Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/10/2020 21:10 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Nam Cực xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất 2020: Điều giới khoa học lo lắng nhất là gì?


Lỗ thủng tầng ôzôn năm 2020 đạt kích thước kỷ lục khoảng 25 triệu km vuông vào ngày 2/10/2020.

Lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực đã mở rộng đến một trong những kích thước lớn nhất được ghi nhận trong những năm gần đây.

Vào năm 2019, các nhà khoa học tiết lộ rằng lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực đã đạt mức nhỏ nhất kể từ khi được theo dõi bắt đầu vào năm 1982, nhưng bản cập nhật năm 2020 một lần nữa khiến giới khoa học hành tinh dấy lên lo ngại thực sự.

“Các quan sát của chúng tôi cho thấy lỗ thủng tầng ôzôn năm 2020 đã phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8 và bao phủ hầu hết lục địa Nam Cực - với kích thước trên mức trung bình” - Quản lý dự án Diego Loyola từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức cho biết.

Các đo đạc mới từ chương trình truyền hình vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) nhận thấy rằng lỗ thủng ôzôn năm 2020 đạt kích thước kỷ lục khoảng 25 triệu km vuông vào ngày 2/10/2020.

Nam Cực xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất 2020: Điều giới khoa học lo lắng nhất là gì? - Ảnh 1.

Lỗ thủng ôzôn năm 2020 đạt kích thước tối đa khoảng 25 triệu km vuông vào ngày 2/10/2020. Nguồn: ESA

Điều này đồng nghĩa với việc, lỗ thủng tầng ôzôn ghi nhận hồi tháng 10/2020 không chỉ lớn kỷ lục trong riêng năm 2020 mà còn thuộc hàng lớn bậc nhất tính riêng trong vòng 20 năm trở lại đây. Trong lịch sử đo đạc gần 4 thập kỷ, năm 2000 đánh dấu lỗ thủng tầng ôzôn lớn kỷ lục với một lỗ thủng rộng 29,9 triệu km vuông. Năm 2015, kích thước lỗ thủng là 25,6 triệu km vuông.

Nhà khoa học khí quyển Vincent-Henri Peuch từ Trung tâm Dự báo Thời tiết Phạm vi Trung bình của Cchâu Âu cho biết: "Có nhiều sự khác biệt về mức độ phát triển của các sự kiện lỗ thủng tầng ôzôn mỗi năm. Lỗ thủng ôzôn năm 2020 giống với lỗ thủng năm 2018 (rộng 22,9 km vuông). Cũng như biến động từ năm này sang năm khác, lỗ thủng tầng ôzôn phía trên Nam Cực cũng thu nhỏ và lớn lên hàng năm, với nồng độ ôzôn bên trong lỗ thủng suy giảm khi nhiệt độ ở tầng bình lưu trở nên lạnh hơn.

Khi điều này xảy ra - cụ thể là khi các đám mây ở tầng bình lưu ở cực Nam hình thành ở nhiệt độ dưới –78 ° C - phản ứng hóa học phá hủy các phân tử ôzôn khi có bức xạ Mặt trời.

Peuch cho biết: "Với việc ánh sáng Mặt trời quay trở lại Nam Cực trong những tuần trước, chúng tôi thấy sự suy giảm tầng ôzôn tiếp tục diễn ra trong khu vực.

Sau lỗ thủng tầng ôzôn nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn bất thường vào năm 2019, do điều kiện khí tượng đặc biệt thúc đẩy, chúng tôi nhận thấy một lỗ hổng khá lớn xuất hiện trong năm nay, điều này khẳng định rằng chúng ta cần tiếp tục thực thi Nghị định thư Montreal cấm phát thải các hóa chất làm suy giảm tầng ôzôn".

Nghị định thư Montreal là một cột mốc quan trọng trong thành tựu môi trường của nhân loại, loại bỏ dần việc sản xuất chlorofluorocarbons (CFC) có hại - hóa chất trước đây được sử dụng trong tủ lạnh, bao bì và bình xịt - có khả năngphá hủy các phân tử ôzôn.

Một đánh giá năm 2018 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy nồng độ ôzôn trên Nam Cực sẽ trở lại mức tương đối bình thường (như trước những năm 1980) vào khoảng năm 2060. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta phải tuân thủ nghiêm Nghị định thư Montreal.

Mặc dù lỗ thủng đỉnh cực đại của tầng ôzôn năm 2020 không phải là lớn nhất được ghi nhận - đã được nhìn thấy vào năm 2000, với một lỗ thủng rộng 29,9 triệu km vuông - nhưng lỗ thủng năm 2020 này vẫn rất đáng kể, đồng thời là một trong những lỗ thủng lớn nhất trong những năm gần đây.

Nguyên nhân là gì?

Xét về một trong những nguyên nhân gây ra lỗ thủng ôzôn kỷ lục năm 2020 này, các nhà nghiên cứu cho biết sự kiện năm 2020 được thúc đẩy bởi một xoáy cực mạnh: Một hiện tượng gió khiến nhiệt độ tầng bình lưu trên Nam Cực lạnh đi. 

Ngược lại, nhiệt độ ấm hơn vào năm 2019 là nguyên nhân dẫn đến kích thước lỗ thủng tầng ôzôn thấp kỷ lục vào năm 2019, như các nhà khoa học giải thích.

Paul Newman, nhà khoa học trưởng về Khoa học Trái Đất tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, cho biết: "Điều quan trọng là phải nhận ra rằng những gì chúng ta đang thấy [vào năm 2019] là do nhiệt độ tầng bình lưu ấm hơn. Đó không phải là một dấu hiệu cho thấy ôzôn trong khí quyển đột nhiên đang trên đà phục hồi nhanh chóng".

Nam Cực xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất 2020: Điều giới khoa học lo lắng nhất là gì? - Ảnh 3.

Theo quan sát của các nhà khoa học hành tinh, lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực dù có trên đà phục hồi về sau nhưng phải mất hàng thập kỷ để các hóa chất độc hại biến mất hoàn toàn khỏi bầu khí quyển. 

Thêm vào đó là sự xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn bất thường ở Bắc Cực xuất hiện hồi tháng 4/2020. Đây là lúc chúng ta cần nghiêm túc thực hiện việc giảm thải hóa chất độc hại vào khí quyển.

Nam Cực xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất 2020: Điều giới khoa học lo lắng nhất là gì? - Ảnh 4.

Hồi tháng 4/2020, Bắc Cực cũng xuất hiện lỗ thủng ôzôn lớn nhất trong lịch sử đo đạc. Ảnh: NASA

Không thể phủ định vai trò sống còn của tầng ôzôn đối với Trái Đất và sinh vật sống. Tầng ôzôn thường tạo thành một "tấm chăn dày" bảo vệ trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng 10 đến 50 km, nơi nó che chắn sự sống khỏi sự hủy diệt của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.

Bức xạ cực tím trong ánh sáng Mặt Trời có tác hại lớn đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây các bệnh về da và mắt ở người, gây ung thư... Khi xuyên qua ôzôn, chúng có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.

Do đó, nếu không bảo vệ ôzôn theo cách riêng của con người (ngừng phát thải các khí hóa học làm phá hủy ôzôn) thì đà phục hồi của tầng ôzôn ở Nam Cực nói riêng sẽ rất khó khăn, từ đó ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Bài viết sử dụng nguồn: Sciencealert




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024