Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/10/2020 22:10 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Báo Nhật giải thích nguyên nhân giúp cho Việt Nam ngăn chặn được Covid-19 một cách cực kỳ thành công


Nikkei - trang báo uy tín của Nhật Bản mới đây đã có một bài viết lý giải cách mà người Việt Nam có thể ngăn chặn dịch bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất. Và nó đến từ những chiếc khẩu trang.

Báo Nhật giải thích nguyên nhân giúp cho Việt Nam ngăn chặn được Covid-19 một cách cực kỳ thành công - Ảnh 1.

Người Việt Nam vốn đã rất quen thuộc với những chiếc khẩu trang

Cụ thể theo bài viết thì trên thực tế, khẩu trang hiện tại đang là một chuẩn bình thường mới trên thế giới, kể cả ở phương Tây. Tuy nhiên, chiếc khẩu trang thực chất lại gắn liền với cuộc sống của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung từ trước khi dịch bệnh xảy ra, và điều này đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam chống dịch thành công đến bất ngờ. 

"Tôi vốn đã luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài," - Nikkei dẫn lời một người dân tại Hà Nội. 

Báo Nhật giải thích nguyên nhân giúp cho Việt Nam ngăn chặn được Covid-19 một cách cực kỳ thành công - Ảnh 2.

Nikkei cho biết, thói quen đeo khẩu trang tại Việt Nam thực chất đã có từ lâu, do chất lượng không khí ở một số thành phố đôi lúc không được tốt. Nguồn gây ô nhiễm không khí đến từ các phương tiện giao thông, công trường xây dựng, và việc đốt bỏ rơm rạ sau khi hết mùa gặt.

Dẫu vậy, thói quen đeo khẩu trang lại là công cụ mạnh nhất để chống lại sự lây lan của virus corona. Việt Nam đã khống chế tổng số ca nhiễm chỉ loanh quanh hơn 1000 người, và không có ca nhiễm trong cộng đồng suốt hơn 1 tháng qua. Nhưng kể cả khi cuộc sống đã trở lại bình thường, khẩu trang vẫn thường xuyên xuất hiện trên đường phố tại Việt Nam - một hình ảnh đã rất quen thuộc với người dân nơi đây.

 

Nguồn: Nikkei



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024