Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/06/2020 20:06 # 1
lehanhu1234
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 9/30 (30%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 04/06/2017
Bài gởi: 39
Được cảm ơn: 0
Nên giới thiệu về mình như thế nào cho ấn tượng ?


Khi nói chuyện với người khác hoặc trong các hoạt động xã giao, chúng ta đều muốn làm cho mọi người cảm thấy vui vẻ. Những người được yêu mến nhất chính là người luôn tìm tòi các đề tài mới lạ để mang lại không khí sôi nổi. Việc nắm được nhiều kỹ năng giao tiếp có thể khiến bạn trở thành nhân vật trung tâm trong các tình huống giao tiếp, xã giao.
Khi gặp người lạ, việc đầu tiên phải làm là giới thiệu bản thân mình. Chúng ta thường xuyên phải làm điều này cho dù là trong các hoạt động xã giao hay khi đi phỏng vấn, trong cuộc sống và trong công việc, nó là chìa khóa mở cánh cổng giao lưu giữa con người với con người.

Nếu biết sử dụng đúng chiếc chìa khóa mang tên tự giới thiệu, bạn sẽ luôn thành công trong công việc cũng như trong giao tiếp xã hội. Ngược lại, nếu không biết cách giới thiệu, bạn sẽ không thể để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người khác và sẽ không thể giao tiếp có hiệu quả. Khi nói chuyện với mọi người, cho dù bạn tự chủ động giới thiệu hay người khác giới thiệu hộ, đều không nên thể hiện thái độ lạnh nhạt hoặc tùy tiện, bởi việc để lại ấn tượng tốt đẹp là bước quan trọng nhất đưa bạn đến cuộc nói chuyện chính thức.
Tự giới thiệu là một môn nghệ thuật ngôn ngữ kéo hai bên xích lại gần nhau hơn, môn nghệ thuật này đòi hỏi sự chân thành, nhiệt tình và lễ độ. Khi giới thiệu, bạn phải nói sao cho để người khác cảm thấy gần gũi, có thể để lại ấn tượng sâu sắc. Đồng thời, việc nắm giữ các cơ hội tự giới thiệu về mình cũng rất quan trọng.
Rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi tự giới thiệu về mình trong lần gặp đầu tiên với người lạ thường hay có tâm lý căng thẳng, rụt rè, có lúc còn giới thiệu qua loa. Ví dụ: “Xin chào, tôi là Dương Quang, tôi mới tốt nghiệp năm nay, rất vui được làm quen”. “Tổng giám đốc, ông có biết Lệ Lan - bạn của tôi không, cô ấy là nhân viên truyền thông”.
Cách giới thiệu như trên quá thông thường, ở lần gặp mặt sau, đối phương sẽ rất khó nhớ được tên của bạn, cũng không thể biết chi tiết bạn làm công việc gì. Do đó, khi tự giới thiệu về bản thân, cần phải nắm vững các kỹ năng sau, như vậy thì người khác mới có thể nhớ đến bạn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024