Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/10/2020 20:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Mạnh Mẽ Sống Giữa Những Lời Đàm Tiếu Sau Lưng Bạn


Khi nhắc đến ‘gossip - chuyện phiếm, tầm phào hay những tin đồn nhảm’ - thứ được định nghĩa là những cuộc hội thoại không thể kìm nén về người khác - thì giáo viên không hoàn toàn vô can. Trường học đôi khi khá cực đoan, và phòng chờ của giáo viên có thể trở thành một nơi phù hợp để buôn chuyện.

Không phải tất cả những câu chuyện phiếm nào cũng đều kết thúc trong thảm họa - đôi lúc, chúng lại là một cách hữu hiệu giúp bạn giải tỏa những năng lượng hoặc cảm xúc dồn bị nén bấy lâu với những người đồng nghiệp tin tưởng. Tuy nhiên, nếu như bạn không cẩn thận về chủ đề của những buổi ‘ngồi lê đôi mách’ ấy, những chủ đề không phù hợp chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực to lớn đến văn hóa học đường, tinh thần và cả sự nghiệp của bạn.

Nếu bạn là một giáo viên luôn bị bủa vây liên tục bởi những câu chuyện phiếm có phần tiêu cực chốn học đường - hay thậm chí trở thành chủ đề của những buổi bàn tán, thì đây sẽ là những lời khuyên rất hữu ích dành cho bạn.

Khi những cuộc ‘tám’ chuyện phiếm đang diễn ra xung quanh bạn

  1. Tránh đi những buổi tụ tập tầm phào

Những tác động tiêu cực của hành động ‘ngồi lê đôi mách’ bao gồm việc đánh mất dần dần tìm tin và tinh thần cũng như sự lo lắng, bất an ngày càng leo thang theo thời gian giữa những người đồng nghiệp với nhau. Điều này có thể được xem như một hậu quả rõ ràng để khuyên răn chúng ta tránh đi những cuộc nói chuyện phiếm - hay ít nhất là tránh đi những tình huống có thể dẫn đến sự xuất hiện của những buổi nói chuyện tầm phào.

Sẽ luôn có những địa điểm trong trường học, nơi mà những cuộc nói chuyện phiếm trở nên đông đúc người tham gia hơn cả, đó có thể là phòng chờ giáo viên hay nhà ăn của một khoa. Khi vấn để của buổi nói chuyện dần leo lên đỉnh điểm, tôi (tác giả) sẽ tránh đi những cuộc tụ họp này. Bởi tôi nhận thấy rằng chuyện phiếm luôn là thứ khiến tôi đánh mất niềm vui, và không có lý do gì để tôi tham gia những buổi ‘ngồi lê đôi mách’ ấy chỉ để nhận lại những thứ tiêu cực cho bản thân. 

  1. Giả sử mọi người đều biết rõ nhau

Trong ngôi trường mà tôi đang làm việc luôn tồn tại nhiều mối quan hệ giữa những nhân viên với nhau. Vợ của cựu giám đốc trường học tôi làm việc là một giáo viên. Còn con gái của cựu hiệu trưởng thì kết hôn với một giáo viên khác. Trong một môi trường gói gọn như thế này, hãy giả sử rằng có nhiều mối liên kết mà bạn chưa đến đến. Chính vì lý do đó, đừng nên mạo hiểm nói về những người khác với đồng nghiệp của bạn bởi bạn sẽ không bao giờ biết được rằng người mà bạn nhắc đến trong cuộc trò chuyện có mối quan hệ gì với người mà bạn đang nói chuyện cùng.

  1. Đừng kể ra bên ngoài những chuyện riêng tư của trường bạn

Việc để lộ ra bên ngoài những câu chuyện đáng lẽ chỉ nên nằm trong phạm vi ngôi trường được cho là rất nguy hiểm. Có một lần tôi đang trong một hiệu sách cách trường vài khu phố. Khi thu ngân cầm trên tay thẻ nhân viên trường của tôi, ông ấy nói, ‘’Ô, tôi nghe nói rằng trường cô vừa có một hiệu trưởng mới.’’ Tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Hãy tưởng tượng ra vẻ mặt đầy bất ngờ của tôi khi mà sau đó, tôi khám phá ra việc người thủ quỹ hôm trước chính là bố của tân hiệu trưởng trường tôi. Vì vậy, đừng mang những chuyện bên trong trường học ra bên ngoài để bàn tán, thảo luận bởi việc này có thể sẽ khiến bạn rơi vào tình huống trớ trêu ‘gậy ông đập lưng ông’.

  1. Email không bao giờ là nơi cho những câu chuyện phiếm diễn ra

Chắc hẳn không một ai trong chúng ta là chưa nghe qua câu chuyện - bạn định gửi một email đến một người đồng nghiệp, nhưng bạn lại vô tình gửi nhầm nó cho một người khác. Một trong những người đồng nghiệp của tôi đã từng gửi email với nội dung nói về hiệu trưởng mới của trường, ‘’Thật không thể tin rằng chúng ta sẽ phải chịu đựng những ba năm dưới sự lãnh đạo của tên *#*& này?’’ bạn hãy đoán thử xem - phải, cô ấy đã vô tình gửi nhầm lá thư ấy đến vị hiệu trưởng mới.

 

Khi bạn chính là chủ đề của cuộc bàn tán

  1. Hãy mặc cho những chuyện đó trôi qua

Đã từng có một bài viết được đăng tải trên Psychology Today chỉ ra ra rằng chúng ta thường ‘’có thành kiến tiêu cực mãnh liệt: chúng ta  thường dành sự quan tâm của bản thân cho những thông tin tiêu cực thay vì tích cực.’’ Nếu như bạn nhận ra bản thân đang trở thành chủ đề của những câu chuyện ‘ngồi lê đôi mách’, đừng để những cảm xúc tiêu cực này chi phối tâm hồn và thể xác của bạn. Thứ mà bạn cần làm chính là ngồi xuống, viết ra những thất vọng bên trong bạn, điều này không chỉ giúp bạn tránh xa những kẻ nhiều chuyện cũng như tập trung vào những đối tượng quan trọng hơn: học sinh.

Nếu như bạn muốn đối diện với những kẻ đã tung tin đồn thất thiệt về bạn, Robert Willer, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford, đưa ra lời khuyên cho bạn ‘’bạn có thể giành được thiện cảm của kẻ nói xấu bạn bằng cách tiếp cận theo hướng cảm thông và gián tiếp.’’ Đưa ra những quan điểm cá nhân cũng có thể giúp ích cho bạn.

Tuy nhiên, hơn bất kỳ điều gì, lời khuyên của tôi dành cho những giáo viên đang là chủ đề của những câu chuyện phiếm tầm phào chính là hãy tập trung vào công việc của bạn và cho mọi thứ thêm thời gian để lắng xuống và biến mất. Việc trở nên kiên định, không bận tâm và giữ tâm trí bình tĩnh trước sự tiêu cực, khó khăn đang ập đến có thể sẽ là một điều không tưởng, nhưng, như mẹ tôi đã luôn nói, đó luôn là cách tốt nhất.

  1. Làm sáng tỏ mọi thứ và luôn ngẩng cao đầu

Một vài năm trước, một chính trị gia bất mãn trong thành phố đã lan truyền những lời đồn thổi về tôi khi ông ấy biết được tôi đã ủng hộ một ứng cử viên khác. Khi những lời thị phi đến tai, tôi đã đi gặp trực tiếp vị giám đốc trường, người đã ủng hộ tôi một cách dứt khoát. Tôi thấy mình thật may mắn khi nhận được sự hỗ trợ to lớn. Tôi đã phớt lờ đi những lời bàn tán sau lưng và tập trung và học sinh của mình, làm bản thân bận rộn với công việc. Trong một vài tuần sau đó, những lời bàn tán phù phiếm dần lắng xuống và biến mất, và chính trị gia đó đã bị mọi người cười cợt, chê bai vì đã tung ra những tin đồn thất thiệt về người khác. Ông ấy sẽ không bao giờ tham gia tranh cử một lần nào nữa.

Nếu bạn đang là tâm điểm của những lời bàn tán không hay, bạn có thể muốn làm sáng tỏ mọi chuyện với những người mà bạn thân thiết. Tuy nhiên, bạn không cần phải bảo vệ, ngăn cách bản thân khỏi tất cả mọi người. Đừng làm cho những lời đàm tiếu lan rộng bằng việc cứ nói về nó liên tục dù cho bạn chỉ đang muốn thanh minh cho bản thân. Thị phi mà không được ai hưởng ứng, không được lan rộng thì cũng dần chìm xuống đáy mà thôi.

Lời khuyên tốt nhất dành cho tất cả các giáo viên chính là hãy tránh xa những buổi ‘ngồi lê đôi mách’ hoàn toàn. Nếu bạn tham gia và những cuộc chuyện phiếm đó, mọi người sẽ tự hỏi rằng bạn đang nói gì về họ khi họ đang không có mặt ở đó. Hơn nữa, nếu bạn bị ‘chỉ mặt, gọi tên’ và bắt chịu trách nhiệm cho việc tung tin đồn nhảm, điều này không chỉ khiến bạn thấy cực kỳ xấu hổ mà còn ảnh hưởng xấu đến công việc của bạn. 

Đồng thời, hành động trả đũa những người nói xấu bạn sẽ khiến bạn phải gánh chịu càng nhiều những mệt mỏi, căng thẳng. Một năm học tiếp theo sẽ chắc chắn ít đi những phiền muộn và chứa đựng nhiều những niềm vui nếu bạn tránh xa những câu chuyện đàm tiếu phù phiếm.

----------

Tác giả: Nancy Barile

Link bài gốc: Survive the Gossip Target on Your Back

Dịch giả: Jiang Long Hui - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024