Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/04/2020 20:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Trọn Bộ Bí Kíp Ứng Tuyển Việc Làm Ở Nước Ngoài


Bạn muốn đi du lịch, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau hoặc muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước hoàn toàn mới ư? Một công việc ở nước ngoài có thể giúp bạn thỏa lòng mơ ước. Mặc dù còn nhiều điều cần biết về cách xin việc ở nước ngoài, nhưng việc này không còn quá khó như ở các thế hệ trước. Bởi công nghệ sẽ giúp ta dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển cho các cơ hội việc làm ở các quốc gia khác. Bạn chỉ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và đảm bảo có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trước khi ứng tuyển vào bất kì một vị trí công việc nào là được.

Phần 1. Nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội việc làm


1.    Tìm hiểu về quốc gia bạn muốn làm việc

Bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ về các thông tin thực tế như loại thị thực và các chế độ miễn trừ mà bạn cần để di chuyển đến đó. Bạn cũng nên nắm bắt được nền văn hóa và điều kiện sống của đất nước bạn chọn. Để đảm bảo bạn có được một công việc đủ sống thoải mái, việc hiểu rõ các khoản chi phí sinh hoạt cần bỏ ra là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cập nhật các thông tin an toàn, cơ sở y tế và cảnh báo du lịch về quốc gia đó.

            ·  Liên hệ với đại sứ quán của quốc gia bạn muốn làm việc hoặc truy cập vào trang web để tìm hiểu thêm thông tin về những yêu cầu khi làm việc ở đó.

            ·  Tìm kiếm các trang web việc làm được quản lý bởi các kiều dân ở quốc gia bạn quan tâm. Blog sẽ là một cách tốt để tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của một kiều dân ở nước ngoài.

2.   Nghiên cứu các cách khác nhau để tìm việc ở nước ngoài

Có nhiều cách khác nhau để theo đuổi một công việc và sự nghiệp ở nước ngoài. Mỗi người sẽ bị thu hút bởi những công việc khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Có công việc ngắn hạn, cũng có các vị trí làm việc lâu dài hơn. Một khi bạn đã có ý tưởng về quốc gia bạn muốn làm việc, hoặc thậm chí nếu bạn chưa quyết định, bạn nên dành thời gian nghiên cứu các cách khác nhau để tìm việc ở nước ngoài.

3.    Tìm kiếm việc làm với Chính Phủ Hoa Kỳ

Đây là một lựa chọn cho các công dân Hoa Kỳ đang quan tâm đến việc làm ở nước ngoài. Có một loạt các ngành nghề được chính phủ tuyển dụng để làm việc tại các quốc gia trên thế giới. Các nhà tuyển dụng lớn nhất là Bộ Quốc phòng, tiếp theo là Bộ Ngoại giao.

               ·  Các tổ chức dịch vụ xã hội như Quân đoàn Hòa bình cũng cung cấp danh sách việc làm và cơ hội làm việc ở nước ngoài. Các vị trí của Quân đoàn Hòa bình là tự nguyện, nhưng nó hoàn toàn có thể cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi làm việc ở một quốc gia khác.

                ·  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một trang web đăng tải các thông tin về vị trí tuyển dụng cho công dân Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

4.   Dạy tiếng Anh cũng là một sự lựa chọn tốt

Một cách phổ biến để làm việc ở nước ngoài cho người nói tiếng Anh bản địa là dạy học tiếng Anh. Có rất nhiều cơ hội làm việc ngắn hạn và dài hạn tại các trường ngôn ngữ và học viện giáo dục trên toàn thế giới, nơi những người nói tiếng Anh bản địa được đào tạo bài bản luôn được chào đón rất nồng hậu. Các yêu cầu ở mỗi nước sẽ khác nhau, nhưng thường thì bạn sẽ cần bằng cử nhân cũng như các chứng chỉ khác về giảng dạy tiếng Anh

5.    Hãy xem xét làm việc cho một công ty địa phương có văn phòng tại nước ngoài

Nhiều tập đoàn của Hoa Kỳ có văn phòng ở các nước khác. Cũng có thể có các tổ chức nhỏ trong khu vực của bạn là văn phòng vệ tinh cho các công ty quốc tế. Làm việc trong một tổ chức có tầm cỡ quốc tế sẽ mang đến một cơ hội hoặc một nhiệm vụ công tác nước ngoài cho bạn.

            ·  Đôi khi  chỉ cần quan sát kỹ một chút những nơi gần nhà, bạn sẽ nhận ra vô vàn cơ hội làm việc ở nước ngoài mà trước giờ bạn không biết đến.

            ·  Nếu bạn nộp đơn tại một công ty địa phương, nó sẽ đơn giản hơn so với việc nộp đơn trực tiếp cho một công ty ở nước ngoài xa xôi.

6.    Thường xuyên tìm kiếm các bài đăng công việc quốc tế trên các trang web việc làm

Bên cạnh các trang web chuyên đăng tải việc làm ở nước ngoài, bạn nên tìm hiểu thêm các trang web khác cũng như bản tin tuyển dụng của các công ty. Nhiều tổ chức lớn trong số này sẽ hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể quảng cáo cho các bài đăng ở nước ngoài cùng với các tổ chức trong nước. Hãy tìm kiếm một số trang web tuyển dụng và kiểm tra danh sách.

            ·  Các trang web cho các công ty tuyển dụng cũng sẽ thường có những lời khuyên hữu ích cho những người muốn xin việc ở nước ngoài.

 

            ·  Cân nhắc gọi điện đến văn phòng địa phương của bạn hoặc trực tiếp đến gặp họ để nhận thêm một số lời khuyên hữu ích từ cố vấn tuyển dụng.

Phần 2. Quá trình chuẩn bị cho "cuộc chiến" ứng tuyển


1.    Xin visa và  /hoặc giấy phép làm việc

Nhiều công việc ở nước ngoài sẽ không xem xét giao việc làm cho bạn nếu bạn chưa có visa hoặc giấy phép làm việc. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các yêu cầu về thị thực hoặc giấy phép làm việc và biết rằng bạn sẽ có thể đáp ứng chúng trước khi suy nghĩ nghiêm túc về việc xin việc ở nước ngoài. Đại sứ quán của quốc gia bạn muốn làm việc sẽ cung cấp thông tin về việc xin thị thực.

            ·   Đảm bảo bạn có hộ chiếu đầy đủ và hợp lệ trước khi xin thị thực.

            ·   Bạn cũng có thể tìm kiếm trực tuyến các yêu cầu thị thực và chu kỳ nộp đơn cho các quốc gia khác nhau.

            ·   Thông tin cụ thể theo quốc gia được cung cấp trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

2.    Tạo liên lạc và sử dụng khả năng kết nối của bạn

Tìm một công việc ở nước ngoài có thể là một triển vọng khá khó khăn. Bạn phải chứng minh rằng bạn không chỉ là một ứng cử viên phù hợp với công việc mà còn có thể cung cấp một cái gì đó nhiều hơn các ứng viên địa phương tiềm năng khác, những người sẽ mất ít thời gian hơn để thích nghi với môi trường làm việc mới.Cũng vì điều này và những khó khăn khi làm quen với nền văn hóa làm việc tại nước ngoài, điều đặc biệt quan trọng là bạn phải tận dụng các liên hệ và mạng của mình càng nhiều càng tốt.

            ·   Sử dụng khả năng kết nối cũng như làm quen với hiệp hội cựu sinh viên đại học của bạn để tạo liên lạc với những người làm việc trong lĩnh vực của bạn ở nước ngoài.

            ·  Khi bạn tìm thấy những người đã đến nước ngoài thành công, hãy hỏi họ lời khuyên và hướng dẫn về cách bạn có thể làm tương tự.

3.    Chú ý các yêu cầu ngôn ngữ

Các yêu cầu ngôn ngữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại công việc bạn quan tâm. Ví dụ: nếu bạn đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ ở nước ngoài, bạn có thể thấy rằng phần lớn những người trong văn phòng của bạn là người Mỹ và việc kinh doanh chỉ được thực hiện bằng tiếng Anh. Nếu bạn đang nộp đơn xin làm việc tại một công ty nước ngoài, bạn có thể sẽ được làm việc bằng ngôn ngữ bản địa.

            ·  Đảm bảo bạn hiểu rõ các yêu cầu và có thể đáp ứng chúng trước khi bạn ứng tuyển vào một vị trí.

            ·  Ngay cả khi bạn không cần thông thạo ngôn ngữ địa phương để có việc làm, việc biết chút ít các cụm từ cơ bản ở mức tối thiểu sẽ giúp cuộc sống ở nước ngoài dễ dàng hơn.

            ·  Nếu bạn không bắt buộc phải nói ngôn ngữ địa phương, bạn nên nói rõ trong đơn ưng tuyển của mình rằng bạn rất muốn học và sẽ tham gia các lớp học buổi tối khi bạn đến nơi.

Part 3. Nộp đơn ứng tuyển

1.    Trình bày sơ yếu lí lịch theo thứ tự

Khi bạn đã sẵn sàng để xin việc ở nước ngoài, bạn cần phải làm tất cả những việc bạn sẽ làm khi đi xin việc ở nước bạn. Điều này bao gồm đảm bảo hồ sơ của bạn được sắp xếp theo thứ tự hợp lý và cập nhật thông tin mới nhất. Khi bạn đang xin việc ở nước ngoài, bạn phải xem xét các yêu cầu cụ thể của một bản sơ yếu lý lịch tại quốc gia bạn đang nộp đơn xin làm việc.

            ·  Nó có thể bao gồm tình trạng hôn nhân của bạn và số lượng con cái mà bạn có. Bạn cần nghiên cứu yêu cầu tại quốc gia bạn đang nộp đơn.

            ·  Một bản sơ yếu lý lịch quốc tế thường tập trung vào các kỹ năng lĩnh hội nền văn hóa của bạn và tính cách của bạn phù hợp với hồ sơ lý tưởng của nhà tuyển dụng.

            ·  Ở châu Âu, sơ yếu lý lịch được gọi là CV hay curriculum vitae

2.    Nhấn mạnh kỹ năng và khả năng thích nghi với văn hóa địa phương của bạ

Ứng tuyển cho một công việc ở nước ngoài tương tự như ứng tuyển cho bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét các kỹ năng của bạn để đảm bảo rằng bạn sẽ đáp ứng được các yêu cầu công việc. Nếu bạn chưa biết sẽ chọn nước nào để chuyển đến làm việc, hãy thực hiện một vài nghiên cứu để tìm ra quốc gia nào đang cần ứng viên có những kỹ năng đó.

            ·  Khi viết sơ yếu lý lịch, bạn hãy đề cập đến văn hóa của nơi bạn đang ứng tuyển vào công việc và trình bày rằng bạn sẽ cố gắng thích nghi với điều đó.

            ·  Mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hóa làm việc rất khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn có thể chứng minh sự hiểu biết và đánh giá cao về văn hóa làm việc tại quốc gia bạn đang nộp đơn xin làm việc.

            ·  Nếu các công việc được quảng cáo bằng tiếng nước ngoài, bạn nên viết đơn ứng tuyển bằng ngôn ngữ đó.

3.    Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

 

Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc ở nước ngoài, có thể bạn sẽ được phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua Skype. Nếu vậy, bạn vẫn nên chuẩn bị kĩ như một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy lựa chọn trang phục một cách thông minh để tạo ấn tượng. Bạn cũng có thể thử đứng khi phỏng vấn để giữ cho giọng nói được to và rõ ràng hơn.

4.    Thể hiện bản thân một cách nhã nhặn và phù hợp trong cuộc phỏng vấn

Nếu bạn sắp có một cuộc phỏng vấn ở quốc gia bạn đã nộp đơn xin làm việc, hãy tỉm hiểu trước về các phong tục phỏng vấn và các trường hợp dự tính trước. Ví dụ, nếu bạn có một cuộc phỏng vấn ở Nhật Bản, bạn sẽ phải cúi đầu thật sâu khi bước vào phòng, nhưng bạn sẽ không cần làm điều đó ở các quốc gia khác. Ở Trung Quốc, đừng gặp ai cũng bắt tay vì đây không phải là phong tục của họ. Tuy nhiên, nếu ai đó có nhã ý muốn bắt tay với bạn thì hãy đáp lại điều đó.

            ·  Nếu bạn làm việc trong một môi trường kinh doanh quốc tế, có thể có sự pha trộn của phong tục vì các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất là hãy chú ý đến cách mọi người thường tương tác với nhau.

 

            ·   Bạn cũng có thể trao đổi trước với bộ phận Nhân sự của nhà tuyển dụng trong trường hợp bạn không chắc chắn về những tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn.

Trên đây là là toàn bộ bí kíp giúp tìm việc làm ở nước ngoài. Mong rằng chúng sẽ giúp ích cho "cuộc chiến" tìm việc của bạn!

----------------------------------

Tác giả: wikiHow Staff

Link bài gốc: How to Apply for a Job Abroad

Dịch giả: Thao LH ToMo - Learn Something New




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024