Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/03/2020 15:03 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Tôi Đã Thương Lượng Thế Nào Để Được Nhận Thêm 35000 Đô La Khi Tham Gia Phỏng Vấn Lần Đầu Tiên


Vào đầu mùa thu này, tôi thấy mình được đề nghị đến 5 công việc-đó là sự thật 100%, có mơ tôi cũng không nghĩ rằng tôi lại may mắn đến thế khi nhận được nhiều đề nghị ngay trong những tháng đầu tiên của năm thực tập của tôi.

Đôi khi, tôi vẫn tự hỏi làm thế nào mà tôi có thể thực hiện được nó một cách thành công đến vậy.

Bên cạnh việc may mắn có được 5 công việc được đề nghị-thì tôi cũng đã thành công trong việc đàm phán về mức thu nhập của tôi lên tới 35000 đô la nhiều hơn mức giá ban đầu của nó (trên thị trường, bao gồm cả lương cứng và thưởng). Đó là một chuỗi các hoạt động (giới thiệu, hàng tá email và rất nhiều các cuộc gọi), đó cũng chính là những thứ tôi đang tóm tắt ở đây cũng như là những lời khuyên hàng đầu của tôi dành cho bạn để đàm phán về công việc đầu tiên của bạn.

Tất nhiên tôi không phải là một chuyên gia-nhưng từ những kinh nghiệm gần đây của mình-những bí quyết đã giúp tôi, Tôi hy vọng các bạn có thể tìm thấy được những giá trị trong những lời khuyên này và tôi chúc bạn luôn may mắn trên chuyến hành trình của mình.

Nguyên tắc 1: Hãy luôn tiến hành những cuộc đàm phán qua điện thoại.

Lựa chọn đúng phương pháp giao tiếp là bước quan trọng đầu tiên.

Nói chuyện một cách trực tiếp với người tuyển dụng của bạn là cách tốt nhất để trao đổi về những cảm nhận của bạn về cơ hội này cũng như hiểu được người tuyển dụng đang cảm thấy và suy nghĩ như thế nào về việc đàm phán.

Trong phần lớn các trường hợp, ban đầu bạn sẽ tìm hiểu về công việc của bạn từ một cuộc gọi điện thoại với nhà tuyển dụng. Tiến hành hồi đáp với một yêu cầu được nói chuyện chi tiết hơn về lời đề nghị qua một cuộc gọi là rất thực tế và nhà tuyển dụng của bạn sẽ rất vui khi được nói chuyện lại về vấn đề này.

Bằng việc nói chuyện qua điện thoại, bạn cũng trở nên mang tính cá nhân hơn và có thể thúc đẩy sự tương tác sâu hơn với nhà tuyển dụng. Nếu họ cảm thấy đặc biệt ấn tượng với bạn, họ có thể sẽ cố gắng đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Chú ý nhỏ cho việc nói chuyện qua điện thoại và việc gửi email:

Nếu bạn ngại tiếp xúc trực tiếp và cảm thấy thoải mái hơn với việc giao tiếp qua email, thì đó cũng hoàn toàn là một lựa chọn tốt. Miễn là bạn dành thời gian cho việc giải thích những suy nghĩ và cảm nhận của bạn về những lời đề nghị và tập trung vào những mối quan tâm mà bạn có, bạn có thể đàm phán qua email. Tuy nhiên bạn vẫn lên chuẩn bị cho trường hợp nhà tuyển dụng hỏi liệu rằng bạn có thể nói chuyện về việc thương lượng qua điện thoại được không.

Nguyên tắc 2: Thực hiện công việc vì bất cứ lí do gì, ngoại trừ tiền.

Nhấn mạnh nhiệt huyết của bạn đối với công ty, hoặc những mối quan tâm của bạn về các dự án, hoặc thậm chí là bạn yêu thích vị trí này như thế nào? Nhưng đừng làm nó với lí do là tất cả chỉ vì tiền.

Tôi biết, nó có vẻ không giống như những gì bạn nghĩ bởi vì chung quy lại thì đều vì điều này, cuộc thương lượng hầu như luôn luôn hướng về tiền. Bạn biết điều này là đúng và nhà tuyển dụng của bạn cũng biết vậy.

Vì vậy, làm thế nào để bạn có thể thương lương mà không yêu cầu mức lương cao hơn?

Có một cách tôi đã thực hiện là so sánh những đề nghị khác xét về trình độ học thức, văn hóa công ty, sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống và cuối cùng là tiềm năng phát triển.

 

Hãy nói rằng bạn đang được săn đón bởi các công ty A&B, công ty A đưa ra một đề nghị tốt hơn (xét về mức lương) và bạn cố gắng tận dụng điều đó để cải thiện lời đề nghị từ công ty B.

1)     Việc đầu tiên tôi sẽ làm là tìm những thứ làm cho cơ hội của công ty A đặc biệt và tốt hơn so với công ty B xét về những trải nghiệm hoặc tiềm năng phát triển.

2)     Sau đó, tôi sẽ một lần nữa nói chuyện với nhà tuyển dụng của công ty B, và tôi đề cập đến việc tôi đang phân vân với lời đề nghị của công ty A. Tôi nói chuyện về phúc lợi của công ty và nhấn mạnh ưu tiên của mình trong việc có được môi trường làm việc tốt nhất để bắt đầu sự nghiệp của tôi.

3)    Và sau đó, tôi sẽ tóm lược lại lời đề nghị của công ty A với mức thu nhập hấp dẫn như thế nào- Việc này chỉ áp dụng khi nhà tuyển dụng hỏi, tôi cũng sẽ đưa ra đề nghị của công ty A một cách chi tiết.

4)    Sau đó, tôi sẽ hỏi nhà tuyển dụng một cách nhã nhặn rằng mức lương được đưa ra liệu có thể cải thiện hơn lời đề nghị ban đầu được không.

5)    ???(điều kì diệu xảy ra)

6)    (trường hợp tốt nhất) Công ty B: Này bạn, chúng tôi có một đề nghị tốt hơn dành cho bạn!

(trường hợp xấu nhất) Công ty B: Chúng tôi không thể đưa ra lời đề nghị tốt hơn so với đề nghị ban đầu, nhưng chắc chắn là sẽ có chỗ cho sự phát triển cũng như thăng tiến của bạn trong công ty chúng tôi!

Không có công ty nào muốn bạn đến với họ chỉ vì mức lương được trả. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những người quan tâm thật sự đến công việc và có thể tạo ra những giá trị tăng thêm cho doanh thu của công ty.

Nguyên tắc 3: Luôn tỏ ra cực kì phấn khích khi nói chuyện về công ty mà bạn đang đàm phán.

 

Đây là cách dễ nhất để gia tăng cơ hội thành công của bạn.

Trở lên tích cực và quan tâm thực sự khi nói chuyện với nhà tuyển dụng của bạn hoặc bất cứ ai khác đến từ công ty đó sẽ không chỉ giúp bạn trong việc đàm phán công việc mà còn giúp bạn thiết lập được mối quan hệ lâu dài. Bằng cách này, trong trường hợp bạn không chấp nhận lời đề nghị của họ thì, mối quan hệ cũng không bị chấm dứt và bạn vẫn có thể quay trở lại khi có một cơ hội trong tương lai vào thời điểm thích hợp.

Điều này rất quan trọng khi bạn duy trì được tinh thần tích cực khi trao đổi với bất cứ công ty nào mà bạn đang tiến hành đàm phán-ngay cả khi công ty đó không phải là lựa chọn đầu tiên của bạn. Giây phút mà một công ty nhận ra rằng họ chỉ là lựa chọn mang tính dự phòng của bạn, họ sẽ không sẵn sàng tiếp tục việc thương lượng hoặc thậm chí chán nản, buộc bạn vào tình thế khó xử với một lời đề nghị thẳng thừng.(xem nguyên tắc 5)

Mọi người thích nói chuyện với những người thú vị và vui vẻ. Hãy làm cho họ cảm thấy hứng thú với bạn cũng như những ý tưởng bạn có khi về với đội của họ!

Nguyên tắc 4: Đừng là người ra quyết định duy nhất

Bạn không thể quyết định mà không nói chuyện với gia đình của bạn trước!

Trong khi cân nhắc về những lí do tại sao bạn không chắc chắn hoặc cần thêm thời gian để quyết định, cố gắng tìm cách “nói quá” lên tình trạng của bạn như kiểu bạn không phải là người quyết định duy nhất.

Ngay cả khi bạn không quan tâm đến việc gia đình bạn nghĩ gì, bạn vẫn nên đề cập đến chúng như là một yếu tố trong quyết định của bạn. Bằng cách này, nhiều người đã “tạm dừng” việc thương lượng với nhà tuyển dụng cũng là để thuyết phục họ, vì điều này mà nhà tuyển dụng của bạn sẽ không thể cố gắng đặt áp lực đối với bạn trong việc châp nhận lời đề nghị.

Nói chung, suy nghĩ về mối liên hệ với gia đình của bạn đặc biệt hữu ích trong khi căn nhắc về chỗ làm việc, kì nghỉ hoặc chính sách PTO ( trả lương trong trường hợp bạn phải nghỉ không đi làm được). Đề cập đến những yếu tố khác (mọi người) những thứ bạn đang đánh giá trước khi quyết định là cách tốt để yêu cầu một chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Bằng việc đưa ra những mối quan tâm về các thành viên gia đình hoặc những người quan trọng khác và cân nhắc về mong muốn của họ trong khi suy xét một cách nghiêm túc về quyết định của bạn-việc này làm thay đổi một số vai trò, trách nhiệm của bạn đối với họ.

Nguyên tắc 5: Đừng vội chấp nhận một lời đề nghị thẳng thừng

 

Đó là cách một công ty ép buộc bạn nói “đồng ý” với lời đề nghị của họ!

Lời đề nghị thẳng thừng là một cách mà những công ty nhỏ (thậm chí là trung bình) sử dụng để gây áp lực buộc bạn nói “đồng ý” trong một khoảng thời gian ngắn. Nó sẽ diễn ra như thế này:

Này, vì chúng tôi không thể trì hoãn giới hạn về mặt thời gian lâu hơn nữa. Chúng tôi sẽ cho bạn 2 ngày để quyết định và sau thời hạn trên lời đề nghị của chúng tôi cũng chấm dứt. Điều này là bắt buộc và sau 2 ngày chúng ta sẽ không bàn bạc về vấn đề này nữa.

Đầu tiên, hãy nghĩ về điều này một lát.

Bạn có thực sự nghĩ rằng bạn muốn làm việc trong một công ty không tôn trọng lời nói của bạn hoặc có đủ thời gian để bạn đưa ra quyết định làm việc cho học không?

Đó đơn giản không mang tính chuyên nghiệp. Nếu họ đặt áp lực lên bạn nhiều như vậy để bạn nói “đồng ý” với họ, liệu bạn có thể tưởng tượng được sẽ như thế nào khi bạn làm việc cho họ 40 giờ một tuần không? Tôi có thể thấy được việc quản lí mang tính ép buộc này sẽ như thế nào trong tương lai… thật đáng lo ngại.

Ngay cả khi, nếu như bạn vẫn muốn xem xét chúng? Làm thế nào để bạn có thể yêu cầu có được nhiều thời gian hơn

1.     Thời điểm bạn nhận ra rằng bạn sẽ cần thêm thời gian hãy để cho họ biết

2.     Hãy thành thật và nói rằng đây là công việc đầu tiên của bạn, bạn muốn cân nhắc một cách cẩn thận tất cả các lựa chọn để đảm bảo rằng cơ hội này là cơ hội tốt nhất-nhấn mạnh một thứ cụ thể về công ty này mà bạn thích.

3.     Sau đó, đề cập đến việc bạn sẽ không thể đưa ra quyết định chắc chắn trong khoảng thời gian được đặt ra trước đó-đưa ra lời xin lỗi của bạn và thành thật cảm ơn họ khi đã chú ý đến bạn.

4.     Cuối cùng, hỏi họ xem liệu họ có thể nới rộng thời gian thêm một vài ngày (hoặc thậm chí một tuần được không)

Hãy nhớ, luôn thể hiện sự quả quyết của bạn. Nếu công ty đó đưa ra một đề nghị thẳng thừng dành cho bạn, hãy lắng nghe trực giác của bạn và có thể bạn sẽ thấy dấu hiệu cho biết bạn nên dừng việc này lại.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo rằng bạn có một ghi chép đầy đủ

Sau những cuộc thảo luận chi tiết qua điện thoại, luôn chắc chắn rằng có một bản ghi chép lại nội dung.

Điều này khá là, tuy nhiên đừng bao giờ quên xem xét kĩ lại lại sau một cuộc gọi với nhà tuyển dụng để xác nhận những chi tiết mà bạn đã thảo luận.

Không có thứ gì là cuối cùng hoặc chính thức cho đến khi nó được viết ra.

Tóm lại, tôi nghĩ bạn nên thương lượng nếu bạn đủ may mắn để có được nhiều lời đề nghị. Bạn sẽ chẳng mất thứ gì cả nhưng bạn có thể đạt được rất nhiều thứ. Hãy nhớ rằng bạn là người mà công ty muốn có được, và bạn nắm giữ chìa khóa của cuộc đàm phán. Sau khi đầu tư nhiều tiền và thời gian để tìm kiếm bạn, kiểm tra và phỏng vấn bạn cho vị trí này-bạn có nghĩ rằng họ sẽ đột nhiên thay đổi quyết định của họ không khi bạn yêu cầu có được một lời đề nghị tốt hơn? Câu trả là không.

Đàm phán với các công ty lớn khác với những công ty nhỏ như thế nào?

Những công ty nhỏ (các dự án khởi nghiệp hoặc các công ty dưới 600 người)

Về mặt tổng thể, tôi nhận định các công ty nhỏ có xu hướng:

1.     Thời gian trao đổi nhanh hơn (vì có ít người phụ trách mảng tuyển dụng).

2.     Linh hoạt hơn trong việc tăng lương, các khoản thưởng, phụ cấp di chuyển (thường có ưu đãi trong việc chia sẻ cổ phần dù không quá nhiều).

3.     Thường nỗ lực tiếp cận thông qua một lời đề nghị thẳng thừng đối với bạn.

4.     Trong khi thảo luận thường hay tập trung vào “bạn hoàn toàn tự do làm chủ công việc” và “có cơ hội cho bạn phát triển” trong số những nét đặc trưng của công ty, hay sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho sự nghiệp của bạn (hoàn toàn phụ thuộc vào bạn nếu điều đó là đúng).

Những công ty lớn (như “Big Four” hoặc các công ty có hơn 5000 người)

Xét về mặt tổng thể, tôi nhận định các công ty nhỏ có xu hướng:

1.     Cách tiếp cận của họ mang tính hệ thống hơn, và thường mang tính chặt chẽ hơn.

2.     Có khả năng đưa ra nguồn thu đáng kể từ cổ phần và các khoản tiền thưởng.

3.      Ít linh hoạt trong việc tăng lương vì họ giống như có một sự cân đối trong việc trả lương (tất cả đều mang tính hệ thống).

4.     Không bao giờ tiếp cận với một lời đề nghị thẳng thừng.

5.     Xu hướng đề cập đến các nguồn tài nguyên của công ty có thể cung cấp là vô giá và là lí do chính cho việc bạn nên chọn họ.

Tóm lại, các công ty nhỏ hơn sẽ thường giống như là đánh cược hơn, và các công ty lớn thì muốn dùng lựa chọn an toàn hơn. Việc lựa chọn là phụ thuộc vào bạn, nhưng hãy nhớ rằng đây mới là công việc đầu tiên của bạn không phải là cả sự nghiệp của bạn trong tương lai vì vậy không cần thiết nó phải là một lựa chọn tối ưu nhất. Bạn luôn có thể bắt đầu lại nếu bạn đổi ý.

-------------------------------

Tác giả: Helen Zhang

Link bài gốc: How I got an extra $35,000 by negotiating my first job offer

Dịch giả:Bùi Minh Chính - ToMo - Learn Something New 

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024