Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/05/2020 18:05 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
Bị đánh trượt khi ứng tuyển: Hãy biến cơn ác mộng thành một giấc mơ đẹp


Bị đánh trượt khi ứng tuyển: Hãy biến cơn ác mộng thành một giấc mơ đẹp

Bị đánh trượt khi ứng tuyển là một cảm giác không mấy dễ chịu. Tuy nhiên, đừng để một thất bại nhỏ kéo chân bạn trên con đường dài. Bạn có thể biến cơn ác mộng này thành bàn đạp để tiếp tục giấc mơ của mình, nếu bạn chịu thay đổi tư duy.

Đối với nhiều người, việc bị đánh trượt giống như một cơn ác mộng. Phần lớn cảm giác đầu tiên ập đến trong suy nghĩ là nỗi thất vọng cùng sự nghi ngờ năng lực bản thân. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến bạn không thể đi tiếp, và phần lớn trong số đó không liên quan gì tới năng lực của bạn cả. Hiểu được những lý do này và rút ra bài học là cách bạn có thể biến một sự thất bại nhỏ thành động lực thành công.

Dưới đây là những cách để bạn biến một trải nghiệm không may thành một bài học có ý nghĩa.

Nhìn lại động lực của bản thân

Đôi lúc, việc trượt ứng tuyển có thể là dấu hiệu nói lên rằng bạn không hoàn toàn khao khát công việc như bạn nghĩ. Liệu bạn đã chau chuốt CV của mình hết sức? Liệu bạn đã tận dụng mọi cơ hội trong quá trình phỏng vấn? Quan trọng nhất, liệu bạn có thể hiện rằng mình có động lực và ham muốn làm công việc mà bạn ứng tuyển?

Nếu bạn cảm thấy mình không có niềm yêu thích hay khát khao, đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm cho mình một hướng đi mới.

Bị đánh trượt khi ứng tuyển: Hãy biến cơn ác mộng thành một giấc mơ đẹp - Ảnh 1.

Bạn có thật sự phù hợp với công việc này?

Nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên phù hợp nhất thay vì những ứng viên giỏi nhất. Bạn có thể sở hữu nhiều thành tích xuất sắc nhưng kĩ năng, phẩm chất, hoặc tính cách của bạn có thể không phù hợp với công việc bạn đang cố gắng theo đuổi. Hãy coi việc bị từ chối là dấu hiệu để bạn nhìn lại bản thân và định nghĩa lại công việc phù hợp với bạn là gì. Đôi lúc, bạn sẽ thấy biết ơn vì mình không được chọn bởi bạn có thêm thời gian đi tìm một vị trí tuyệt vời hơn.

Rút ra bài học từ thất bại

Bạn có thể rất nhiệt huyết với công việc, bạn cũng có thể rất phù hợp - nhưng bạn vẫn bị từ chối! Nếu điều này xảy ra với bạn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang phạm sai lầm trong một khâu nào đó của quá trình ứng tuyển. Tuy nhiên, cố gắng tự rà soát thường ít đem lại kết quả bởi bạn khó có thể biết được chính xác mình sai ở đâu. Cách tốt nhất là hỏi xin ý kiến nhận xét của những người ngoài cuộc. Họ sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất và giúp bạn vượt qua điểm mù của bản thân.

Nơi bạn có thể tìm đến đầu tiên là chính nhà tuyển dụng đã từ chối bạn. Bạn có thể đề nghị họ đưa ra đánh giá về hồ sơ của bạn, hoặc cho bạn biết lý do tại sao họ đánh trượt bạn. Việc bày tỏ thái độ cầu tiến và ham học hỏi giúp bạn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Cho dù đôi bên không có cơ hội hợp tác trong hiện tại, bạn cũng đã tạo tiền đề cho tương lai, hoặc mở rộng cơ hội được giới thiệu đến những nhà tuyển dụng khác.

Bị đánh trượt khi ứng tuyển: Hãy biến cơn ác mộng thành một giấc mơ đẹp - Ảnh 2.

Hãy coi đây là một thất bại nhỏ tất yếu trong một quá trình lâu dài 

Đôi lúc, bạn có thể mất đi một cơ hội rất tuyệt và bạn cảm thấy như mọi cánh cửa đang đóng sập trước mặt mình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn tiếp tục nhìn về phía trước, bạn sẽ nhận ra rằng mình vừa mới chỉ đi được một chặng đường rất nhỏ. Bạn còn nhiều điều tốt đẹp hơn đang chờ phía trước, vì vậy đừng ngần ngại đứng dậy và đi tiếp! Miễn là bạn vẫn còn bước đi tức là bạn đang tiến lại gần hơn với mục tiêu của mình.

Theo Minh Hiền

Báo Dân sinh



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024