Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/04/2020 02:04 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang "giúp" môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn


(Tổ Quốc) - Khi con người bắt buộc phải ở trong nhà, môi trường tạm thời có những thay đổi tích cực: động vật hoang dã bắt đầu thoải mái lang thang trên đường phố và một số bầu trời trước đây ô nhiễm, đầy khói bụi nay trở nên trong xanh.

 
 

Ô nhiễm không khí đã giảm xuống mức chưa từng thấy trên toàn thế giới khi các thành phố lớn và các quốc gia áp dụng những biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus corona. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, hiện có hơn 2,6 triệu trường hợp đã mắc Covid-19 và ít nhất 183.820 trường hợp xác nhận tử vong.

Khi con người bắt buộc phải ở trong nhà, môi trường tạm thời có những thay đổi tích cực: động vật hoang dã bắt đầu thoải mái lang thang trên đường phố và một số bầu trời trước đây đầy khói bụi nay trở nên trong xanh.

Người dân ở thành phố Punjab, Ấn Độ nói rằng họ có thể nhìn thấy những đỉnh núi tuyết của dãy Himalayas, dãy núi trước đó gần như không thể thấy được trong nhiều thập kỷ bởi ô nhiễm không khí. Tính riêng thành phố New Delhi, bụi mịn trong không khí ghi nhận sự sụt giảm lên đến 60%, đây là chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất thế giới.

Los Angeles, thành phố luôn tắc nghẽn giao thông mức độ khói bụi cao nhất ở Hoa Kỳ, giờ chứng kiến ​​mức độ nitơ giảm đáng kể và giao thông trong giờ cao điểm về cơ bản không còn ùn tắc.

Mặc dù điều này chứng tỏ không khí đã tốt hơn rất nhiều, bằng chứng là chúng ta có thể nhìn rõ về vẻ đẹp tự nhiên của những ngọn núi tuyết hay những đường chân trời. Các nhà khoa học vẫn cảnh báo rằng đây chỉ là sự suy giảm ô nhiễm nhất thời và đem lại lợi ích trong ngắn hạn, mức độ ô nhiễm không khí sẽ tăng trở lại sau khi dỡ bỏ những hạn chế cách ly, phong tỏa toàn cầu.

 

Khu vực vườn quốc gia Langtang được nhìn thấy từ Kathmandu, thủ đô của Nepal

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 1.

Khu vực vườn quốc gia Langtang

Từ thành phố thủ đô của Nepal, Kathmandu, người dân giờ có thể thấy rõ thung lũng Langtang. Hình ảnh này được ghi nhận vào ngày 29/3, ngày thứ 6 phong tỏa toàn quốc ở Nepal. Chính những hạn chế đi lại, những biện pháp phong tỏa đã làm giảm ô nhiễm không khí ở khu vực thung lũng Kathmandu, nơi luôn nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

 

Đài tưởng niệm India Gate ở New Delhi, Ấn Độ

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 2.

Đài tưởng niệm India Gate trước và sau khi có lệnh phong tỏa

Hình phía trên của bức ảnh cho thấy đài tưởng niệm chiến tranh India Gate xung quanh không khí ô nhiễm vào ngày 17/10 năm 2019, vài tháng trước khi đất nước này ra lệnh phong tỏa. Hình dưới cùng được chụp vào ngày 8/4 cho thấy mức độ ô nhiễm không khí bắt đầu giảm xuống trong thời gian phong tỏa New Delhi.

 

Trung tâm thành phố Los Angeles cùng bầu trời trong xanh

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 3.

Trung tâm thành phố Los Angeles

Khói bụi, sương mù ở trung tâm thành phố Los Angeles đã được “dọn dẹp” sạch sẽ (hình ảnh được chụp vào ngày 17/4). Đường chân trời thường bị che khuất bởi ô nhiễm không khí nay hiện rõ, nồng độ nitơ đã giảm mạnh kể từ khi chính phủ ban hành những biện pháp kiểm soát dịch.

 

Khói bụi giảm mạnh ở Jakarta

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 4.

Thành phố Jakarta trước và sau khi phong tỏa

Hình phía trên là nhìn điển hình về các tòa nhà cao tầng được bao phủ bởi sương mù, khói bụi ở thủ đô Indonesia vào ngày 4/7/2019. Hình dưới cho thấy hình ảnh bớt ô nhiễm hơn ở thành phố Jakarta vào ngày 16/4.

 

Đường cao tốc vắng người ở Los Angeles

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 5.

Đường cao tốc vắng xe cộ ở Los Angeles

Giao thông giảm mạnh được ghi nhận tại đường cao tốc ở Los Angeles một khi chính phủ ra lệnh hạn chế đi lại do ảnh hưởng của đại dịch được áp dụng vào nửa đêm ngày 20/3.

 

Chất lượng không khí được cải thiện ở Manila

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 6.

Tại thành phố thủ đô của Philippines, vật chất bụi mịn đã giảm tới 180%

Tại thành phố thủ đô của Philippines, vật chất bụi mịn - chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất thế giới, đã giảm tới 180% kể từ khi các biện pháp kiểm dịch được áp dụng tại Metro Manila vào ngày 16/3. Số liệu được báo cáo bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu ô nhiễm môi trường thuộc Viện Khoa học và Khí tượng môi trường.

 

Ô nhiễm không khí giảm mạnh tại tất cả mọi thành phố của Tây Ban Nha

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 7.

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy nồng độ nitơ trung bình đã giảm trên khắp Tây Ban Nha

Hình ảnh vệ tinh do Cơ quan Vũ trụ châu Âu cung cấp cho thấy nồng độ nitơ trung bình đã giảm, ô nhiễm không khí trên khắp Tây Ban Nha được cải thiện từ ngày 14/3 đến ngày 25/3.

 

Bầu trời trong xanh hơn ở Paris

 

Chùm ảnh: Hạn chế ra đường, phong tỏa toàn thành phố, đại dịch Covid đang giúp môi trường trường giảm ô nhiễm và trong lành hơn - Ảnh 8.

Biểu tượng của nước Pháp - tháp Eiffel

Hình ảnh cuối cùng cho thấy biểu tượng của Pháp - tháp Eiffel có thể nhìn thấy rõ từ vùng ngoại ô Saint-Cloud của Paris vào ngày 22/4.

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024