Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/10/2020 16:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Social Media Marketing là gì? Cách ứng dụng Social Media Marketing hiệu quả đem lại kết quả doanh thu tối ưu cho doanh nghiệp


 

Trong những năm gần đây, gần như bất cứ ai trong chúng ta để sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản trên các nền tảng social như Facebook, Tiktok, Instagram,… bởi nó không chỉ nơi để chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài thế giới mà là một cộng đồng khổng lồ để ta chia sẻ, kết nối với mọi người.

Đây cũng là xu hướng phát triển chưa từng có trong lịch sử khi chỉ gần 10 năm đã có 1,23 tỷ người sử dụng chỉ riêng nền tảng Facebook. Song song với điều đó, con người cũng đang dần trở lên nghiện chúng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống đời thường.

Với sự phổ biến đáng kinh ngạc và không thể phủ nhận, social cũng là nơi để chúng ta marketing và kết nối đến với khách hàng hiệu quả. Ngay trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn hiểu về social media marketing là gì và cách sử dụng social media marketing để đem lại doanh thu cho bạn trên nền tảng social.

Social Media là gì?

Để hiểu được vấn đề Social Media marketing bạn cần biết được bản chất social media là gì trước đã. Social media bao gồm 2 thành phần “social” và “media”. Thứ nhất, “social” là xã hội nói lên về khía cạnh sự tương tác, kết nối thông qua việc chia sẻ và tiếp nhận thông tin. Còn “media” chính là công cụ để mọi người giao tiếp với nhau thông qua “social.

Các thành phần trong Social Media:

Social Community: là các kênh được tạo ra nhằm phát triển các mối quan hệ và kết nối mọi người đều có cùng sở thích, mối quan tâm nhất định. Vì vậy, các social community có tính năng tương tác đa chiều, cho phép người dùng chuyện trò, gắn kết và chia sẻ thông tin lẫn nhau.

Social Entertainment: là các trang hay các công cụ trực tuyến cho phép người dùng được giải trí và vui chơi với  social game, các trang web chơi game trực tuyến…

Social Commerce:  là hình thức nền tảng hỗ trợ cho việc mua và bán, là một phần của thương mại điện tử – nơi mà người mua lẫn người bán đều có thể linh động hơn trong việc tương tác và phản hồi.

Social Publishing: là các trang được tạo ra giúp phổ biến nội dung trên mạng. Gồm các trang blog, microsite, các trang dành cho việc đăng tải hình ảnh/ video/ audio/ document, các trang đánh dấu trang và các trang tin tức.

Để giúp các bạn hình dung cụ thể hơn về cách phân loại social media, các bạn hãy nhìn vào mô hình đồ họa của Brian Solis – đây là nghiên cứu khoa học luôn được thay đổi mỗi lần công bố và lần ra mắt đầu tiên vào năm 2008.

Các yếu tố quan trọng để hình thành nên social media

Nội dung (content)

“Content is King” – bất cứ nền tảng nào nội dung cũng là yếu tố thiết yếu để tạo nên sự thành công và social media cũng không ngoại lệ. Nội dung không đơn giản chỉ là bài viết, bài quảng cáo mà nó có thể là bất cứ thứ gì. Các hình ảnh trên instagram, một vài video vui nhộn trên tiktok, bản nhạc hay trên SoundCloud,… Content có rất nhiều dạng và bạn cần sử dụng đúng dạng theo đúng nhóm đối tượng, thời điểm và nhóm sản phẩm phù hợp.

Sự tương tác

Việc tương tác có thể nói là bản chất về social, nó giống như việc nói chuyện trong cuộc sống thường nhật, chỉ khác biệt là bạn không nói mà sử dụng các ký tự trên internet để truyền tải cuộc trò chuyện. Nó đơn giản chỉ là một lượt thích, bình luận, đánh giá,… để người, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Chia sẻ

Theo tháp nhu cầu của Maslow thì ham muốn được thể hiện bản thân, sáng tạo và nhận được công nhận đứng đầu trong các chuỗi nhu cầu. Thì việc chia sẻ trên các nền tảng social chính là cách nhanh nhất để đạt được điều đó. Bản tạo ra một sản phẩm, đăng lên Facebook và chia sẻ nó hoặc đơn giản hơn bạn thấy một clip hay và chia sẻ nó để thể hiện sở thích, quan điểm về cuộc sống của mình.

Ngữ cảnh

Mỗi nền tảng social có một ngữ cảnh khác nhau và mọi người chọn lựa nền tảng đó để sử dụng. Linkedin hấp dẫn mọi người và được biết tới là nơi để bàn luận về vấn đề công việc, kinh doanh. Facebook là nền tảng để kết nối, trò chuyện, giải trí,…

Hashtag

Chắc mọi người không còn gì lạ với Hashtag khi nó là công cụ hiệu quả giúp người dùng tìm kiếm các thông tin trên nền tảng social. Chỉ đơn là là đánh dấu # phía trước keyword mọi vấn đề được tìm nhanh chóng trong vài giây.

Social Media Marketing là gì?

Đã xong phần kiến thức căn bản và chúng ta bắt đầu đi sâu vào mục tiêu chính của bài viết ngày hôm nay. Trước khi bắt tay vào làm truyền thông trên nền tảng social bạn cần hiểu rõ về định nghĩa của nó.

Để hiểu đơn giản Content Media Marketing là: “Quá trình bạn tạo ra các nội dung trên ngữ cảnh của từng nền tảng phương tiện riêng lẻ để thúc đẩy sự tương tác, chia sẻ của người dùng về vấn đề đó”.

Trọng điểm của Social media marketing hoàn toàn tập trung vào nội dung, nội dung và nội dung. Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn giữa Social Media Marketing và Content Marketing vì hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt giữa Social Media Marketing và Content Marketing

Social Media Marketing

Đây là phương pháp tiếp thị được xây dựng khi các thương hiệu có nhu cầu xây dựng, gia tăng thương hiệu và độ nhận biết của mình trên nền tảng social networks bằng cách khiến người tiêu dùng biết tới, tương tác và chia sẻ họ.

Social Media Marketing có thể nói là công cụ hữu ích khi để xây dựng thương hiệu và giữ chân khách hàng bằng các phương thức hậu mãi như: đầu tư chất lượng tư vấn bằng việc phản hồi nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ khách hàng ngay trên social networks và nhờ vậy nhằm tăng sự tương tác và trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm của họ.

Như vậy, với công cụ Social media Marketing giúp các Brands lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người tiêu dùng nhanh chóng và đưa ra các phản ứng kịp thời để thay đổi theo hướng tích cực.

Content Marketing

Content marketing chính là việc “Brand Storytelling” vì đây là cách họ gia tăng thiện cảm thương hiệu, thu hút khách hàng với các nội dung được tạo ra có giá trị với thương hiệu. Nội dung này cần được đáp ứng đúng, đủ và phải cao hơn những gì khách hàng cần và những gì sẵn có trong sản phẩm của họ. Tạo ra các cảm xúc thích, tin và yêu về sản phẩm của thương hiệu. Đặc biệt, các sản phẩm đó phải giải quyết các nhu cầu của họ.

Các ưu điểm khi sử dụng Social Media Marketing

Gia tăng nhận thức thương hiệu nhanh chóng: Chỉ đơn giản chia sẻ các nội dung, tin tức sáng tạo, minh bạch và nhất quán. Các thương hiệu đều có thể gia tặng nhận thức nhanh chóng với chi phí tối ưu.

Kết nối với người tiêu dùng: Nếu như trước kia chưa có hệ thống social media, mối quan hệ chỉ là một chiều mua hoặc một chiều bán thì ngay bây giờ sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tăng traffic liên hệ thống: Không chỉ giúp gia tăng đơn thuần trên social media mà bạn hoàn toàn có thể gia tăng traffic trên web, các trang thương mại điện tử của mình chỉ đơn giản là share bài viết trên fanpage.

Thúc đẩy doanh thu bán hàng: Với các hình ảnh, nội dung, video trực tiếp – mọi thứ sẽ giúp khách hàng quyết định nhanh chóng hơn khi muốn mua sản phẩm.

Cách ứng dụng Social Media Marketing

Đặt mục tiêu Marketing

Bất cứ kế hoạch nào được tạo ra đều phải có mục tiêu rõ ràng và ứng dụng truyền thông social cũng không ngoại lệ. Mỗi doanh nghiệp đều có mục tiêu truyền thông khác nhau tùy thuộc vào nhóm sản phẩm, chiến lược sản phẩm, đối tượng mua hàng, nền tảng social lựa chọn,…

Các mục tiêu thông thường của doanh nghiệp khi lựa chọn Social Media là

  • Gia tăng nhận thức thương hiệu của doanh nghiệp
  • Xây dựng cộng đồng thích, tin, yêu về sản phẩm
  • Tăng lưu lượng truy cập website, các trang thương mại điện tử

Để dễ dàng hơn, mình thường ứng dụng mô hình SMART khi đặt mục tiêu truyền thông trên Social Media với

  • Specific (cụ thể, dễ hiểu)
  • Measurable (đo lường được)
  • Achievable (có thể đạt được)
  • Relevant (thực tế / liên quan / thích hợp)
  • Time-bound (giới hạn thời gian)

Ví dụ: Mình muốn lập trang fanpage bán hàng với số lượng theo dõi 1000 người trong 2 tuần.

  • S: Lập fanpage
  • M: 1000 người theo dõi
  • A: Các cách để xây dựng 1000 người theo dõi bằng việc viết nội dung, chia sẻ group, chạy quảng cáo,..
  • R: Mục tiêu để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tăng doanh số,…
  • T: Xây dựng trong 2 tuần

Đối tượng bạn là ai?

 Hiểu rõ về đối tượng là yếu tố quan trọng để quyết định được sự thành bại của chiến dịch. Bạn càng hiểu rõ đối tượng mình là ai thì bạn càng tạo được sự gắn kết đối với họ và điều đó cũng giúp bạn xây dựng được sự truyền tải thông điệp tốt hơn rất nhiều.

Để giúp các bạn dễ dàng hiểu đối tượng mình hơn, có rất nhiều công cụ mạnh mẽ giúp bạn làm điều đó ngoài việc khảo sát truyền thống như Facebook Audience Insight.

Hoặc để đơn giản hóa bạn chỉ cần sử dụng công thức 5W – 1H huyền thoại:

Who (Họ là ai?): Trả lời liên quan đến nhân khẩu học của đối tượng mà chúng ta muốn tìm hiểu như họ có gia đình chưa, họ bao nhiêu tuổi, phạm vi sinh sống họ ở đâu,…

What (Họ thích, quan tâm, yêu cái gì?): Cụ thể hơn – câu hỏi này giúp bạn trực tiếp tìm kiếm câu trả lời về những gì mà đối tượng quan tâm để lên chiến lược nội dung.

Where (Họ thường ở đâu?): Trả lời được câu này bạn sẽ biết được nền tảng social nào họ thường sử dụng phổ biến nhất.

When (Khi nào họ có thể đọc hoặc thời điểm tìm kiếm nội dung mà mình cung cấp?): Xác định được chính xác thời điểm sẽ giúp bạn đăng bài viết và tập trung cung cấp bài viết nhắm đến đối tượng tốt hơn.

Why (Tại sao họ sẽ thích nội dung này?): Câu hỏi này giúp bạn tối ưu hóa nội dung của bạn và các thông tin liên quan đến nội dung.

How (Làm thế nào để họ tiếp nhận nội dung này?): Họ có thể trải nghiệm các nội dung bằng cách xem video, các hình ảnh, bài báo,…

Tạo các nội dung giá trị

Một bài viết hay sẽ giúp nó được chia sẻ và yêu thích nhiều hơn. Việc đầu tư cho nội dung giá trị, ý nghĩa và sáng tạo không bao giờ thừa.

Nhưng nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm xem nhẹ việc đăng tải nội dung và các nội dung đăng tải thường không liên quan đến nhóm sản phẩm hoặc thương hiệu của họ bởi dù tăng được lượng like nhưng cũng không tăng thêm được chút nào giá trị thương hiệu.

Ví dụ: Bạn là một người bán sản phẩm áo thun, ngoại trừ các bài viết về bán quần áo, bạn có thể đăng post về xu hướng thời trang, cách phối đồ sao cho đẹp hoặc các thông tin về thương hiệu, đội ngũ công nhân viên. Một bài viết về thú cưng thu hút nhiều lượng like, cmt, share nhưng thực sự hoàn toàn vô nghĩa với mục tiêu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nội dung cũng nên thật sáng tạo với các minigame, truyện cười, feedback của khách hàng,…

Một lưu ý nữa là các nội dung bạn nên tìm kiếm các hashtag được nhiều người nhất sử dụng trong nhóm sản phẩm của bạn để gia tăng traffic về post.

Đo lường

Khi đã làm được mọi thứ thì đo lường là bước cuối cùng để xác định được chiến dịch và kế hoạch mình làm có hiệu quả hay không.

Việc đo lường giúp bạn loại bỏ các hoạt động vô nghĩa để tập trung các giá trị xây dựng và gắn kết khách hàng tốt hơn. Để làm được điều đó, bạn cũng nên học một số các thuật ngữ và công thức để đo lường

  • Customer lifetime value (CLV) – lợi nhuận trung bình bạn thu được từ một khách hàng trong khoảng thời gian X năm.
  • CLV x conversion rate – mỗi lần truy cập có giá trị bao nhiêu cho bạn.
  • Average sale – lần mua hàng trung bình được thực hiện nhờ vào quảng cáo.
  • ROI: Tỷ suất hoàn vốn
  • Click through rate (CTR): Tần suất những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào quảng cáo đó.
  • Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi: được tính bằng số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác với quảng cáo có thể theo dõi được cho một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian.
  • Impression – Số lần hiển thị – Số lần bài đăng được người dùng nhìn thấy trên social media.
  • In-Stream Ad: quảng cáo trong luồng, xuất hiện ở 5 giây đầu tiên của video và có nút bấm Bỏ qua quảng cáo.
  • Interaction – Tổng lượng tương tác
  • Influencers – Người gây ảnh hưởng

Bài viết cũng đã dài và mình nghĩ nó cũng đã đủ mọi người hiểu về Social Media Marketing, còn nếu muốn sâu hơn bạn phải tự mình thử nghiệm, thực hành trên chính sản phẩm và thương hiệu của mình để biết chính xác được nó như thế nào và tự rút ra được các bài học dành riêng cho mình.

Mình mong bài viết sẽ hữu ích phần nào cho bạn trong các chiến dịch marketing sắp tới. Chúc bạn thành công tạo lập được các chiến dịch Social Media Marketing của riêng mình.

https://tuhoccontent.com/social-media-marketing-la-gi-cach-ung-dung-social-media-marketing-hieu-qua-dem-lai-ket-qua-doanh-thu-toi-uu-cho-doanh-nghiep/

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024