Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/04/2020 20:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 5 Dấu Hiệu Nguy Hiểm Báo Hiệu Nhà Sáng Lập Cần Rút Lui Khỏi Các Dự Án Startup


Một tháng trước, tôi vừa thông báo quyết định từ chức giám đốc điều hành để tiếp nhận một chức mới, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty. Đó chính là quyết định khó khăn nhất nhưng cũng xứng đáng nhất mà từ trước tới giờ tôi từng đưa ra.

Tuy động cơ từ chức tương đối cá nhân, nhưng giờ đây khi ở cương vị mới, tôi có cơ hội nhìn nhận lại và suy ngẫm kỹ hơn về quyết định này. Chính vì vậy, nắm được năm lý do tiêu biểu mà một nhà lãnh đạo cần biết khi nào cần lùi bước về sau sẽ vô cùng hữu ích.

 
1. Chúng ta luôn bị thu hút bởi sự gấp gáp hơn là sự quan trọng

Một dấu hiệu cho thấy bạn đã mất kiểm soát việc kinh doanh của mình chính là khi bạn chỉ có thời gian để xử lý những công việc cấp bách, thay vì tập trung vào những yếu tố quan trọng. Điều này thường xuyên xảy ra khi bạn đang không có một hệ thống quản lý hiệu quả. Đồng thời, bạn thiếu nguồn nhân lực chủ chốt giúp bạn nhận ra những điểm sai sót và tìm cách để cải thiện tình hình. Cũng có thể, bạn quá bận với việc giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt ngay trước mắt mà không hướng tới đại cục. Sự tập trung đa số dồn vào tranh cãi nội bộ xem liệu nguyên nhân bắt nguồn từ khách hàng, nhân viên, hay người bán. Những vấn đề như vậy luôn dễ dàng làm bạn xao lãng khỏi điều gì thực sự quan trọng để thành công.

Ví dụ, những trách nhiệm quan trọng cần để tâm bao gồm giao hàng đúng giờ, đóng sổ kê khai tài chính theo chu kỳ, hoặc đề bạt lại người đứng đầu khâu xử lý kỹ thuật. Ở thời điểm hiện tại, những mục tiêu này tưởng chừng không hề cấp bách nếu chúng ta luôn kiểm soát chúng một cách hiệu quả và cẩn thận. Tuy nhiên, nếu như bạn đặt tầm quan trọng của việc giải quyết cãi vã ngang với việc chốt sổ tài chính-kế toán và không kiểm soát chặt chẽ theo chu kỳ, thì sớm hay muộn công ty sẽ phải dừng hoạt động.

 

 

2. Bạn mất niềm đam mê với công việc

Có thể sẽ đến một ngày bạn cảm thấy chán nản với công việc làm giám đốc điều hành, cũng chính là khi bạn đang mất đi đam mê do những nhu cầu không thay đổi của vị trí. Đây là điểm vô cùng nguy hiểm vì điều đó có thể làm phai dần đi sự tận tình và say mê đối với doanh nghiệp của bạn. Trong giả thiết này, bạn đã nhận định công ty theo những trách nhiệm của một giám đốc điều hành qua một khoảng thời gian dài, khiến cho bản thân nảy sinh sự ghét bỏ dành cho đứa con tinh thần của mình. Nhưng có thể bạn không hẳn đã mất đi sự đam mê đối với công ty, bạn chỉ đang tìm kiếm một sự mới mẻ trong vị trí và trách nhiệm của bản thân. Gia tăng của sự mất bình tĩnh cũng gây nên rủi ro cho vấn đề này.

Thay đổi vai trò công việc có thể duy trì ngọn lửa say mê trong mỗi người. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi không từ chức giám đốc điều hành bởi vì tôi mất đi tình yêu với Nav; thậm chí ngược lại, tôi bước xuống vì tôi quá yêu Nav mà thôi.

 

 

3. Doanh nghiệp của bạn đã phát triển vượt xa bạn

Giả sử bạn giỏi ở công việc của mình đến mức mà bạn phải tự sa thải bản thân để doanh nghiệp có thể tiếp tục hưng thịnh, vậy xin chúc mừng! Sự thật là đứa con của bạn khi xét về nhiều mặt đã vượt qua bạn chính là một lời khen vô cùng lớn. Bạn đã làm tốt đến mức công ty của bạn cần phải tiến xa hơn cả vị trí của bạn ở cương vị là giám đốc điều hành, nhưng đó không có nghĩa là bạn không thể tiếp tục hiến dâng những gì mình có để phát triển nó ở một địa vị mới. Là một nhà sáng lập, bạn vẫn có một chỗ đứng vô giá, và khai thác vị trí đó là gì và như nào có thể vô cùng thú vị và xứng đáng khi bắt đầu gây dựng doanh nghiệp lại từ đầu.

 

4. Sự lo lắng của bạn có thể bị mất kiểm soát

Gần đây, tôi rất hay viết về sự lo lắng, vì tôi nhận thấy rằng sự căng thẳng tột độ gây cản trở nghiêm trọng tới khả năng truyền tải của tôi khi làm giám đốc điều hành. Nhờ một giám đốc điều hành tuyệt vời khác, tôi học được cách vượt qua sự lo lắng ấy và thậm chí biến nó thành sức mạnh. Nếu như đó là một điều bạn không thể thoát khỏi, bạn sẽ bị hạn chế kinh khủng trong mọi nỗ lực bạn bỏ ra cho doanh nghiệp của mình.

Nếu như bạn không tìm cách để chế ngự nó, sự lo lắng ấy sẽ làm bạn kiệt quệ. Nó sẽ làm tổn hại đến sự đánh giá của bạn và gây ra căng thẳng đến mọi mối quan hệ trong và ngoài công việc. Đừng cảm thấy hổ thẹn khi phải đối diện với sự thật rằng trải qua nhiều năm lãnh đạo đã vắt kiệt con người bạn, và đã đến lúc để nạp lại những năng lượng đã mất.

 

5. Mất quyền kiểm soát công ty đến từ những quyết định sai lầm

Nhiều lúc, bạn lấn quá sâu vào những sự lựa chọn sai lầm khiến cho bạn mất hết quyền điều hành công ty. Bạn có thể là người có trách nhiệm cho việc tạo ra một môi trường mà chính bạn bị đào thải bởi nó.

Travis Kalanick, nhà sáng lập của Uber, là một ví dụ điển hình của một tình huống đáng tiếc. Bạn có nhớ khi anh ta bị bắt gặp chửi rủa một nhân viên của mình vì dám liều ý kiến anh ta về chuyện cắt giảm lương? Không phải một hình ảnh đẹp chút nào.

Duy nhất khoảnh khắc đó không thể định đoạt số phận của Kalanick, mà đó là mấu chốt thể hiện một chuỗi sự việc xảy ra đã dồn tới tột độ. Rốt cuộc, chi tiết sự việc ra sao không quan trọng. Điều đáng nói nhất chính là phương thức điều hành của Kalanick kém hiệu quả đến nỗi anh ta đã gây mất niềm tin ở nhân viên của mình. Uber có một căn bệnh, và nó không thể tìm đến nhà sáng lập của mình để tìm thuốc giải nữa rồi.

Nếu bạn tự đào cho mình một cái hố quá sâu để có thể tự leo lên, đó chính là thời điểm nhận ra rằng mình cần tìm một con đường khác. Doanh nghiệp của bạn đòi hỏi một gương mặt mới và một tổ hợp kỹ năng mới để có thể tiếp tục tồn tại. Dù là bất cứ lý do gì cho việc bước xuống khỏi việc lãnh đạo, hãy trân trọng điều đó như là một cánh cửa mở ra những thử thách và cơ hội mới. Bạn đã chứng minh được bản thân xứng đó để lãnh đạo một doanh nghiệp, và giờ chính là cơ hội để bạn truyền đạt lại những kỹ năng của mình.

-------------------

Tác giả: Levi King

Link bài gốc: 5 Signs You Need to Step Back as Founder of Your Startup

Dịch giả: Trần Yến Nhi  - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024