Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/11/2020 19:11 # 1
doduhieu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 34/170 (20%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 10/10/2020
Bài gởi: 1394
Được cảm ơn: 0
Du lịch 'Phố Hiến'


Hưng Yên cách Hà Nội không xa về hướng đông nam, là điểm đến thu hút nhiều du khách vào dịp cuối tuần, đặc biệt là những người thích du lịch tâm linh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa. Trong số tất cả các danh thắng nổi bật của tỉnh Hưng Yên, bạn có thể ghé thăm cụm đền Đa Hòa - Dạ Trạch - Hàm Tử Quan thuộc huyện Khoái Châu cùng 4 đền thờ khác trong khu vực. Đây là điểm đến du lịch tâm linh được hàng nghìn du khách đến chiêm bái mỗi năm. 
 

Đền Đa Hòa Hưng Yên

Đền Đa Hòa nằm bên sông Hồng, thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu. Đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Từ đền, bạn có thể nhìn sông Hồng và bãi Tự Nhiên, nơi chứng kiến mối tình Chử Đồng Tử và Tiên Dung. 

Đền được xây dựng trên một khu đất cao trong khoảng năm 1884 - 1886 bởi Chu Mạnh Trinh - quan Án sát tỉnh Hưng Yên đảm trách. Đền có diện tích lớn, kiến trúc độc đáo, cảnh quan thiên nhiên bao quanh đẹp nên thơ. 
 

đền ở Hưng Yên
Đền Đa Hòa nằm bên sông Hồng, thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu. Ảnh: vnxpress

Đền Đa Hòa được chia thành 3 khu vực. Khu ngoài rộng 7.200 m2, không có tường bao, có một công trình duy nhất là nhà bia 2 tầng, 8 mái cong uốn lượn và cửa hướng ra bốn phía. Bia đá trong gian nhà này khắc lại nội dung về cuộc nhân duyên kỳ ngộ của chàng trai nghèo khó Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. 
 

den_da_hoa
Đền Đa Hòa được chia thành 3 khu vực. Ảnh: vnxpress

Vượt qua con đường lát gạch với 2 bên hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát, bạn có thể đến được khu giữa sau lớp cổng chính. Khu giữa rộng 3.400 m2, bao quanh bằng một lớp tường thấp, bên phải là gác chuông chứa chuông đồng cao 1,5 m, bên trái là gác khánh với khánh đá cao 1,2 m. 
 

den_da_hoa
Khách du lịch nước ngoài đến chiếm bái ở đền Đa Hòa. Ảnh: vnxpress

Bước qua khỏi ngọ môn, bạn sẽ đến được khu trong với diện tích là 11.520 m2. Nơi này được xây dựng theo lối kiến trúc cung đình thời Nguyễn, kết hợp hài hòa giữa Phật, Nho và Đạo giáo. Khu trong bao gồm sân đại, nhà tế, sân chầu, tòa thiêu hương, cung đệ nhị, cung đệ tam và hậu cung. Nối liền các cung là thảo xá, thảo bạt, nhà ngựa, nhà pháo…  Hậu cung có 3 gian thờ, lần lượt thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và Hồng Vân Tây Sa. 
 

den_da_hoa
Gian thờ chính trong đền Đa Hòa. Ảnh: vnxpress

Đền có phần mái uốn cong cách điệu tựa như thuyền rồng đang lênh đênh trên sóng nước, tái hiện lại khung cảnh Tiên Dung công chúa đi du ngoạn trên sông Hồng từ ngàn xưa, trước khi gặp Chử Đồng Tử và nên duyên cùng chàng. Hiện nay, đền Đa Hòa là nơi lưu giữ nhiều di vật quý hiếm, đã được Nhà nước xếp hạng là di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. 
 

den_da_hoa
Khu vực chính của Ngọ Môn. Ảnh: vnxpress


Đền Dạ Trạch - đền Triệu Việt Vương

Đền Dạ Trạch gắn với sự tích về đầm Dạ Trạch. Truyền rằng tại vị trí Chử Đồng Tử cùng 2 người vợ hóa tiên bay về trời sụt xuống thành một cái đầm lớn. Người dân cho là thần linh ứng, gọi đó là Dạ Trạch (đầm hình thành sau một đêm) và lập đền thờ. Trong dân gian, đền còn có tên gọi khác là đền Hóa.
 
 
den_da_trach
Đền Dạ Trạch gắn với sự tích về đầm Dạ Trạch. Ảnh: laodong
Đền Dạ Trạch có mặt chính diện hướng về phía đông, mái khắc hình rồng phượng rất đẹp. Đền có 3 gian, trong đó hậu cung là gian có thiết kế đẹp nhất. Đến đây bạn sẽ có cảm giác như đang được đứng trong một khoang thuyền hoàng gia.
 
 
den_da_trach
Đền Dạ Trạch cổ kính, uy nghiêm. Ảnh: laodong
 
Từ ngoài vào, bạn có thể nhìn thấy đầu tiên là bàn thờ thổ công miếu đình, tượng quan võ, sau đó đến ban thờ các vị thân sinh của Chử Đồng Tử, bàn thờ Bế ngư thuyền quan, bàn thờ Triệu Việt Vương.


Chính giữa hậu cung là gian thờ Đức thánh Chử Đồng Tử cùng 2 người vợ. Ngoài ra còn có tượng thờ 2 con ngựa một trắng, một đỏ, được cho là vật cưỡi của đức thánh và 2 vị phu nhân khi đi chữa bệnh cho người dân. 

 
den_da_trach
Đền Dạ Trạch là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hưng Yên. Ảnh: laodong
Ngoài ra, đền Dạ Trạch còn có lầu chuông, 2 dãy nhà 9 gian, 2 bia đá, hồ bán nguyệt. Đền cũng cất giữ nhiều câu đối, hoành phi ghi lại sự tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân. 
 
Riêng đền Triệu Việt Vương có diện tích 148 m2, được phục dựng trên nền gạch cũ sau nhiều lần bị giặc phá hủy. Triệu Việt Vương hay Triệu Quang Phục (524 -571) là người kế tục vua Lý Nam Đế, có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ độc lập cho nước Vạn Xuân. Khi thua trận năm 571 trước Lý Phật Tử, ông tự vẫn ở sông Đáy. Khu đền thờ này có 3 phần, bao gồm dãy tả vu, hữu vu và đền thờ chính. Khuôn viên còn có giếng ngọc, lầu chuông độc đáo. 

 
đền ở Hưng Yên
Đền Triệu Việt Vương. Ảnh: laodong

Đền Dạ Trạch được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989. Đây cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh ở Hưng Yên mà du khách không thể bỏ qua. 
 
 
den_da_trach
Lễ hội đền Chử Đồng Tử. Ảnh: laodong

 


Đền Mây Hưng Yên

Đền Mây thuộc địa phần thôn Đằng Châu, phường Lam Sơn, thờ tướng quân Phạm Bạch Hổ - vị tướng tài ba của nước ta trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập tự chủ.

Đền Mây nằm ẩn mình bên gốc đa cổ thụ, phong cảnh hữu tình, là niềm tự hào của người Đằng Châu. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể câu chuyện thú vị về vị tướng tài ba Phạm Bạch Hổ. 
 
 
den_tho_o_hung_yen
Chiêm bái đền Mây Hưng Yên. Ảnh: vnxpress
 
Tương truyền ở Trang Ngọc Đường phủ Khoái Châu xưa kia có nàng Doanh Nương, xinh đẹp tuyệt trần. Một hôm nàng mơ thấy Sơn Tinh và Hổ trắng. Sau khi mang thai và sinh ra một người con trai, nàng liền đặt tên là Phạm Bạch Hổ (tự Phạm Phòng Át). Bạch Hổ lớn lên mạnh mẽ, thông minh, văn võ song toàn, mới 7 tuổi đã thông thạo văn chương.

Ông từng là tướng tài dưới trướng Dương Đình Nghệ. Năm 931, ông có công trong việc đánh đuổi Lý Tiến, Trần Báo quân Nhà Đường. Năm 938, Phạm Bạch Hổ phối hợp với Ngô Quyên đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Ngô Quyền lên ngôi 6 năm thì mất, vương triều suy thoái, loạn 12 sứ quân nổ ra. Phạm Bạch Hổ trấn giữ phủ Khoái Châu, sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, trở thành trọng thần nhà Đinh. Phạm Bạch Hổ mất năm 972, thọ 62 tuổi. Vua Đinh Tiên Hoàng cho dân lập đền thờ, phong tặng là " Khai thiên hộ quốc tối linh thần". 
 
 
den_may_hung_yen
Danh tướng Phạm Bạch Hổ. Ảnh: syhoa17

Đền Mây được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được dấu ấn kiến trúc cổ xưa. Ở đây có tam quan, dãi vũ, khu thờ chính kết cấu kiểu chữ Tam gồm tiền tế, trung từ và hậu cung. 

Tiền tế có 3 gian, bên trong là các bức đại tự được khảm từ đá. Trung từ có 5 gian thờ 4 vị quan văn và tướng Phạm Bạch Hổ. Hậu cung có 3 gian. Đền còn lưu giữ 27 pho tượng được tạo từ thời nhà Lê, nhiều mảng chạm khắc và hiện vật có giá trị về mỹ thuật - lịch sử văn hóa, lư hương đồng, châm thư...
 

đền thờ ở Hưng Yên
Du khách đến tham quan đền Mây. Ảnh: sovhttdl.hungyen

Lễ hội đền Mây được tổ chức vào 3 dịp, từ ngày 8-16 tháng Giêng là lễ tưởng nhớ ngày sinh tướng quân, từ 12-18 tháng 11 là lễ tưởng nhớ ngày mất, từ 16-24 tháng 6 là lễ tưởng nhớ ngày mất của cha ông Phạm Bạch Hổ. Đền Mây được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật từ năm 1992, hiện nay là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hưng Yên
 

đền thờ ở Hưng Yên
Đền Mây mỗi năm có 3 lễ hội lớn. Ảnh: sovhttdl.hungyen


Đền Đào Nương

Đền Đào Nương là một trong 17 di tích lịch sử văn hóa quốc gia thuộc huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Đền thờ nàng ca nhi Đào Thị Huệ có công diệt giặc Minh khoảng cuối thế kỷ 15. Đền có diện tích không lớn, cấu trúc cũng gồm nhiều phần như các đền thờ ở Hưng Yên khác. 

Đào Nương hay Đào Thị Huệ, là một ca nhi nhan sắc xinh đẹp, hát hay múa giỏi. Năm Đào Nương 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ "Phù Trần diệt Hồ" đem quân xâm lược nước ta.

Đến làng Đào Đặng, gặp Đào Nương cùng các chị em, chúng bắt các nàng phải múa hát. Nhờ có tài nghệ xuất sắc và khéo chiều chuộng, quân Minh không đề phòng gì cả, lâu ngày liền biến nhà nàng thành chỗ chè chén suốt đêm, lúc say thì chui vào những chiếc túi bằng bao tải gai ngủ để chống lạnh và muỗi đốt. Đào Nương được chúng giao cho nhiệm vụ thắt và mở túi.

Sau nhiều lần, nàng nghĩ ra cách giết giặc, mỗi đêm nhờ người khiêng bao tải gai chứa người vứt xuống sông. Túi buộc chặt lại cột thêm đá, quân Minh không thể thoát ra sẽ phải chết đuối.

Cứ như thế, quân số của giặc ngày càng hao hụt mà không biết nguyên nhân, lâu dần chúng đồn rằng vùng đất này có quỷ, liền lo sợ nhổ trại kéo đi. Dân làng nhờ thế mà được yên bình sinh sống. 
 

đền thờ ở Hưng Yên
Chiêm bái đền Đào Nương. Ảnh: sovhttdl.hungyen

Lúc Đào Nương mất, dân làng lập đền thờ tưởng nhớ công ơn. Sau khi nước nhà thái bình, vua Lê Thái Tổ phong bà làm "Phúc thần", cho phép cúng tế hàng năm. Lễ hội được tổ chức từ ngày 1-6/2 âm lịch mỗi năm, bao gồm nhiều hoạt động thú vị như hát chèo, đấu vật, ném vòng, chọi gà... thu hút nhiều du khách tham gia. 
 

den_dao_nuong

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024