Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/12/2020 21:12 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 17/220 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2327
Được cảm ơn: 0
Cài Phần mềm giả mạo Bộ Công An, Cô giáo mất 1 tỷ đồng


Kịch bản cũ – thủ đoạn mới: nạn nhân có liên quan đến vụ án m.a túy

Một cô giáo ở Nghệ An vừa trình báo bị mất 1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng do cài Phần mềm giả mạo Bộ Công An. Vẫn kịch bản cũ, đối tượng giả danh cán bộ Công an sử dụng số điện thoại VoIP (số điện thoại ảo), gọi điện thông báo với nạn nhân là có liên quan đến vụ án m.a túy. Sau khi đề nghị nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân… tiếp đến yêu cầu truy cập vào trang web giả mạo của Bộ Công an và cài đặt phần mềm độc hại vào điện thoại. Phần mềm này có tính năng thu thập thông tin người dùng, đọc SMS, ghi nhật ký bàn phím… sau đó đánh cắp thông tin đăng nhập và mã OTP để chuyển tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Tinh vi hơn, trong trang Web giả mạo của Bộ Công an, có cả chức năng tìm kiếm hồ sơ vụ án. Bọn lừa đảo soạn sẵn “Lệnh bắt khẩn cấp” đăng tải lên Website. Là một người lớn tuổi, ít hiểu biết về công nghệ, khi thấy lệnh bắt có tên mình thì tâm lý sẽ rất hoảng hốt, và bắt đầu làm theo yêu cầu từ đầu số điện thoại phía bên kia.

Cài Phần mềm giả mạo Bộ Công An, Cô giáo mất 1 tỷ đồng 3

 

Đánh vào tâm lý sợ hãi của nạn nhân – cấm không cho ai biết

Tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua điện thoại thường sử dụng chiêu bài tâm lý khiến nạn nhân sợ hãi và không dám tiết lộ với ai về hành vi phạm tội của mình. Các đối tượng sẽ tìm cách vô hiệu hóa sự tác động bên ngoài đối với nạn nhân. Chúng yêu cầu nạn nhân đóng cửa lại, không cho người khác nghe được cuộc gọi điện thoại này, kể cả cha, mẹ, con cái hay đồng nghiệp… nếu không sẽ bị ám sát. Trong trường hợp để lộ công tác điều tra sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lộ bí mật nhà nước.

 

Yêu cầu nạn nhân cài phần mềm bảo vệ tài khoản của Bộ Công an

Với thủ đoạn này 1 năm trở lại, bọn chúng thường yêu cầu nạn nhân rút hết số tiền trong tài khoản và chuyển đến một tài khoản của một cán bộ – Bộ Công an”. Nhưng bây giờ, bọn tội phạm mạng thực hiện phương pháp cao tay hơn, yêu cầu nạn nhân cài đặt “phần mềm bảo vệ tài khoản của Bộ Công an”. Phần mềm được thiết kế có logo của Bộ Công an, khiến nạn nhân chẳng chút nghi ngờ gì cả, nhưng thực chất đây là phần mềm gián điệp, có tính năng giống như các con RAT Android, khi cài vào sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin có trên điện thoại, kể cả tài khoản Internet Banking. Sau khi cài đặt lên điện thoại, phần mềm sẽ yêu cầu quyền truy cập vào tin nhắn, danh bạ, thông tin điện thoại… đồng thời yêu cầu nạn nhân nhập các thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu Internet banking.

Trong trường hợp nạn nhân sử dụng iPhone, đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân ra cửa hàng mua một chiếc điện thoại Android và 1 chiếc SIM mới, chỉ được sử dụng điện thoại này để liên hệ với cán bộ của Bộ Công an, không được liên lạc với bất kỳ bằng điện thoại này.

Cài Phần mềm giả mạo Bộ Công An, Cô giáo mất 1 tỷ đồng 4

Sau khi đã cài được Phần mềm giả mạo Bộ Công An, đối tượng sẽ đăng nhập vào ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại và thực hiện chuyển tiền từ tài khoản nạn nhân sang tài khoản của chúng. Các tin nhắn OTP hay thông báo thay đổi số dư đều bị phần mềm gián điêp xóa hết trước khi nạn nhân đọc được, vì vậy phải mất một thời gian khá lâu nạn nhân mới phát hiện ra mình bị mất tiền.

 

Hiện Công an đang ráo riết điều tra vụ việc, hy vọng các anh Công an nhà mình nhanh tay tóm gọn bọn tội phạm này.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024