Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/03/2020 15:03 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Khóa Học Online Miễn Phí Về IELTS Speaking "Understanding IELTS: Speaking" Từ Hội Đồng Anh


Không có tâm trạng để luyện tập hay học tập ư? Bạn có thể thử một cách dưới đây khi không tìm thấy nguồn động lực từ trong thâm tâm.

Có những ngày mà bạn cực kỳ không muốn tập luyện (hoặc học hành, làm việc, hoặc làm việc nào đó hiệu quả)?

Khi mà bạn cứ làm những việc vô ích và phí thời gian, tìm kiếm một cái cớ để làm những việc khác?

Về mặt tích cực, tôi cho rằng đó là những ngày mà tủ lạnh được dọn sạch sẽ và tủ trong phòng tắm được sắp xếp gọn gàng, nhưng những thứ đó không mang lại cho chúng ta cảm giác đặc biệt tuyệt vời vào cuối ngày.

Chắc chắn sẽ rất tốt khi có nguồn động lực tinh thần, vào những ngày mà có cái gì đó thúc giục chúng ta phải phát triển các kỹ năng, học các tiết mục mới, hoặc chuẩn bị cho màn trình diễn sắp diễn ra hay một kỳ thi.

Và chắc chắn rằng, việc hình thành thói quen cố định hàng ngày rất có lợi. Hoặc là phải chịu đựng và bắt tay vào làm. Nhưng vào những ngày khi mà ý chí quyết tâm của chúng ta biến mất, chúng ta vẫn có thể lấy lại nó nhờ một nguồn động lực khác.

Đó là “nguồn sức mạnh tái thực hiện” (resumptive drive). Hoặc một cái tên khác là hiệu ứng Zeigarnik (tôi nghĩ cái tên này nghe có vẻ hay hơn).

Chuyện này là sao?

Người phục vụ và trí nhớ

Bluma Zeigarnik mô tả một hiện tượng xảy ra vào năm 1927, lúc đó khi đang ngồi trong một nhà hàng, bà đã quan sát thấy những người phục vụ dường như có một trí nhớ chọn lọc. Nghĩa là họ có thể ghi nhớ các đơn hàng phức tạp của khách chưa được đáp ứng, nhưng khi tất cả đồ ăn đã được phục vụ (hoặc có thể hóa đơn đã được thanh toán), thì cứ như thể hóa đơn đó đã được xóa khỏi bộ nhớ vậy.

Quay trở lại phòng thí nghiệm của mình, bà nhận thấy rằng thực ra, những người tham gia có nhiều khả năng sẽ nhớ những nhiệm vụ chưa được hoàn thành hơn là những nhiệm vụ đã hoàn thành xong (do đó, hiệu ứng Zeigarnik ra đời).

Một hình thái khác của hiệu ứng Zeigarnik - và một hình thức phù hợp hơn với những gì chúng ta đang nói ở đây - đó là việc quan sát thấy rằng người ta có xu hướng bị thúc giục tái thực hiện những nhiệm vụ mà trước đó đã bị ngắt quãng và không thể hoàn thành.

Động lực tái thực hiện

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Công giáo Texas và Đại học Rochester đã tiến hành nghiên cứu về hình thái này của hiệu ứng Zeigarnik.

Các đối tượng có 8 phút để định hình một câu đố có 8 khối, 3 chiều thành 5 dạng khác nhau. Họ được yêu cầu làm nhanh nhất có thể, và họ có 3 phút để hoàn thành 2 câu đố đầu tiên như lúc tập luyện.

Sau đó họ có 5 phút để giải 3 câu đố cuối cùng.

Các nhà nghiên cứu cố tình làm cho câu đố thứ hai khó hơn - khó có thể giải được trong thời gian cho phép. Và đúng như kỳ vọng, chỉ 6 trong số 39 người giải được câu đố hóc búa đó.

Sau khi hết thời gian, những người tham gia có 8 phút rảnh rỗi để là những gì mình muốn trong khi các nhà nghiên cứu rời khỏi đó để lấy một số phiếu khảo sát mà họ vô tình quên mang theo, nói rằng họ sẽ quay lại trong 5-10 phút. Tất nhiên đó chỉ là một kế hoạch để xem xem người tham gia sẽ làm gì khi bị bỏ lại một mình.

Mặc dù có rất nhiều việc khác trong phòng để làm (ví dụ như tivi, tạp chí, báo,...), 28 trong số 39 người tham gia (72%) quay trở lại tiếp tục giải các câu đố. 

Nhưng khoan đã! Đó chưa phải là điều hay ho đâu. 

Điều tuyệt vời

Điều thú vị là những ai đã giải được câu đố khó nhằn đó thì ít có khả năng lại bắt tay vào giải đố trong lúc rảnh rỗi hơn là những người không thể giải được

Trong số 6 người đã giải được câu đố khó, chỉ một người tiếp tục làm việc với các câu đố (và làm trong 1 phút và 18 giây).

Trong số 33 người không giải được, có 27 người (82%) tiếp tục làm, và trung bình mất nhiều thời gian hơn 2,5 lần (3:20).

Do đó, khi bị gián đoạn, thì những người tham gia không chỉ quyết tâm làm lại nhiệm vụ đó mà còn tiếp tục làm trong khoảng thời gian dài hơn.

 

Hành động

Vậy làm thế nào để áp dụng phát hiện này vào việc tạo động lực để rèn luyện?

Có một vài điều mà bạn có thể thử.

Thứ nhất, nhiều người nhận thấy rằng việc có được một khởi đầu dễ dàng là đã làm được 90% thử thách (thật ra tôi hoàn toàn bịa ra con số đó...nhưng bạn hiểu ý của tôi mà.)

Nó giống như việc rửa bát vậy. Nếu tôi thấy bồn rửa bát đầy ngập bát đĩa bẩn, và nghĩ đến chồng bát đĩa trong bồn thì có thể tôi sẽ bỏ cuộc không làm. Nhưng nếu những gì tôi nghĩ là rửa một cái đĩa, hay đơn giản là bỏ các đồ dùng bằng bạc vào máy rửa bát, thì sẽ dễ làm hơn là dừng và bỏ lại nhiệm vụ mới được hoàn thành một nửa.

Vì thế, thay vì nghĩ đến việc luyện tập trong 1 tiếng đồng hồ, hoặc đọc 10 trích đoạn, hay ghi nhớ một bản concerto, thì chỉ cần điều chỉnh nhạc cụ của bạn. Hoặc chơi một vài nốt theo thứ tự thật chậm rãi. Hoặc hẹn giờ trong 5 phút và sửa cái gì đó. Và nếu đến cuối bạn cảm thấy không muốn tiếp tục nữa, hãy cất nhạc cụ của mình đi và thử lại sau.

Bạn cảm thấy không muốn học ư? Chỉ cần mở sách ra. Làm một bài toán. Viết ba câu trong bài tiểu luận. Tạo hai thẻ flashcard.

Thứ hai, khi bạn cuối cùng cũng cảm thấy có hứng thú trong việc luyện tập hay học hành, thử dừng lại giữa chừng xem. Nghĩa là, nếu bạn đang cảm thấy bế tắc khi làm một bài văn khó, hãy thử một vài giải pháp xem sao, nhưng giữ lại một vài giải pháp còn lại trước khi nghỉ giải lao. Dừng lại khi bạn gần như đã giải quyết xong bài toán. Hoặc ở lưng chừng một câu.

Mặc dù điều gây khó chịu là nó có thể khiến mọi thứ dang dở, nhưng cũng đáng nếu điều đó khiến việc quay trở lại công việc trở nên dễ dàng hơn và hứng thú hơn sau khi nghỉ giải lao.

----------
Tác giả: Noa Kageyama

Link bài gốc: How to Get Yourself to Practice When You Don’t Feel Like It

Dịch giả: Nguyễn Thúy Hiền - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024