Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/07/2020 23:07 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Làm Thế Nào Để Quảng Bá Thương Hiệu Cho Các Startup Không Tên Tuổi?


 

Digital marketing (còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số) đối với một startup giống như việc cố gắng hét to trong cơn gió vậy, bạn có nhiều thứ quan trọng cần nói nhưng tiếng ồn của cơn gió thì cứ lấn át đi. Tương tự, môi trường kinh doanh online cũng có rất nhiều "tiếng ồn" như thế.

Không có tên tuổi trong một ngành nghề dường như là một rào cản khó vượt qua được đối với hoạt động marketing (tiếp thị), nhưng sự thật là nó lại mở ra vô vàn cơ hội. Khi bạn đã có tên tuổi trong một ngành nghề nào đó, bạn đã có khách hàng và họ sẽ có một sự mặc định trong suy nghĩ về sản phẩm bạn bán. Còn khi bạn chỉ mới bắt đầu, mọi đối tượng mà bạn tương tác đều có khả năng trở thành khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.

Thứ bạn cần để nâng cao những nỗ lực trong việc marketing là sức hútcủa thương hiệu bạn. Để làm được điều này thì không đơn thuần chỉ là đăng tải nội dung và thông điệp lên đâu đó và chờ khách hàng tìm đến, bạn cần có chiến lược rõ ràng về nơi mà bạn sẽ đầu tư quỹ thời gian và ngân sách có hạn của mình.

 

 

Sai lầm lớn nhất mà các Startup thường mắc phải

Có một quan niệm trong kinh doanh là “Bạn tạo ra sản phẩm, khách hàng sẽ tìm đến”. Thế nhưng chỉ đơn thuần tạo ra sản phẩm hay dịch vụ - dù chất lượng tốt đến đâu - thì vẫn chưa đủ.

Tương tự như nội dung bạn đăng tải. Bạn có thể đăng những bài báo, blog với nội dung hấp dẫn, những bức hình lung linh lên Facebook, Twitter hay Instagram mỗi ngày. Thế nhưng nếu không ai theo dõi thì sẽ chẳng ai thấy được những điều hay ho bạn truyền tải mỗi ngày.

Xác định đúng đối tượng người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn là chìa khóa để gia tăng sự tín nhiệm và khả năng nhận diện thương hiệu. Một khi tạo được sức hút với họ, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc thuyết phục các khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm của bạn thật sự tốt.

 

Thương hiệu nào đã có sức hút mà bạn muốn?

Khi bạn không có một lượng lớn những người theo dõi trên mạng xã hội cũng như không có dư dả tiền bạc, việc gầy dựng sức hút cho hoạt động marketing dường như là không thể. Nhưng hãy nhìn vào những đối thủ thành công trên thương trường hoặc những công ty khác, bạn sẽ thấy rằng ngày xưa họ cũng bắt đầu ở vị trí hiện tại bạn đang đứng. Nếu họ làm được, bạn cũng sẽ làm được thôi.

Quan sát những thương hiệu khác cùng chung lĩnh vực để xem họ đang làm gì - điều này có thể giúp ích cho quá trình sáng tạo nội dung của bạn. Các công cụ như Buzzsumo sẽ giúp bạn tìm ra những website tương ứng với từ khóa bạn cần tìm:

BuzzSumo và những công cụ tương tự giúp bạn hoàn thành bước đầu tiên trong Backlinko’s Skyscraper Technique của Brian Dean, chiến lược nhằm đạt được nhiều sức hút. Có 3 bước cơ bản trong mô hình của Brian Dean:

  • Tìm những đường link của bài báo, bài blog có nội dung hay,

  • Tạo ra một thứ hay ho của riêng bạn,

  • Tiếp cận với đúng đối tượng bạn cần.

Một khi bạn biết được nội dung nào có lượng tương tác tốt nhất trong lĩnh vực của mình, bạn có thể tạo ra một phiên bản thậm chí tốt hơn về nội dung đó. “Tốt hơn” ở đây có thể hiểu là trọn vẹn và súc tích hơn (trung bình số từ trong bài viết được Google trả kết quả tìm kiếm đầu tiên là 1890 từ); hoặc cũng có thể là cập nhật được những xu hướng kịp thời và có góc nhìn bao quát. Dù nội dung bạn tìm được có thế nào đi nữa thì đó cũng là thứ mà bạn nên tập trung khai thác lúc này.

Sau khi đăng tải nội dung của riêng bạn, tìm những người đã đọc hay chia sẻ link của những bài viết gốc (bạn lấy đó làm gợi ý), hỏi nhờ họ chia sẻ bài viết của bạn. Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều chia sẻ bài viết cho bạn, thế nhưng chỉ cần số ít họ đồng ý, bạn đã phần nào tạo dựng được sức hút. Hãy nhớ rằng: Đừng bao giờ cảm thấy tổn thương khi nhờ cậy mọi người và bị từ chối.

Khi tôi bắt đầu việc marketing của mình, tôi đã gửi bài viết của mình cho Neil Patel và nhờ anh ấy chia sẻ. Khi anh ấy đồng ý, tôi tiếp tục email cho cộng sự Hiten Shah của Neil Patel với đường link bài viết của mình. Và họ đã giúp tôi lan tỏa nội dung của mình, điều đó phần nào tạo ra sức hút cho thương hiệu tôi thuở sơ khai.

Một điều đáng quan tâm đó là Dean đã cập nhật Skyscraper Technique (có thể hiểu là một chiến thuật) của anh ấy với tính năng tập trung vào tương tác của người dùng có chủ đích; Dean gọi đây là Skyscraper Technique 2. Theo Dean chia sẻ, “Những nội dung của tôi cơ bản đã đạt được những gì nó có thể mang lại: hơn 200 backlinks, rất nhiều bình luận (Google thích điều này), tương tác trên mạng xã hội. Vậy, điều gì còn thiếu? Người dùng có chủ đích (có thể hiểu là khách hàng tiềm năng).

Vì thế, Dean thêm ba bước vào chiến thuật Skyscraper:

  • Tìm ra khách hàng tiềm năng.

  • Đáp ứng nhu cầu của họ.

  • Nhìn nhận khách quan những phản hồi của họ.

Thực tế, Dean cho rằng chiến thuật Skyscraper ban đầu vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đang chật vật tìm cách tạo nên sức hút cho thương hiệu mình bằng những bước đầu tiên trong bộ hướng dẫn bạn có - hoặc bạn nhận thấy rằng kỹ thuật SEO của chúng không mang lại kết quả dài lâu - hãy cân nhắc để thêm vào chiến lược của bạn 3 bước trên.

 

Sự tán dương giúp thương hiệu bạn có cơ hội xuất hiện ở mọi nơi

Marketing nhờ influencer (người có sức ảnh hưởng) có thể tốn kém, đặc biệt khi bạn ở trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như thời trang hay thực phẩm. Nhưng nó thật sự hiệu quả: chiến dịch truyền thông nhờ influencer trung bình mang lại 7$ cho mỗi 1$ bạn đầu tư. Nếu không có điều kiện để thuê influencer, bạn vẫn hoàn toàn có thể tận dụng sự nổi tiếng của họ chỉ với một thứ: sự khen ngợi, tán dương influencer.

Một khi bạn tìm được influencer có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn (BuzzSumo lại là một công cụ tuyệt vời để làm điều này), theo dõi họ trên mạng xã hội, bình luận bên dưới bài đăng của họ và share những bài đăng đó về kênh của bạn.

Mục tiêu đề ra là khiến họ chia sẻ nội dung của bạn, có 2 cách để làm việc đó:

  • Thứ nhất, mention (đề cập) influencer vào bài báo hoặc bài blog của bạn, gửi link cho họ và chia sẻ rằng: “Tôi rất yêu thích việc mà bạn đang làm. Tôi chỉ muốn cho bạn biết là tôi đã viết một bài viết về một chủ đề liên quan trong lĩnh vực của chúng ta, đây là link của bài viết đó nếu bạn có muốn chia sẻ nó cho cộng đồng.”

  • Cách thứ hai là bạn có thể phỏng vấn những influencer trong lĩnh vực của mình, sau đó tạo một bài báo hay bài blog tổng hợp lại những chia sẻ của họ. Gửi cho họ link bài viết của bạn và tag họ trên mạng xã hội, họ có thể chia sẻ với những follower khác. Đây là một cách siêu dễ dàng để tạo sức hút cho thương hiệu bạn.

Tôi đã làm rất nhiều bài blog tổng hợp lại những chia sẻ của người nổi tiếng như một cách để gia tăng sự kết nối khi tôi bắt đầu khởi nghiệp. Sau đó, tôi thành lập Podcast của riêng mình tên là Growth Everywhere (Tăng trưởng mọi nơi), có thể tận dụng sự kết nối đã có để mời những khách mời nổi tiếng như Neil, Rand Fishkin từ Moz và Pat Flynn từ Smart Passive Income (2 trang blog nổi tiếng).

Bạn cũng sẽ chẳng bao giờ ngờ được những sự kết nối với influencer sẽ ảnh hưởng đến mình sau này thế nào. Một khách mời trên podcast của tôi - Alex Banayan - từng xuất bản một quyển sách tựa là Cánh cửa thứ ba. Khi còn là sinh viên năm nhất 18 tuổi, anh ấy khát khao tìm hiểu về những điều mà những người nổi tiếng và thành công nhất thế giới đã làm ở độ tuổi đó, học hỏi những bí quyết của họ.

Thế nhưng Alex Banayan làm thế nào để phỏng vấn một người, thế là anh đường đột ngồi xuống cùng Larry King và nói: “Này, tôi thật sự rất kính trọng anh. Anh có thể dạy tôi làm sao để có thể phỏng vấn hay như anh không?”. Anh ấy thật sự kính trọng và ngưỡng mộ Larry King, sự thật thà đổi về một cuộc đối thoại giữa mentor và mentee, một tình bạn, gia tăng sự kết nối; và quan trọng hơn, mở ra cơ hội để anh có thể phỏng vấn Bill Gates và Lady Gaga và xuất bản ra một quyển sách bán chạy nhất.

Kết nối với những chuyên gia và người nổi tiếng trong lĩnh vực của mình giúp bạn gia tăng sự uy tín của mình. Một khi đã có được sự tín nhiệm thì bạn có thể phát huy năng lực của mình không chỉ trong công việc, trong các công cuộc lãnh đạo mà còn giúp ích cho những dự án của bạn ở tương lai.

Bạn có thể bị từ chối bởi những tên tuổi lớn trong ngành khi bắt đầu, hãy thử lại với những tên tuổi khác ít tiếng vang hơn, thử lại nhiều lần dù cho có thất bại. Sự kiên trì và tính bền bỉ sẽ được đền đáp xứng đáng. Tim Ferris gần đây đã phỏng vấn Neil Gaiman trên podcast của mình - nhưng đã đặt lịch đến 20 năm.

 

Kênh Marketing nên tập trung

Tôi là một fan lớn của kênh viết blog, thế nhưng đó không phải con đường duy nhất để bạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tạo dựng tiếng tăm. Quan trọng là bạn cần xác định làm thế nào để sử dụng những kênh khác như Instagram, Facebook hay Podcast để tạo sức hút.

Những kênh dưới đây có thể không phù hợp với bạn - vì mỗi ngành nghề đều khác nhau và một kênh đem lại hiệu quả marketing tốt cho một lĩnh vực không có nghĩa sẽ phù hợp với mọi lĩnh vực; thế nhưng dưới đây là những kênh mang lại kết quả khả quan nhất trong mặt bằng marketing chung.

Instagram

Hiện nay, Instagram là kênh marketing tốt nhất cho các thương hiệu. Ước tính có hơn 500 triệu tài khoản online mỗi ngày, 80% người dùng theo dõi ít nhất một thương hiệu. Dù lĩnh vực bạn kinh doanh là gì đi nữa, đây chính là một cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Instagram.

Instagram story đặc biệt hiệu quả cho việc kinh doanh - người ta ước tính được có tới ⅓ số story được xem trên tổng số story được đăng tải. Sau đây là một số cách bạn có thể áp dụng để dùng story hỗ trợ cho việc kinh doanh:

  • Đăng tải nội dung hậu trường (behind the senses),

  • Cách làm ra sản phẩm;

  • Các sự kiện nổi bật;

  • Phản hồi của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ.

 

Với lịch trình đăng bài đều đặn thường xuyên, hãy đảm bảo rằng bạn luôn regram (chia sẻ lại bài đăng của người khác) lại những bài phản hồi tích cực về thương hiệu mình của khách hàng. Bài viết của thương hiệu bạn cần có những hashtag phổ biến để mọi người dễ dàng khám phá. Sử dụng 8 hashtag trong 1 bài đăng là một mẹo nhỏ hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tận dụng sức ảnh hưởng của các influencer (các nhân vật có sức ảnh hưởng) trong lĩnh vực của mình bằng cách re-post nội dung của họ hay tương tác với bài viết họ đăng.

 

 

Youtube

Youtube có hơn 1 tỷ tài khoản truy cập - chiếm gần ⅓ số người truy cập internet.

Vì thế bạn chắc hẳn muốn tham gia vào kênh marketing này nếu có thể, và bạn cũng chẳng cần phải đầu tư quá nhiều tiền để sản xuất một video.

Vlog là giải pháp nhanh chóng mà tiết kiệm vô cùng để tiếp cận khách hàng. Nếu bạn đã nghiên cứu qua từ khóa nào là phổ biến và nổi bật trong lĩnh vực mình kinh doanh, việc của bạn bây giờ và cầm camera lên và bắt đầu thôi. Gary VaynerChuk’s DailyVee là ví dụ tiêu biểu trong lĩnh vực vlog được xây dựng với các nội dung thường nhật và bình dân. Video của anh ấy đạt được hàng trăm nghìn lượt xem và vô số lượt tương tác.

83% người làm marketing nói rằng làm video giúp họ thành công thu về số tiền đã bỏ ra (ROI). Nếu bạn có thể sáng tạo một nội dung lý tưởng, độc đáo để tiếp cận với khách hàng thì khả năng cao bạn sẽ thu được nhiều hơn.

Bạn không biết nên vlog về chủ đề gì? Hãy nhìn những Vlogger khác trong lĩnh vực của bạn. Họ có điểm gì chưa hay? Làm sao để dù cùng về một chủ đề, nhưng video của bạn thú vị hơn? Một nghiên cứu nhỏ sẽ làm lóe lên trong bạn vô số những ý tưởng, cảm hứng để bạn tạo ra video độc đáo của riêng mình.

 

Podcasting

Chúng tôi hiện có 2 podcast: Growth Everywhere, nơi tôi phỏng vấn những nhà khởi nghiệp hàng tuần; và Marketing School, nơi Neil Patel và tôi bàn luận về những chủ đề marketing 10 phút mỗi ngày. Podcasting đã đem đến cho chúng tôi một số khách hàng tuyệt vời.

Đầu tiên, một cách khách quan, hãy nhìn vào những bất lợi của podcasting: thị trường đang dần bão hòa, một thời điểm không mấy thuận lợi để gia nhập. Có hơn 500 nghìn đơn vị podcast và hơn 18 triệu tập podcast được phát hành. Điều này khiến cho việc thu hồi vốn (vốn cho việc marketing) trở nên khó khăn.

Thế nhưng về mặt thuận lợi, hơn phân nửa người dân ở Mỹ có nghe podcast, đồng nghĩa với việc bạn có những thính giả tiềm năng:

 

Podcast là một giải pháp để tạo nên sự kết nối thân mật với các khách hàng tiềm năng, xây dựng lòng tin trong suốt chặng đường kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Khi bạn dành thời gian tạo nên những podcast đặc biệt, giá trị - điều này khá quan trọng, cùng với nội dung cơ bản phù hợp - chắc chắn sẽ có người dành ra nhiều phút, thậm chí nhiều giờ để lắng nghe nội dung của bạn. Đó là một lợi thế vô cùng to lớn, như điều mà Single Grain (website đăng bài báo này) đã làm.

 

 

Điều quan trọng cần nắm vững

Cốt lõi của vấn đề đó là một khi bạn không có ngân sách dư dả để chi cho việc marketing hoặc chưa tạo được tiếng tăm, việc nên làm là xây dựng các mối quan hệ để mọi người biết đến bạn và sản phẩm bạn kinh doanh. Những mối quan hệ này có thể là với những cá nhân có tầm ảnh hưởng, người theo dõi trên mạng xã hội, người xem video hoặc các thính giả nghe podcast. Bất kể bạn chọn marketing qua kênh nào đi nữa, bạn cũng sẽ có cơ hội để phát triển tầm nhìn, sự tín nhiệm và sau cùng, thu nhập của bạn.

Điều sau cùng cần nhớ: bạn không nhất thiết phải làm mọi thứ cùng một lúc. Chọn một kênh hay một phương pháp marketing và thật sự tập trung vào nó. Một khi nó đã phát huy tác dụng và mang lại kết quả tốt, thử tiếp những kênh khác. Thuần thục một việc bao giờ cũng tốt hơn là biết mọi thứ ở mức nửa vời. Sự thật là những đối thủ của bạn đều đang ra sức để marketing trên nhiều kênh cùng một lúc, thế nên nếu bạn chuyên tâm và phấn đấu để thành công nhất định với một kênh, bạn sẽ giữ vững được vị trí của mình.

----------

Tác giả: Eric Siu

Dịch giả: Phương Hạnh - ToMo - Learn Something New 

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024