Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/08/2020 23:08 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 8 Điều Quan Trọng Cấp Trên Nào Cũng Mong Muốn Nhân Viên Nắm Rõ


Nhân viên - Nếu bạn là người đã có một vài năm kinh nghiệm trong thế giới doanh nghiệp, bạn có lẽ sẽ biết rằng nhà tuyển dụng nào cũng luôn mong đợi ở các ứng viên của mình một số điều nhất định. Sự kỳ vọng đối với các ứng viên có thể sẽ không được ghi rõ trong chính sách của công ty, nhưng vẫn sẽ có một số điều "ngấm ngầm", luôn được đòi hỏi trong mọi hoàn cảnh.

Nếu bạn là nhân viên mới của một tổ chức và chỉ mới bắt đầu sự nghiệp, bạn có thể sẽ không đoán định được ngay lập tức những kì vọng ấy cụ thể là gì. Bạn cần một khoảng thời gian nhất định gắn bó với một tổ chức và hiểu được văn hoá của công ty họ, các quy tắc và cách mọi thứ vận hành. Sau đó, bạn có thể hiểu ra được điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Chúng tôi ở đây để giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những yếu tố mà các nhà tuyển dụng mong đợi ở bạn, thậm chí là khi bạn không hề biết về họ trước đó.

Quan sát họ, dừng lại một chút, suy nghĩ và sau đó hãy triển khai các bước hành động tiếp theo. Đọc bài viết này có thể tiết kiệm cho bạn hàng năm trời phải sống trong sự hiểu nhầm, cũng như tiết kiệm được nhiều công sức để hiểu những nhà tuyển dụng.

Trước khi đi sâu vào chi tiết cụ thể, bạn cần hiểu tại sao các nhà tuyển dụng mong đợi những điều này từ nhân viên của mình. Vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi "Tại sao", rồi mới bàn luận về câu hỏi "Là gì".

Tại sao các nhà tuyển dụng lại đặt nhiều kỳ vọng vào nhân viên?

 

 

Sự đầu tư

Khi các nhà tuyển dụng thuê mướn nhân viên, họ phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức vào đó. Vì thế, doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nhân viên của mình sẽ xứng đáng với sự đầu tư của họ. Hãy thử nghĩ xem, khi bạn đầu tư tiền bạc vào một quỹ tương hỗ nào đó, bạn có mong đợi nhận lại một tỉ suất hoàn vốn (ROI) từ sự đầu tư của mình không? Dĩ nhiên là có. Vì thế, nhà tuyển dụng nào cũng đều mong đợi năng lực của các ứng viên sẽ xứng đáng với công sức đầu tư của họ thôi.

Vun đắp cho tổ chức

Các nhà tuyển dụng mong muốn tổ chức của họ thành công và được duy trì hoạt động lâu nhất có thể. Để giữ vững được sự ổn định của tổ chức, họ cần nguồn nhân lực của mình làm việc một cách siêng năng và liên tục mang lại nhiều giá trị. Nếu họ không mang lại bất kỳ một giá trị nào cho thị trường, họ sẽ sớm bị đào thải khỏi thương trường. Vì thế, các nhà tuyển dụng ắt sẽ mong đợi ứng viên của mình hiểu được quan điểm này, và hành động theo như thế.

Giảm các chi phí

Các nhà tuyển dụng không chỉ muốn kiếm nhiều tiền hơn, họ cũng muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa. Vì thế, nếu nhân viên nào không hiểu được điều này và sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên, anh ta sẽ làm trái với tôn chỉ của cấp trên. Nhân viên nào cũng nên biết tiết kiệm chi phí cho công ty để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Sự phát triển

 

Có câu nói rằng “Nếu bạn không phát triển, bạn sẽ bị đào thải”. Điều này đúng cho cả các cá nhân và tổ chức. Nếu tổ chức không trở nên lớn mạnh hơn, nó sẽ ngày một suy giảm quy mô, giá trị, tầm ảnh hưởng và suy yếu về dịch vụ khách hàng. Vì thế, nếu bạn là nhân viên mà lại không giúp ích được gì cho doanh nghiệp, sẽ thật khó khăn để tiếp tục duy trì mối quan hệ song phương cùng có lợi.

 

Mang đến nhiều giá trị

Nếu bạn không làm theo những điều được yêu cầu, bạn sẽ không mang lại những giá trị mà nhà tuyển dụng mong đợi từ bạn. Không có ai bảo các ứng viên rằng - hãy trở thành những nhân viên ưu tú, và bảo họ phải làm điều này, điều kia. Nếu một người có thể hiểu được sự quan trọng của giờ giấc và cứ thế tuân thủ theo, cô ấy chắc chắn sẽ trở thành một trong những nhân viên ưu tú nhất của tổ chức.

 

Những điều mà các nhà tuyển dụng muốn nhân viên biết

Đây là những điều căn bản để trở thành một nhân viên giỏi bất kể cấp trên của bạn có yêu cầu bạn làm điều đó hay không

1/ Chịu trách nhiệm

Thậm chí, nếu bạn chỉ là một nhân viên tầm thường, cấp trên vẫn sẽ mong muốn bạn biết chịu trách nhiệm với những điều bạn được giao. Sếp của bạn sẽ không đi đến chỗ bạn và bảo bạn rằng bạn cần có trách nhiệm và chủ động giải quyết khó khăn, nhưng bạn phải tự biết điều đó. Khi bạn được giao một nhiệm vụ, bạn phải chịu trách nhiệm với nó. Mỗi ngày, sếp của bạn hay các nhà tuyển dụng sẽ không thể nào đến tận nơi để bảo bạn nên làm cái này và không nên làm cái kia. Bạn cần hiểu sự khác nhau giữa những gì nên làm và không nên làm. Bạn cần hành động như thể bạn chính là ông chủ của mình, ngay cả khi bạn chỉ là nhân viên nhỏ của một tổ chức. Hãy biết chịu trách nhiệm và bạn sẽ nhận ra sự khác biệt trong kết quả công việc và trong cái cách nhà tuyển dụng giao tiếp với bạn.

 

2/ Nhìn xa trông rộng

Ông chủ của bạn muốn bạn suy nghĩ về hoa hồng, đặc biệt là lớp gai của chúng. Để trở thành một nhân viên giỏi, bạn cần là một người biết nhìn xa trông rộng. Giờ đây, sẽ thật điên rồ nếu bạn cho rằng điều này sẽ được viết trong chính sách của công ty. Không có ai viết điều đó trong cuốn sổ quy tắc của công ty cả. Ví dụ, khi bạn nhận thấy rằng sẽ không có điều gì đặc biệt diễn ra suốt hàng tháng trời khi team của bạn thực hiện một dự án tuyển dụng, bạn cần phải tiếp tục thúc đẩy nguồn động lực của cả team. Có thể bạn sẽ đưa ra được một vài ý tưởng và nó sẽ giúp nhóm của bạn điều chỉnh được một số điều và có thể họ sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Biết nhìn xa trông rộng chính là một thành tố quan trọng đối với sự thành bại của công ty. Nếu các nhân viên trong công ty không suy nghĩ một cách tích cực chủ động, công ty ấy ắt khó có thể duy trì bền vừng.

 

3/ Giữ bí mật nội bộ

Đây là điều bắt buộc. Bạn không được chia sẻ bất kì thông tin nào về công ty hay sử dụng chúng để trục lợi cho bản thân. Bởi vì bạn là một thành viên của tổ chức, việc được cấp trên tin tưởng và chia sẻ những thông tin mật, nhạy cảm là một điều hết sức bình thường. Và bạn nên giữ vững lòng tin của họ dành cho bạn. Nếu bạn không làm điều này, có thể là sẽ không ai biết, nhưng chính bạn đang đánh mất niềm tin vào chính mình. Điều tốt nhất bạn nên làm đó là hiểu được giá trị của những thông tin ấy và để chúng trong phạm vi...máy tính văn phòng. Nếu bạn cần mang theo laptop, hãy thiết lập mật mã để không ai có thể xâm phạm được "ngôi nhà" của bạn. Nếu bạn trung thực và đáng tin, hiển nhiên, bản thân bạn sẽ phát triển. Không ai có thể ngăn bạn trở thành một nhân viên xuất sắc của công ty.

 

4/ Thái độ hợp tác

Một tổ chức cũng giống như một gia đình. Các nhà tuyển dụng thì giống như “ông chủ” của một gia đình và nhân viên chính là các thành viên của gia đình ấy. Vì thế, nếu bạn là một trong những nhân viên, bạn nên ứng xử như một thành viên của gia đình. Bạn nên thấu hiểu các vấn đề của cấp trên và cố gắng giúp họ giải quyết chúng. Phải, bạn cần luôn vận hành gia đình của mình và không nên chịu đựng hay khoan dung cho bất kì sự bất công nào. Hợp tác có nghĩa là mong muốn hiểu được giá trị công việc của bạn, của đồng nghiệp bạn và cùng nhau phát triển. Thế giới là một thể thống nhất. Không ai có thể tồn tại đơn lẻ. Mọi người trong chúng ta đều cần có nhau. Một tổ chức không thể vận hành nếu không có sự hợp tác của các nhân viên. Nếu bạn còn phân vân với điều này, đơn giản, hãy tham khảo định nghĩa cơ bản của danh từ "tổ chức" và cụm từ “mục đích chung”. Bạn có nghĩ ra bất kì mục tiêu nào được gọi là mục tiêu chung nếu nó không đi cùng với sự hợp tác, tương hỗ không?

 

 5/ Tính chính trực

Phần lớn nhân viên luôn phải “vật lộn” với điều này, nhưng đây là một trong những điều mà các cấp trên muốn nhân viên của họ duy trì. Vậy liêm chính là gì? Đó chính là việc bạn chịu trách nhiệm với những gì bạn nói bạn sẽ làm, bất kể hoàn cảnh đó có lợi cho bạn hay không. Phần lớn các nhân viên chỉ làm những điều họ nói khi tình huống có lợi cho họ. Nhưng khi tình huống không còn có lợi cho họ nữa, họ trở nên hoảng loạn và một điều mà họ rất dễ mắc phải trong lúc hoảng loạn chính là thoái thác trách nhiệm vốn đã hứa là sẽ hoàn thành. Cách tốt nhất để duy trì sự chính trực đó chính là hứa ít làm nhiều. Hãy là những ngừoi đàn ông hay phụ nữ nói ít và hành động nhiều hơn. Ông chủ của bạn không yêu cầu bạn chỉ cần mỉm cười hoặc gật đầu với khách hàng, ông ấy thực sự muốn bạn thể hiện nhiều hơn thế. Bạn có thể bỏ qua những yếu tố khác, chỉ cần dấu hiệu đơn giản này cũng có thể giúp bạn phát triển trong công việc của bạn.

 

6/ Tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng 

Nhà tuyển dụng thuê bạn vì mục đích gì? Phải, để bạn tối ưu hóa những dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hãy hỏi bất kì nhân viên ngân hàng nào mà bạn biết và cô ấy sẽ nói cho bạn nghe rằng điều này là quan trọng nhất đối với cô ấy. Nhưng nếu bạn ở trong một tổ chức phải tương tác với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, cách tiếp cận "lấy khách hàng làm trung tâm" quan trọng vô cùng! Và có một điều không được viết trong cuốn sổ quy tắc của công ty, đó chính là mỗi nhân viên nên phải có trách nghiệm tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng bất kể vấn đề gì xảy ra. Khi giải quyết vấn đề với khách hàng, hãy nhớ, bạn chính là bộ mặt của công ty. Khách hàng có thể không biết ông chủ của bạn. Nhưng anh ta biết bạn và biết cách bạn nói chuyện, đi đứng, phục vụ, phản hồi, đề xuất chi tiết về sản phẩm như thế nào và cách hành xử của bạn với anh ta sẽ nói lên tất cả về công ty của bạn.

Anh ta sẽ biết về công ty thông qua bạn. Ví dụ, bạn là nhân viên marketing và bạn đi đến chợ mỗi ngày để gặp những khách hàng mới. Nếu cử chỉ của bạn thiếu thân thiện và nhiệt tình và nếu mục đích của bạn chỉ là móc tiền từ trong ví của khách hàng, bạn có nghĩ anh ta tin bạn không? Không bao giờ. Vì thế, hãy giao tiếp với khách hàng như thể bạn là người duy nhất vận hành công ty. Nếu anh ta nghe được bất kì đều gì sai từ công ty bạn, hãy phản biện lại một cách lịch sự. Đừng trở nên mất kiểm soát và đừng để khách hàng hiểu lầm về bạn và công ty của bạn. Bên cạnh đó, hãy cung cấp những gía trị mà khách hàng muốn - đây chính là một phần của dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.

 

7/ Không nói xấu công ty hay đồng nghiệp

Nếu bạn cứ duy trì thói quen này, hãy dừng nó ngay hoặc bạn sẽ bị “đá” ra khỏi công ty. Nhưng đừng giả vờ trung thành khi bạn thực sự đang nói xấu sau lưng cán bộ cấp trên. Không có một nhà tuyển dụng nào mong muốn bạn nói những điều tệ hại về công ty cả. Thậm chí nếu bạn làm điều đó với các thành viên trong gia đình của mình, cũng hãy dừng nó ngay lập tức. Phải, đây là cuộc sống cá nhân của bạn và bạn có quyền tự do được nói. Nhưng nếu bạn tiếp tục làm điều này trong một khoảng thời gian dài, cuối cùng nó sẽ trở thành thói quen - thói quen không phân biệt được chuyện công và chuyện tư. Nói xấu sau lưng có thể được dịch lại là “vô ơn”. Công ty mà bạn đang nói xấu có thể không đối xử tốt với bạn và không cho bạn những món lợi bạn muốn. Nhưng công ty ấy vẫn là nguồn sống của bạn. Và nếu bạn thực sự không hài lòng, tại sao không nói lời tạm biệt với ông chủ của bạn đi?

Nếu bạn không chịu nói lời từ biệt với công ty, điều đó có nghĩa công ty vẫn còn lại chút giá trị mà bạn có thể gặt hái được và bạn biết rằng bạn sẽ khó tìm được ở nơi khác. Bên cạnh đó, đừng nói xấu đồng nghiệp sau lưng, thậm chí họ không làm việc chung với bạn. Nếu bạn đang đối mặt với bất kì vấn đề gì, hãy đối thoại trực tiếp với họ nhưng đừng nói điều gì xấu sau lưng họ. Hãy tạo ra một danh sách ngắn gọn những điều tại sao bạn biết ơn công ty (thậm chí khi bạn không thực sự biết ơn) và đồng nghiệp của bạn (thậm chí khi bạn không làm việc chung với họ). Bạn nên viết những điều tích cực về công ty và đồng nghiệp. Và sau đó, hãy nói về những điều đó sau lưng họ. Thay vì lan truyền đi những điều không hay, hãy nói những điều tốt đẹp và chính hành động này sẽ có ích đúng thời điểm.

 

8/ Sử dụng thời gian một cách hợp lý

Không có một cấp trên nào muốn bạn đến văn phòng trễ và về sớm. Điều này không phải lúc nào cũng được viết trong cuốn sổ quy tắc của công ty. Nhưng khi công ty thuê bạn điều đó có nghĩa bạn cần làm việc trong giờ làm việc, chứ không phải lãng phí thời gian nơi công sở. Cách tốt nhất để bạn có thể sử dụng thời gian hợp lý chính là duy trì một quy tắc làm việc cố định từ ngày này qua ngày khác trong một tổ chức. Đừng theo quy tắc của bất kì ai. Bạn là duy nhất và bạn khác biệt với mọi người. Hãy tự tạo một quy tắc cho riêng mình. Bạn nên biết khi nào bạn làm việc năng suất nhất và khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ. Hãy sử dụng thời gian hiệu quả để thực hiện những công việc khó khăn - những công việc bạn có xu hướng trì hoãn; hãy làm những nhiệm vụ dễ dàng khi bạn bắt đầu thấy hoa mắt chóng mặt. Chỉ cần xác định lý do tại sao bạn được nhận lương, bạn sẽ biết sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý.

 

Kết luận

 

 

Cuối cùng, đã đến lúc nhìn tổng quan lại bức tranh. Những điều mà nhà nhân viên kì vọng ở lãnh đạo:

  • Công việc và sự cống hiến của họ được công nhận. Nếu lãnh đạo xem họ là một nguồn tài nguyên, họ cũng cần xem xét lại việc cắt giảm giờ công cho nhân viên của mình.
  • Trả lương hậu hĩnh .Đừng trả lương nhỏ giọt và mong nhận lại cả kho báu.
  • Lãnh đạo ưu tiên nhân viên nhiều hơn khách hàng. Nếu bạn muốn kiểm tra tính đúng đắn của quan điểm này, bạn có thể đọc “Nhân viên trước, Khách hàng sau” (Employees first, Customers Second) - Sáng kiến của HCL    
  • Một môi trường phù hợp để phát triển bản thân. Họ sẽ trung thành với một tổ chức, nếu họ được phát triển, trau dồi tri thức cũng như được cải thiện các phúc lợi.    

Trước khi ban lãnh đạo yêu cầu nhân viên thực hiện những kì vọng đã đề ra, việc thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên là rất quan trọng. Toàn thể công ty sẽ là một gia đình hạnh phúc khi cùng đồng hành và hướng đến một mục đích chung về lâu về dài.

----------

Tác giả: Không rõ

Link bài gốc: 8 Important Things Every Employer Expects Employees to Know

Dịch giả: Nguyễn Thuỳ Trang - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024