Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/05/2020 23:05 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 51/240 (21%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2811
Được cảm ơn: 16
Bí thư xã giết cháu vợ để trục lợi 18 tỷ đồng bảo hiểm: Án phạt nào thích đáng?


Tại buổi họp báo sáng 11/5, Công an Đắk Nông cho biết, bước đầu nghi phạm Đỗ Văn Minh, Bí thư xã Liên Hà khai nhận đầu tháng 4 có mua gói bảo hiểm nhân thọ, mỗi năm đóng hơn 200 triệu đồng. Nếu Minh chết, người thân sẽ được thanh toán 18 tỷ đồng.

Đang nợ hơn 10 tỷ đồng, Minh nảy ý định tạo hiện trường giả mình chết để vợ con được tiền bảo hiểm, cũng như chủ nợ không đòi tiền nữa. Ngày 25/4, Minh chạy ô tô đến nghĩa địa đào mộ lấy xác, nhưng sau đó dừng lại.

Minh có hai mảnh rẫy ở huyện Đắk G'long, Đắk Nông. Sáng thứ sáu hoặc thứ bảy hàng tuần, ông thường lái ô tô một mình sang thăm vườn, chiều chủ nhật về lại nhà. Tại đây, Minh thường ghé chòi rẫy của cháu vợ - anh Trần Nho Vương, 25 tuổi, đang ở và làm thuê để ăn uống.

Tối 3/5, Minh đến và được anh Vương nấu cơm cho ăn. 5h ngày 4/5, Minh dùng búa rìu đánh hai phát vào trán khiến nạn nhân tử vong. Sau đó ông ta đưa thi thể lên ô tô, chạy đến quốc lộ 28 (xã Đắk Som, huyện Đắk G'Long) tông vào cột mốc bên đường nhằm tạo hiện trường vụ tai nạn.

Trước khi đốt xe bằng ba can dầu, một can xăng (mỗi can 3 lít), Minh lấy đồng hồ của mình đeo vào tay của nạn nhân, bỏ lại chìa khóa trên ô tô. Minh sau đó đi bộ về nhà dân cách hiện trường 1,5 km để lấy xe Wave đã gửi trước đó, rồi bỏ trốn xuống TP. Đồng Xoài, Bình Phước thuê nhà trọ để ở.

Dư luận hết sức bàng hoàng và đặt ra câu hỏi là hung thủ sẽ nhận lấy hình phạt nào của pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh về vụ án này.

Bí thư xã giết cháu vợ để trục lợi 18 tỷ đồng bảo hiểm: Án phạt nào thích đáng? - Ảnh 1.

Minh tại cơ quan công an - Ảnh: Zing News

PV: Thưa luật sư, với hành vi giết người để hưởng tiền bảo hiểm như đã khai nhận thì Đỗ Văn Minh sẽ đối mặt với án phạt như thế nào?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Sự việc đang được cơ quan công an điều tra, củng cố chứng cứ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nên lúc này khó có thể xác định chính xác án phạt nào sẽ dành cho hung thủ trong vụ án này mà phải đợi bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, nếu những thông tin nêu trên hoàn toàn đúng sự thật thì hung thủ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, với hành vi giết cháu vợ để được nhận tiền bảo hiểm được xem là giết người vì động cơ đê hèn theo điểm q khoản 1 Điều 123. Như vậy, khả năng cao hung thủ sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

...

q) Vì động cơ đê hèn.

PV: Đỗ Văn Minh có bị truy cứu thêm về tội trục lợi bảo hiểm hay không, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Nếu những thông tin nêu trên hoàn toàn đúng sự thật, Đỗ Văn Minh không cấu thành Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo Điều 213 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, Đỗ Văn Minh chưa chiếm đoạt tiền từ công ty bảo hiểm.

Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!

Kenh14.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024