Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/04/2020 22:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 6 Kỹ Năng Bán Hàng Lợi Hại Nên Thành Thạo, Ngay Cả Khi Bạn Không Phải Là Dân Chuyên


Dù bạn đang không tìm kiếm “một thoả thuận” hay không có được một lợi nhuận hời, biết cách bán hàng là một kỹ năng luôn hữu ích với bạn, ngay cả khi bạn có làm trong lĩnh vực kinh doanh hay không.

Hãy nghĩ xem. Bạn sale bản thân mình mỗi ngày. Dù bạn cố gắng thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận ý tưởng của bạn, hay thuyết phục người bạn đời rằng tại sao nhà hàng bạn chọn lại là lựa chọn hợp lý, thì đó là khi bạn đang sale chính mình.

Nắm vững kỹ năng bán hàng không chỉ dành cho người bán hàng, mà còn là kỹ năng sống. Nếu bạn đi xin việc với phong thái tự tin và biết cách thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng, thì bạn đang nắm lợi thế trong cuộc chơi. Từ việc hẹn hò, cho đến vay nợ, hay lên chiến dịch quảng cáo, áp dụng những lý thuyết bán hàng khô khan vào thực tế sẽ đem lại lợi ích thiết thực.

Việc bán hàng có thể thoải mái với một số người, nhưng với một số khác thì cảm thấy lúng túng, thậm chí, một số người có thể thấy nó không thành thật và chỉ có kẻ cơ hội mới làm vậy. Nếu bạn không chắc về những kỹ năng bán hàng mình có, thì một vài kỹ thuật dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi mặc cảm như một người lừa đảo.

 

1. Thay đổi nhận thức bán hàng

Trước khi chúng ta bàn về kỹ năng bán hàng hay thực hành bán hàng, bạn phải thay đổi nhận thức về bán hàng là gì và không phải là gì. Kỹ năng bán hàng không phải là ép người khác vào những thứ mà họ không cần, không muốn, hay không thể mua, không thể làm.

Hãy loại ngay từ “bán hàng” ra khỏi từ điển của bạn, và thay vào đó bằng từ “khuyến khích, thúc đẩy” bởi vì đó chính xác là những gì bạn sẽ làm. Bán hàng là khuyến khích người khác hành động.

Học cách khuyến khích người khác hành động tốt cho cả bạn và họ, điều đó sẽ đem lại những lợi ích cho bạn trong suốt cuộc sống sau này. Để thúc đẩy người khác hành động, bạn phải thấu hiểu mong muốn của người khác và biết cách khuyên họ thôi thúc hành động.

Hất tóc ra oai, đeo cặp kính râm sáng bóng, lớn tiếng quát nạt và tỏ vẻ không phải là cách tiếp cận việc này.

Vậy, cái nào có hiệu quả hơn?

 

 

 

2. Hiểu tâm lý khách hàng

Nghe có vẻ như là điều hiển nhiên, nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn. Hiểu tâm lý khách hàng ở đây có nghĩa là lắng nghe một cách chân thành. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần mọi người không giỏi trong việc tích cực lắng nghe. Chúng ta làm như có vẻ chúng ta đang lắng nghe, nhưng thực ra chúng ta chỉ trực muốn được nói ra.

Học làm một người lắng nghe tích cực cũng cần một chút thực hành, nhưng nó sẽ giúp bạn hình dung ra được những khách hàng tiềm năng mà bạn sẽ bán hàng cho họ. Bill Clinton có thể không phải là một người bán hàng, nhưng ông có thể trở thành một người bán hàng xuất chúng. Cựu Tổng thống Mỹ được biết đến là một người giỏi lắng nghe, bằng chứng là ông làm cho bất cứ ai mà ông gặp đều có cảm giác là họ được lắng nghe chăm chú.

Người bán hàng xuất sắc là người tập trung nhiệt tình với những vấn đề cần được giải quyết. Nếu bạn thất bại trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, thì phần còn lại trong việc mua bán sẽ vô cùng khó khăn, trắc trở.

Lắng nghe chỉ là một phần của quá trình. Ngoài ra bạn còn cần phải có sự chuẩn bị trước. Cho dù bạn đang cố sale bản thân trong buổi tuyển dụng hay đề xuất một ý tưởng mới, không có sự chuẩn bị trước làm cho bạn trở nên thật ngớ ngẩn. Tất cả các đội bóng tranh giải Siêu Cúp quốc gia đều nắm vững những điểm mạnh lẫn điểm yếu của đối thủ. Họ học cách đội khác chơi, phát triển đội hình và các chiến thuật đường dài trước khi mỗi trận đấu được bắt đầu.

Hãy làm một nghiên cứ nhỏ với những khán thính giả tiềm năng của bạn, và học cách hiểu điều gì đang dẫn dắt và thôi thúc họ. Bạn phải tìm một điều gì đó cho phép bạn kết nối và giao tiếp được với họ. Mọi người đều muốn làm việc với người họ có cảm tình và hiểu được những mong muốn của họ.

 

 

 

3. Cho người khác thấy những lợi ích

Phần quan trọng của việc khuyến khích người khác là để hiểu được điều gì thích hợp với họ. Bạn luôn biết điều gì phù hợp với mình, nhưng để hiểu người khác, bạn cần biết đặt mình vào vị trí của họ. Bạn phải thuyết phục họ vì sao họ nên thuê bạn làm công việc đó hay duyệt ý tưởng của bạn.

Đừng chỉ tập trung vào mục tiêu của bạn, mà hãy tập trung vào tại sao có lợi cho họ để họ đồng ý với bạn. Khi mọi người mua từ người bán hàng, họ không mua chỉ để người bán vui lòng. Họ mua vì họ có nhu cầu, hoặc vấn đề đó yêu cầu giải pháp. Việc của bạn là hiểu được mong muốn đó và điều chỉnh thông điệp của bạn để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Đây là nơi các nghiên cứu và sự chuẩn bị mà chúng ta đã thảo luận phát huy tác dụng. Bạn càng hiểu rõ vấn đề của người khác hay mục đích họ muốn, thì bạn càng có thể truyền đạt nền tảng của bạn ra sao, tài năng và những ý tưởng giúp bạn trở thành người phù hợp với vị trí công việc đó.

 

 

 

4. Giữ bình tĩnh

Chúng ta đều đã được nghe nói rằng “đừng để người khác thấy bạn đổ mồ hôi”. Điều này đôi khi nói dễ hơn làm, nhưng dẫu sao, sự căng thẳng cũng ngăn cản bạn đến với thành công. Không có phép màu nào giúp bạn bình tĩnh, nhưng chắc chắn có một vài thứ bạn làm có thể giúp ích cho bạn.

Luyện tập những gì bạn muốn nói. Điều này không có nghĩa là bạn ghi nhớ một cách cứng nhắc những gì bạn định nói. Không ai thích cảm giác mình đang bị thuyết giảng. Dành vài phút để cảm nhận về cảm giác bạn sẽ nói. Vạch sẵn ý tưởng nói trong đầu là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng cũng có cảm giác nói không mạch lạc.

Chỉ bằng cách luyện tập, bạn mới giữ vững tâm lý trong lúc cố gắng thuyết phục ý tưởng của bạn, khi mà sự căng thẳng xuất hiện và xâm chiếm lấy bạn. Việc này rất hay xảy ra vào lúc con người ta bối rối, hay ba hoa, khoe khoang. Điều này không hay một chút nào, và người nghe sẽ nhận ra điều đó.

Hãy chậm lại một nhịp, làm chủ tông giọng cũng như tốc độ nói của bạn. Hít một hơi thật sâu và tiến hành.

 

 

5. Tạo nên những sự đồng ý trong suốt cả quá trình

Nếu bạn muốn thành công ở cuối cuộc thương lượng, thì bạn phải tạo được những đồng tình trong suốt cả quá trình. Nó giúp xây dựng tâm lý và sự kết nối với người khác. Điều đó yêu cầu họ phải hiểu rõ được quan điểm của bạn, và tại sao ý tưởng của bạn lại là lựa chọn đúng đắn.

Vào những năm 1960, một nhóm các nhà tâm lý học đã phát triển một thuyết mà sau này được biết đến với tên gọi là foor – in – the – door (tạm dịch : từng – bước – đi – vững – chắc). Một khu phố được yêu cầu mỗi nhà hãy đặt một cái biển lớn ghi hãy lái xe cẩn thận trước sân nhà. Ban đầu chỉ có 20% người dân đồng ý.

Vài ngày sau, nhóm nghiên cứu quay lại và yêu cầu người dân đặt một cái biển nhỏ ở cửa sổ nhà họ. Thêm nhiều người hơn đã đồng ý.

Vài tuần sau, nhóm nghiên cứu trở lại, thật bất ngờ, có đến 76% người dân quyết định đặt biển báo lớn ở sân vườn của họ.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì?

Bằng cách có được sự đồng tình từ những điều nhỏ trước, bạn đang dần tạo lập một sự kết nối và khiến người khác tạo ra một cam kết tinh thần trước. Trong khi bạn cố gắng thúc đẩy mọi người, hãy hỏi họ những câu hỏi đánh vào mong muốn hay vấn đề của họ và kết quả là sự đồng ý. Bằng cách này, bạn đang tiến gần hơn đến chiến thắng cuối cùng.

 

 

6. Chốt thoả thuận

 

Sau tất cả những gì bạn đã làm, lắng nghe khách hàng, giữ bình tĩnh và truyền những tin tức nói lên được những nhu cầu của họ. Giờ là lúc chốt thoả thuận. Phần lớn những người bán hàng đều cố gắng tạo ra một cảm giác cấp bách, nếu không quyết định bây giờ thì sẽ là không bao giờ. Điều này chỉ dẫn đến sự hấp tấp và tuyệt vọng.

Ý tưởng bạn đưa ra thảo luận có thể rất thiết thực với tình hình cụ thể, nhưng có thể quá vội vã và gây phản tác dụng.

Rất ít người đồng ý ngay lập tức. Hầu như mọi người đều có sự cân nhắc và cần thời gian suy nghĩ.

Việc hỏi người khác xem họ có đặt câu hỏi gì cho những vấn đề đã thảo luận hay họ có quan tâm đến tương lai phát triển như thế nào, luôn là một ý tưởng quyệt vời. Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích mọi thứ thật cặn kẽ.

Cuối cùng, hãy yêu cầu thời điểm bạn nhận được câu trả lời . Điều này nhằm tránh mọi thứ kết thúc mở và cho phép bạn có thời gian để điều chỉnh thông điệp của mình.

 

Tạm Kết

Hãy nhớ kỹ năng bán hàng tốt không phải là cố đẩy người khác vào điều gì không phù hợp với họ. Bán hàng là hiểu nhu cầu khách hàng và thuyết phục tại sao bạn có giải pháp thích hợp. Nếu bạn nắm được những kỹ năng bán hàng trên, bạn sẽ thành công ngay cả khi bạn không bán bất cứ thứ gì.

----------

Tác giả: Jeremy Diamond

Link bài gốc: 6 Powerful Sales Techniques Even Non-Salespeople Should Master

Dịch giả: Đoàn Ngọc Yến - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024