng hạn như cách vận dụng, chuyển đổi ngôn từ; sự cảm âm, nhịp điệu; logic, toán học; không gian; cơ thể, động lực học, hay kể cả trí thông minh về mặt nội tâm, xúc cảm.

 

 

6. Cách để cải thiện trí nhớ.

Những ký ức có tuổi thọ khác nhau. Một số ký ức chỉ tồn tại trong vài giây, những ký ức khác kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng, hoặc thậm chí cả đời. Chúng ta thường quên 90% những gì chúng ta học trên lớp trong vòng 30 ngày. Và phần lớn nó bị lãng quên trong vài giờ đầu tiên. Tuổi thọ của bộ nhớ có thể được tăng lên bằng cách lặp lại thông tin trong các khoảng thời gian cách nhau. Nói cách khác, hãy cố gắng lặp lại thông tin nhiều lần trong đầu, nhưng đừng quá dồn dập, hãy sắp xếp chúng một cách có hệ thống. Có thể 3 lần vào ngày đầu tiên, một lần nữa 3 hoặc 4 ngày sau, và lặp lại cứ sau mỗi 6 tháng đến một năm

Các sự kiện xảy ra đồng thời với lúc bạn được tiếp xúc với thông tin đóng một vai trò lớn trong khả năng truy xuất chính xác thông tin đó vào một ngày sau này.

Việc truy xuất bộ nhớ hoạt động tốt nhất nếu các điều kiện môi trường tại thời điểm học được tái hiện lại. Điều đó bao gồm cả tâm trạng. Ví dụ: nếu bạn đã học được điều gì đó trong khi buồn, vậy thời điểm mà bạn có thể nhớ lại thông tin đó dễ dàng là khi BUỒN

Bạn càng tập trung vào ý nghĩa của thông tin mà bạn đang cố gắng tìm hiểu thì bạn sẽ xử lý và ghi nhớ nó tốt hơn. Điều này đạt được tốt nhất thông qua các ví dụ thực tế có liên quan. Số lượng ví dụ càng nhiều thì khả năng ghi nhớ thông tin càng cao. Ví dụ càng mang tính cá nhân càng tốt. 

 

 

Trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống ký ức, não bộ suy luận, phỏng đoán và thậm chí sử dụng những ký ức không liên quan đến sự kiện. Bộ não thực hiện điều này trong nỗ lực tạo ra một cấu trúc hoàn chỉnh cho thông tin có các dữ liệu bị bỏ lỡ. Bộ não liên tục tiếp nhận các đầu vào mới và cần lưu trữ một số chúng ở những "lãnh thổ đã bị chiếm đóng bởi những trải nghiệm trước đó". Những kiến ​​thức mới có thể trở nên đan xen với những kỷ niệm đã qua như thể chúng là một. Chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn có thể mất nhiều năm. Trong thời gian đó, bộ nhớ không ổn định. Trong khi đó, "Quên" là một khả năng của chúng ta. Có ghi nhớ, cũng sẽ có lãng quên, đó là quy luật vận hành. Bên cạnh đó, thông tin được coi là không liên quan sẽ gây ra quá tải về nhận thức. Có những người có khả năng đặc biệt để nhớ lại mọi thứ, nhưng họ có xu hướng gặp khó khăn với việc liệu ý nghĩa của Thông tin đó là gì.

7. Sức mạnh của mùi hương.

Khứu giác có thể kích thích tái hiện lại thông tin tốt hơn bất kỳ giác quan nào khác, cao gấp hai lần, về số lượng sự kiện được nhớ lại, độ chính xác và cả chi tiết. Khứu giác không được tích hợp hoàn toàn với các giác quan khác của chúng ta. Thay vào đó, nó được kết nối chặt chẽ với cảm xúc. Đó là lý do tại sao khứu giác là một giác quan đặc biệt trong việc gợi lại những chi tiết xúc động của ký ức. 

 

 

Mùi cũng ảnh hưởng đến ham muốn và hành vi. Các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có mùi thơm, như là; cà phê, sô cô la, bánh quế... có thể tăng đáng kể doanh số bán hàng (50-60% trong một số thử nghiệm). Một thử nghiệm khác khiến doanh số bán hàng tăng 200%. Nó liên quan đến việc có sự lan toả mùi maroc hoa hồng trong khu vực cửa hàng quần áo dành cho nam và mùi vani trong khu vực dành cho phụ nữ. Việc chuyển đổi cả hai có tác động ngược lại. Mặc dù hai mùi đó ảnh hưởng đến đàn ông và phụ nữ khác nhau, sự tác động của chúng không giống nhau trong tất cả các môi trường. Ví dụ, mùi hương của một khu rừng có thể sẽ ảnh hưởng đến một đại lý xe SUV theo một cách khác so với mùi hương của vani. Ngoài ra, mùi càng ít phức tạp (ít thành phần) thì càng có nhiều khả năng tăng doanh thu.

8. Sức mạnh của tầm nhìn và ảo ảnh thị giác.

Các nhà nghiên cứu thần kinh đã thực hiện một thí nghiệm với người nếm rượu chuyên nghiệp bằng cách cho thuốc nhuộm đỏ không mùi, không vị vào rượu trắng. Mọi người trong số những người thử rượu đều bị lừa khi nghĩ rằng đó là rượu vang đỏ. Thị giác lấn át các giác quan khác của họ. 

Một hiện tượng được gọi là Hội chứng Charles Bonnet khiến một số người nhìn thấy những thứ không có ở đó. Đôi khi các đối tượng hoặc thậm chí một vài người bất ngờ lọt vào tầm nhìn của người đó. Những ảo ảnh này thường xảy ra vào buổi tối và phổ biến hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Hầu như tất cả các bệnh nhân đều biết rằng ảo giác là không có thật. 

 

Bộ não thực sự không biết mọi thứ ở đâu. Nó chỉ đoán mọi thứ sẽ như thế nào, để làm được như vậy, bộ não đã một phần dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Nó giải mã thông tin mà thị giác đang thu thập, đưa thông tin đó qua các bộ lọc khác nhau và tái tạo lại những gì nó nghĩ là đúng. Tất cả điều này xảy ra trong chớp mắt. Quá trình xử lý hình ảnh chiếm khoảng một nửa quá trình hoạt động của não, điều này giải thích tại sao nó có thể ghi đè lên các giác quan khác.

 

Những người bị khuyết tật đôi khi nhầm tưởng rằng các chi bị mất của họ vẫn ở đó, nó chỉ đang ở trạng thái ngừng hoạt động mà thôi. Họ đôi khi thấy chi bị thiếu dường như vẫn còn khi nhìn vào sự vận động của chi còn lại. 

Thị giác có lẽ là công cụ hỗ trợ học tập tốt nhất. Thông tin đầu vào càng trực quan thì càng có nhiều khả năng được nhận ra và ghi nhớ. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng mọi người có thể nhớ các bức ảnh với độ chính xác 90% sau vài nàgy, mặc dù họ chỉ nhìn thấy bức ảnh trong 10 giây. Đối với thuyết trình bằng miệng, tỷ lệ duy trì sự tập trung khoảng 10%. Các bài thuyết trình bằng văn bản cũng kém hiệu quả hơn nhiều so với ảnh, bởi vì não bộ coi các từ như những bức tranh nhỏ - đó là rất nhiều hình ảnh để não xử lý. Chia sẻ thông tin qua ảnh là cách thuyết trình sẽ hấp dẫn hơn trong việc thu hút sự chú ý, bất kể kích thước của hình ảnh lớn hay nhỏ.

-----------

Tác giả: Dan Pedersen

Link bài gốc: Brain Rules: 8 Lessons Learned From The Book

Dịch giả: Nguyễn Trần Khánh Thư - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024