Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/11/2020 09:11 # 1
cunhibom
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/30 (50%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2016
Bài gởi: 45
Được cảm ơn: 0
Các dụng cụ không thể thiếu trong bếp nhà hàng


 
Với các đầu bếp nói riêng và những người yêu thích nấu nướng nói chung, thiếu đi một trong những công cụ, dụng cụ để làm việc quả thực gây ra rất nhiều trở ngại cho việc chế biến món ăn. Chính vì vậy, chuẩn bị một bộ dụng cụ đầy đủ trước khi tiến hành làm việc là điều cần thiết. Vậy bộ dụng cụ này còn bao gồm những vật dụng chuyên dụng nào khác? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Thue.today bật mí giúp bạn nhé.
 
Bạn có biết Bộ dụng cụ làm việc không thể thiếu của một đầu bếp chuyên nghiệp?
 
Thớt, dao, xoong, chảo, xe thu gom bát đĩa … là những vật dụng quen thuộc trong bộ dụng cụ làm việc của bất kỳ một đầu bếp là các công cụ dụng cụ cần thiết tham gia vào toàn bộ quá trình chế biến và hoàn thiện món ăn, từ khâu sơ chế, chế biến đến khâu cắt tỉa, trang trí, phục vụ… Nhằm giúp tạo nên những món ăn mang hương vị tuyệt hảo, các Đầu bếp phải được cung cấp một bộ dụng cụ làm việc chuyên dụng sau đây:
 
Dụng cụ cắt - thái
 
- Dao
 
Thông thường, mỗi đầu bếp cần đến ít nhất 5 loại dao: Dao cắt tỉa, dao chặt, dao đầu bếp, dao thái rau, dao phi lê… Tùy vào từng mục đích sử dụng mà đầu bếp sẽ cần đến mỗi loại dao với kích cỡ, kiểu dáng, độ dày mỏng, độ cứng, cân nặng, độ linh hoạt tương ứng khác nhau
 
- Thớt
 
 
Tương ứng với những chiếc dao bạn cũngcần đến ít nhất 2 loại thớt để phục vụ cho công việc của mình. Tùy vào mục đích sử dụng cũng sẽ có những loại thớt tương ứng phù hợp với màu sắc phân biệt riêng. Bạn nên sử dụng thớt dành riêng để cắt thái gia vị như hành, tỏi và một cái khác để chặt thịt các loại. Tốt nhất nên mã hóa bằng nhiều màu sắc phù hợp với từng loại nguyên vật liệu, thực phẩm:
  1. Màu trắng: bánh mì, phô mai
  2. Màu xanh lá cây: rau và trái cây
  3. Màu nâu: thịt chín
  4. Màu đỏ tươi: thịt đỏ
  5. Màu vàng: gia cầm
  6. Màu xanh da trời: cá và hải sản
Dụng cụ phục vụ bao gồm: xe đẩy thức ăn inox 3 tầng, xe gom bát đĩa sau khi khách dùng xong
 
Dụng cụ nấu nướng
 
Mỗi món ăn buộc phải có một loại nồi chuyên biệt để nấu. Các món chiên, xào thì dùng chảo. Luộc thì dùng nồi hai tai đế sâu. Nồi hấp dùng cho các món hấp… Tùy thuộc vào cách chế biến từng món ăn mà đầu bếp lựa chọn dụng cụ nấu phù hợp với các công dụng tương ứng.
  1. Xoong, nồi: dùng để nấu chín thực phẩm bằng các phương pháp như luộc, hấp, kho, rim, chần,… được chia làm loại 2 quai, có nắp, không nắp, quánh 1 quai,…phù hợp từng loại món ăn để cho ra thành phẩm hoàn hảo nhất.
  2. Chảo: dùng để nấu chín thực phẩm trên bếp bằng các phương pháp như chiên, xào, rán, rang,… gồm chảo chống dính, chảo 1 quai, chảo sâu lòng, chảo chiên trứng,...
  3. Dụng cụ đun cách thủy: dùng chủ yếu cho các món hấp hay nấu chín thức ăn bằng hơi nước, bao gồm xửng, chõ,…
  4. Khay nướng các loại: dùng để nướng chín thực phẩm (bánh, thịt) trong lò nướng, như khuôn pate, khuôn bánh ngọt, khuôn nướng rau củ quả, …Ngoài ra còn có vỉ nướng.
 
Dụng cụ khuấy - trộn - phết
 
Bao gồm muỗng, đũa, vá, vợt, rây, chổi, lược thưa/ dày, cây lật bản lớn/ nhỏ, cây đánh trứng/ phới lồng, cây cán bột, kẹp, muỗng múc kem,… Mỗi loại có chức năng chuyên dụng riêng hỗ trợ công việc nấu nướng của các đầu bếp như: muỗng/ thìa để khuấy súp, gia vị - muỗng lớn trộn bột, trộn rau nộm các loại - phới lồng đánh trứng, trộn dầu giấm, làm sốt, đánh bột,…
 
Để những dụng cụ khuấy, trộn, phết này được gọn gàng và đúng chỗ, thuận tiện cho bạn khi cần đến thì bạn nên đựng chúng trong một chiếc lọ hoặc hũ ngay cạnh chỗ đứng nấu của mình.
 
Một số dụng cụ thiết yếu khác
  1. Các loại bếp, máy móc, hệ thống, băng chuyền (nếu có) chuyên dụng như bếp nấu, lò nướng, lò khè, máy cắt thịt, máy cưa xương, máy hút mùi, máy rửa bát, máy xay sinh tố, máy xay rau củ quả, khoang chứa, …
  2. Dụng cụ xe đẩy: xe đẩy thức ăn..
  3. Các dụng cụ đo lường chuyên dụng như cân đồng hồ, cân điện tử, ca/ muỗng đong chất lỏng, nhiệt kế chuyên dụng,…
  4. Các loại hũ đựng gia vị (ớt, tiêu, đường, muối, mì chính, nước tương, nước mắm,…)
  5. Các lọai rổ, rá; chày, cối; găng tay; dụng cụ bào sợi;…
  6. Dụng cụ mài dao như đá mài dao, cây mài dao,…
  7. Hộp thuốc sơ cứu chuyên dụng
Trên đây là Bộ dụng cụ làm việc chuyên dụng mà bất kỳ đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng cần được trang bị. Việc lựa chọn dụng cụ, thiết bị bếp vô cùng quan trọng đối với mỗi Bếp trưởng, giúp đảm bảo công việc chế biến món ăn được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất; các món ăn được sơ chế, chế biến và hoàn thành đúng quy trình, quy định nhất; mang lại sự hài lòng cho khách hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp đồng thời trở thành những người bạn thân thiết của các Bếp trưởng trong suốt quá trình làm việc của mình.
 
 



Được chỉnh sửa bởi doduhieu vì:Xóa link ẩn, Xóa quảng cáo
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024