Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/12/2019 10:12 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Sydney cũng đang mù mịt bụi mịn PM2.5, không chỉ biến đổi khí hậu khiến chất lượng không khí ngày một tệ hại


Lời khuyến cáo chung cho mọi thành phố đang ô nhiễm: ra đường nhớ đeo khẩu trang!

 
 
Sydney cũng đang mù mịt bụi mịn PM2.5, không chỉ biến đổi khí hậu khiến chất lượng không khí ngày một tệ hại - Ảnh 1.

Một làn sương trắng nặng nề ngập không trung, khói bụi tìm đường luồn lách vào cả thiết bị lọc không khí chạy điện lẫn chạy cơm, 99% người tham gia giao thông đều sử dụng một thiết bị che mặt; tôi đang nói về cả hai thủ đô danh tiếng thế giới, cả Hà Nội và Sydney. Trái với mùa đông hơi lạnh chút mà miền Bắc đang trải qua, Úc đang trải qua mùa hè nóng nực, một cái nắng rất giống với miền Nam đang hứng chịu.

Cũng khác với Hà Nội đang bụi nặng do thời tiết và sản xuất công nghiệp, khói cháy rừng tại khu vực New South Wales (NSW), Úc đang bủa vây lấy Sydney. Gió mạnh khiến khói phủ kín thành phố, khiến chất lượng không khí nơi đây xuống thấp trầm trọng. Đám cháy ngày một dữ dội, người ta lại càng nghĩ tới “biến đổi khí hậu”, thế nhưng đó chỉ là một phần lý do thôi, còn một hiện tượng nữa khiến Sydney khô nóng, hạn hán và mù mịt bụi.

Theo xác nhận của phát ngôn viên Ban Quy hoạch, Công nghiệp và Môi trường New South Wales, thì đây là khoảng thời gian ô nhiễm không khí “dài nhất” và “lan rộng nhất” trong lịch sử địa phương.

Sydney cũng đang mù mịt bụi mịn PM2.5, không chỉ biến đổi khí hậu khiến chất lượng không khí ngày một tệ hại - Ảnh 2.

NSW đã trải qua nhiều giai đoạn chất lượng không khí xuống thấp, kéo dài nhiều tuần liền, bao gồm sự kiện cháy tại Sydney năm 1994 và đợt cháy Giáng sinh Đen giai đoạn tháng Mười hai 2001 - tháng Giêng 2002. Sự kiện lần này thì dài nhất và lan rộng nhất được lịch sử ghi lại”, người phát ngôn cho hay.

Suốt đợt cháy này, chúng tôi chứng kiến chất lượng không khí tụt xuống mức thấp nhất từng thấy, nhất là lượng bụi mịn PM2,5, thứ bụi có đường kính dưới 2,5 micromet, tăng đáng kể”.

Người dân trung tâm mới biết tới mùi khét của bụi khói, chứ còn những người dân sống “chung với lửa” đã từ lâu phải đối mặt với khả năng mất nhà cửa và mất mạng. Sự thật đau lòng đang tới ngày một gần, tương lai đang ngày một mờ mịt: sợ một ngày nào đó, hè nước Úc sẽ luôn đi kèm khói bụi từ đám cháy và khiến không khí bụi bặm suốt những tháng oi ả.

Nhà khí tượng học Helen Kirkup đưa lời cảnh báo, rằng hiện tượng cháy rừng khiến chất lượng không khí giảm sút sẽ kéo dài hết hè. “Chúng ta đang thấy một mùa hè cực kỳ ít mưa, nên thời tiết sẽ chẳng giúp được gì nhiều. Một khi mọi thứ khô đi và nhiệt độ ngày một cao lên, ta sẽ đối mặt với nạn cháy lớn suốt hè”.

Nhưng hóa ra không chỉ biến đổi khí hậu là tác nhân gây thảm cảnh tại Úc.

Sydney cũng đang mù mịt bụi mịn PM2.5, không chỉ biến đổi khí hậu khiến chất lượng không khí ngày một tệ hại - Ảnh 3.

Theo lời Dale Dominey-Howes, giáo sư về môn khoa học đánh giá thiệt hại của thảm họa tại Đại học Sydney, thì khói bụi phủ trên bầu trời Sydney là “một cơn bão hoàn hảo” của những điều kiện xấu, một nồi thập cẩm của những yếu tố cực đoan (với cháy rừng là một phần trong đó) đã khiến Úc thành ra như hôm nay.

Biến đổi khí hậu càng làm các yếu tố thời tiết cực đoan thêm khốc liệt”, giáo sư Dominey-Howes nói. “Hạn hán lan rộng, nhiệt độ cao hơn mức trung bình - tất cả đều tệ hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”. Thế nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại tại đó, giáo sư Dominey-Howes nói thêm rằng ngoài cháy rừng, hai hiện tượng khác cũng khiến tình hình thêm tồi tệ.

Đầu tiên là Mô hình Vòng khuyên Miền Nam - Southern Annular Mode (SAM) là một vòng gió phía Tây, hình thành do hoạt động không khí giữa hai khu vực Bắc Cực và Xích đạo. Trong giai đoạn âm tính, SAM mang gió Tây cường độ lớn quét qua Úc. Chúng có thể khiến hai khu vực Victoria và Tasmania thêm mưa, nhưng lại khiến miền Đông nước Úc, đặc biệt là New South Wales khô nóng.

Sydney cũng đang mù mịt bụi mịn PM2.5, không chỉ biến đổi khí hậu khiến chất lượng không khí ngày một tệ hại - Ảnh 4.

Ảnh hưởng thứ hai tới từ Lưỡng cực Ấn Độ Dương - Indian Ocean Dipole (IOD), còn gọi là Nino Ấn, là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương. IOD chính là yếu tố chính khiến khí hậu Úc trở nên cực đoan, vì nó đã ngăn mưa rơi trên đất Úc từ tháng Năm tới nay.

Trong tình hình hiện tại, khi hiện tượng thời tiết cực đoan đã đang diễn ra, con người bé nhỏ khó có thể làm gì để chống lại tự nhiên, chỉ biết đối phó bằng cách bảo vệ đường hô hấp mỗi khi ra đường, nghe theo lời khuyến cáo đừng nên ra khỏi nhà nếu không cần thiết. Biển ngày một ấm lên kéo theo nhiều hệ lụy, nếu muốn tìm cách giải quyết, ta cần tìm cách giải nhiệt cho chính Đất Mẹ.

Không trông đợi đến lúc Musk đưa con người lên Sao Hỏa được đâu.

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024