Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/11/2020 21:11 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Quá trình thận lọc máu diễn ra như thế nào?


Vào một ngày nóng nực bạn thấy khát và uống nước liên tục từ ly này đến ly khác… Tiếp đến là cảm giác mắc tè bắt nguồn từ hai cơ quan hình hạt đậu hoạt động như những bộ cảm biến tinh lọc cơ thể. Chúng cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, phát hiện chất thải trong máu và nhận biết khi nào cần cung cấp vitamin, khoáng chất và hormone giúp duy trì sự sống. Hai cơ quan đó chính là thận.

 

Quá trình lọc máu của thận

Vai trò chính của thận là loại bỏ chất thải, biến chúng thành nước tiểu. 8 lít máu của cơ thể đi qua thận khoảng 20 - 25 lần mỗi ngày, nghĩa là 2 quả thận này lọc khoảng 180 lít trong 24 giờ. Thành phần các chất trong máu luôn thay đổi khi bạn tiêu hóa thức ăn và nước uống, do đó, thận hoạt động không ngừng nghỉ.

Máu đi vào thận qua các động mạch rồi tiếp tục chia nhánh cho đến khi trở thành các mạch máu li ti bện chặt vào các bộ phận đặc biệt trong thận gọi là Nephron. Mỗi quả thận có 1 triệu Nephron tạo thành một mạng lưới lọc và cảm biến cực chính xác để kiểm tra tỉ mỉ toàn bộ lượng máu trong cơ thể khi đi qua đây. Để lọc máu, mỗi nephron sử dụng 2 bộ phận mạnh mẽ: một cấu trúc hình giọt nước được gọi là tiểu cầu thận và một ống dài như ống hút được gọi là tiểu quản thận.

Cân bằng chất dinh dưỡng

Tiểu cầu thận làm việc như một màng lọc chỉ cho phép một số chất nhất định như vitamin và khoáng chất đi vào tiểu quản thận. Sau đó, nhiệm vụ của mạch này là xác định xem chất nào trong số đó cần thiết và chừa lại đủ lượng cơ thể cần để tiếp tục tuần hoàn trong máu.

Loại bỏ chất thải

Nhưng máu không chỉ chứa các chất dinh dưỡng mà còn mang theo cả chất thải nữa. Một lần nữa cần đến các Nephron để xử lý chúng. Các tiểu quản thận phát hiện ra các hợp chất cơ thể không cần tới, như U-rê là chất thải ra từ quá trình phân giải protein và tống chúng ra khỏi thận dưới dạng nước tiểu. Niệu đạo sẽ đưa nước tiểu chứa các chất cặn bã vào bàng quang và sau đó thải ra ngoài cơ thể.

Cân bằng lượng nước

Trong nước tiểu cũng có nước. Nếu thận phát hiện có quá nhiều nước trong máu nó sẽ mang phần nước thừa đến bàng quang để thải ra ngoài. Mặt khác, nếu có quá ít nước trong máu, thận sẽ giải phóng một ít trở lại máu, nghĩa là sẽ có ít nước hơn trong nước tiểu hơn. Đó là lý do nước tiểu có màu vàng đậm khi cơ thể thiếu nước.

Thận còn có khả năng kích hoạt vitamin D, tiết ra một loại hormone Renin làm tăng huyết áp và một hormone khác là Erythropoietin giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu. Nếu không có thận, lượng chất lỏng trong cơ thể sẽ bị mất kiểm soát. Chất thải ngày càng tích tụ sẽ khiến cơ thể quá tải và ta sẽ chết. Do đó, mỗi quả thận mang trọng trách giữ cho hệ thống vận hành trơn tru giúp duy trì sự sống. Và thật may chúng ta có đến 2 quả thận.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024