Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/12/2019 10:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Lý Giải Tại Sao Bạn Luôn Thiếu Thời Gian


Đã bao giờ các bạn cảm thấy 24 giờ vẫn chưa đủ để hoàn thành công việc của mình chưa? Sự dồn ép từ cả cuộc sống đời thường lẫn công việc bận rộn luôn khiến bạn ở trong trạng thái rối bời, và luôn nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ có thể đóng gói được mớ hỗn độn đang đổ ập vào đầu mình.

Nhưng thực tế thì, chúng ta cảm thấy sức ép thời gian là vì mức độ tâm lý của chính mình, chứ không chỉ do tác động máy móc của đồng hồ.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn-đề-mà-ai-cũng-gặp-phải này.

 

Ngay bây giờ đây, tôi có thể cảm thấy sự căng thẳng đang ngập đầy trong bụng mình. Sáng nay, tôi nhận được một cuộc gọi từ một người bạn thân đang cần sự hỗ trợ, và điều đó đã ngăn tôi bắt đầu bài viết này. Và vào bất cứ thời điểm nào, tôi cũng mong đợi một trong những đồng nghiệp của mình gửi email cho tôi để yêu cầu giúp đỡ một nhiệm vụ vào phút chót. Và tôi đã phải rời khỏi ca làm việc sớm để hẹn gặp nha sĩ, rồi sau đó tôi sẽ vội vàng về nhà để nấu một bữa tối muộn.

Tôi đang phải chịu áp lực về thời gian - và tôi biết tôi không đơn độc. Nếu bạn là một người phụ nữ, hoặc một phụ huynh độc thân, hoặc là bất cứ ai đang sống trong xã hội kiểu Mỹ ngày nay, thì có lẽ bạn cũng giống tôi. Khi các nhà nghiên cứu khảo sát về người Mỹ trước năm 2011, khoảng ½ trong số họ cho biết gần như không bao giờ có thời gian rảnh, và ⅔ cho biết họ thi thoảng hoặc luôn luôn cảm thấy vội vàng (mặc dù một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này có thể được cải thiện hơn một chút).

Khi nhà nghiên cứu Cassie Mogilner và các đồng nghiệp của cô viết trong một bài báo năm 2012, “Với tình trạng giờ giấc nghỉ ngơi bị choán bởi công việc, sẽ chỉ còn những giây phút quý giá còn tồn lại trong danh sách hàng ngày mà thôi, bao gồm việc tập thể dục, dọn dẹp và nói chuyện với bạn bè lẫn gia đình.”

Thoạt nhìn, vấn đề có vẻ đơn giản. Áp lực thời gian dẫn tới việc thiếu thời gian, phải không nhỉ? Đúng, một phần là vậy. Đó là cảm giác khi chúng ta không có thời gian để làm những gì chúng ta muốn làm - nhưng hóa ra, cảm xúc, sự đủ đầy và ham muốn là những điều gì đó mang hơi hướng khá chủ quan.

Từ năm 1965 đến năm 2003, tuần làm việc trung bình của người Mỹ thực sự đã giảm xuống 3 giờ, và thời gian giải trí thì tăng lên. Và ở nhiều nơi phát triển trên thế giới, tuần làm việc thậm chí còn ngắn hơn kể từ đó. Trong một nghiên cứu với hơn 7.000 nhân công người Úc, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng: áp lực thời gian là một “ảo giác”. Họ ước tính cần bao nhiêu thời gian cho cuộc sống thông thường của người lao động - số giờ làm việc được trả lương, làm việc nhà, và chăm sóc bản thân - và đem nó ra so sánh với thời gian mọi người thực sự có trong lịch trình của họ. Hóa ra có một sự khác biệt lớn, và nó cực kỳ nghiêm trọng đối với các hộ gia đình không có con, và là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với những bậc cha mẹ đơn thân.

“Những người hay cảm thấy mình làm việc quá sức - những người có ít ‘thời gian rảnh’ nhất - đa phần hay làm vì chính bản thân họ”, các nhà nghiên cứu viết. Nói cách khác, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể dành ít thời gian hơn để kiếm tiền, hút bụi và rửa bát, hoặc nấu ăn và ăn, và chúng ta vẫn sẽ có thể vượt qua dễ dàng mà không bị choáng ngợp bởi sự ít ỏi của thời gian.

Mặc dù bạn có thể không muốn để bản thân rơi xuống sát mức nghèo khổ, hoặc dành cho con bạn ít sự chú ý nhất có thể, nhưng có một điều đáng để chú ý hơn: Sự áp lực về thời gian khiến chúng ta để ý tới những điều chúng ta coi trọng, và là những khoảng thời gian mà chúng ta sẵn sàng cống hiến cho chúng. Và, nghiên cứu khác cho thấy, nó cũng liên quan đến thái độ và suy nghĩ của chúng ta về thời gian. Thay vì luôn đổ lỗi cho chiếc đồng hồ, chúng ta có thể tìm ra một số gốc rễ của việc khủng hoảng về thời gian sâu trong tâm lý của chính chúng ta. Dưới đây là một số hiểu biết khoa học để giúp bạn phân biệt giữa áp lực bấm giờ thực sự và áp lực không cần thiết mà bạn đang tự đặt ra cho mình.

1. TẬN HƯỞNG VÀ ĐAM MÊ

Trong một nghiên cứu năm 2004 trên gần 800 người làm việc ở Ohio, các nhà nghiên cứu đã phải đối mặt với một câu đố.

Khi phụ nữ làm việc nhà hơn 10 tiếng mỗi tuần, họ cảm thấy bị áp lực thời gian nhiều hơn, và dễ trở nên chán nản hơn. Nhưng khi đàn ông làm cùng một lượng công việc nhà như thế, họ lại không như vậy. Một mô hình tương đồng biểu trưng cho động thái tự nguyện: Những người đàn ông có sự tự nguyện thường ít khi bị trầm cảm, nhưng phụ nữ thì lại dễ bị áp lực về thời gian và dường như không cảm thấy mình nhận được bất cứ lợi ích nào.

Lời giải thích mà các nhà nghiên cứu đưa ra, được củng cố bởi từ ý kiến của mọi người về cách họ dành thời gian, rằng đàn ông có xu hướng làm việc nhà và tự nguyện theo hướng thú vị hơn. Họ cắt cỏ và huấn luyện đội bóng; họ hòa vào dòng chảy và cảm nhận được cảm giác hoàn thành công việc. Mặt khác, phụ nữ lại thường bận rộn với các công việc nhỏ nhặt lặp đi lặp lại hàng ngày: ít có sự hăng hái và cổ vũ, và họ luôn cố gắng để không ngủ gục trong các cuộc họp ở trường.

Không có gì đáng ngạc nhiên, một ngày tràn ngập hoạt động hấp dẫn sẽ khiến con người bớt bận rộn và căng thẳng hơn so với một ngày vất vả. Nếu thời gian trôi nhanh (theo hướng tích cực) khi bạn vui vẻ, nó dường như cũng sẽ trôi nhanh (theo hướng tiêu cực) khi bạn buồn chán. Yếu tố chủ quan này có thể đã tạo ra cảm giác áp lực về thời gian nhiều hơn cho những người phụ nữ tham gia nghiên cứu, mặc dù đàn ông có số giờ làm việc ngang bằng hoặc còn vượt hơn cả số giờ của phụ nữ.

Một hiệu ứng tương tự diễn ra tại nơi làm việc. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 2.500 nhân viên tại một công ty công nghệ và một công ty dịch vụ tài chính. Họ nhận thấy rằng những người đam mê hơn, những người khao khát làm những việc quan trọng, thường không vội vã và quấy rầy như những người khác.

Nếu bạn cảm thấy thiếu thời gian, chỉ đơn giản là bạn không thể tận hưởng đủ đầy các hoạt động đang lấp đầy lịch trình của mình. Cuộc sống đôi khi có thể như vậy, nhưng nếu bạn cảm thấy mình bị choáng ngợp, một thứ gì đó khiến bạn trở nên gắn bó sẽ giúp bạn có động lực hơn trong một ngày.

2. XUNG ĐỘT NỘI TÂM

Tại sao niềm đam mê dường như giải phóng thời gian của chúng ta? Các nhà nghiên cứu quan sát hiện tượng này luôn muốn khám phá những gì đang thực sự xảy ra.

Họ tìm thấy bằng chứng khi hỏi nhân viên về việc mục tiêu của họ đang mâu thuẫn hoặc cần căn chỉnh ra sao. Những người nhân viên thiếu đam mê nói rằng: mục tiêu của họ là cạnh tranh với người khác, chiến đấu vì thời gian và sự chú ý; ví dụ, thực hiện tốt một công việc có thể sẽ khiến bạn khó về nhà ăn tối với gia đình. Nhưng những nhân viên đam mê thì khác: Họ thấy mục tiêu của họ là hỗ trợ lẫn nhau. Rút cục, việc ăn cơm tại nhà và gắn kết gia đình họ sẽ tiếp thêm cho họ năng lượng và động lực cho ngày kế tiếp.


Vì vậy, áp lực thời gian không chỉ là về sự thú vị trong các hoạt động của chúng ta, mà còn là việc chúng ăn khớp với suy nghĩ của chúng ta ra sao. Một nghiên cứu cho thấy, những người chỉ đơn thuần nghĩ về những mục tiêu mâu thuẫn với nhau - như tiết kiệm tiền so với mua đồ đẹp, hoặc ăn uống lành mạnh so với ăn thức ăn ngon - cảm thấy căng thẳng và lo lắng hơn, và lần lượt tự mình rút ngắn thời gian.

Giáo sư Tim Kasser của Đại học Knox, một chuyên gia về chủ nghĩa duy vật, đồng tác giả một bài báo chuyên đề về sự khan hiếm của thời gian, đã từng nói đùa rằng, “Nếu mỗi dự án nghiên cứu mà tôi hiện đang thực hiện là một con mèo sống trong nhà tôi, thì sẽ rất rõ ràng rằng tôi đang gặp một vấn đề”. Nếu danh sách việc cần làm của bạn giống như những con mèo đói, tất cả chúng đều sẽ tranh giành một hộp thức ăn của bạn, và sẽ không có gì lạ khi bạn cảm thấy choáng ngợp vì thế.

Mặc dù chúng ta có thể tự do lựa chọn một số nhiệm vụ cho mình, nhưng những nhiệm vụ khác phần lớn là sản phẩm của xã hội hoặc văn hóa của chúng ta, giáo sư Lyndall Strazdins của Đại học Quốc gia Úc, người đã dành cả thập kỷ qua để cố gắng chỉ ra sự khan hiếm của thời gian đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Ví dụ, trở thành một bà mẹ ngoại ô giỏi ngày nay dường như bao gồm cả việc đưa con đi dạo quanh khu phố với vô số môn thể thao và sở thích.

“Nếu bạn không làm vậy, thì bạn cảm thấy mình không sống theo một bộ quy tắc, nhưng nếu bạn không làm [điều gì khác], thì bạn cũng không sống theo một bộ quy tắc khác”, Strazdins nói. “Bạn chỉ có 24 giờ... và bạn phải hiểu là bạn không thể mở rộng ngày của mình thêm nữa”. Nếu bạn cảm thấy có nhiều xung đột nội tâm về một nhiệm vụ, thì bạn có thể cân nhắc việc bỏ nó đi.

3. Ý THỨC KIỂM SOÁT

Thông thường, khi chúng ta bị vướng vào sự xung đột về thời gian, thì đó là vì một số nghĩa vụ bên ngoài: Xe bán tải chạy vào ban ngày gây ảnh hưởng tới một cuộc họp quan trọng; ca làm việc của bạn bắt đầu lúc 9 giờ, nhưng xe buýt tới trễ. Áp lực thời gian luôn đi đôi với cảm giác không kiểm soát được lịch trình của chính bạn.

Trong một nghiên cứu năm 2007, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 35 bà mẹ có thu nhập thấp, và đang chăm sóc ít nhất một đứa trẻ. Họ hỏi các bà mẹ về việc họ đã trải qua ngày hôm trước như thế nào, và cách họ nuôi sống gia đình khi nó trở nên bận rộn.

Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định các cách khác nhau để quản lý thời gian - một số trong số đó thành công hơn những cách khác.

Cách ít thành công nhất là phong cách “phản ứng”, là khi các bà mẹ cảm thấy không thể kiểm soát được thời gian của mình. Tất cả những bà mẹ nào cảm thấy thời gian thật khan hiếm, khi nhìn đồng hồ, thường không thể hoàn thành mọi thứ mà họ mong muốn. Trái lại, những bà mẹ có suy nghĩ thời gian theo hướng “chủ động” lại khá thành công trong việc lên lịch, quản lý, và sắp xếp ngày của họ. Họ cảm thấy dễ dàng hơn khi kiểm soát thời gian của mình, và bớt căng thẳng hơn một chút so với nhóm phản ứng.

“Người ta thường phàn nàn về việc ở trong một thời gian ràng buộc, không chỉ vì họ bận rộn, mà còn vì họ nhận thấy sự thiếu kiểm soát thời gian của chính mình”, nhà nghiên cứu Ashley V. Whillans và các đồng nghiệp của cô viết. Nhận thức đó có thể dựa trên hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta - vì chúng ta có những khung giờ làm việc không cố định, hoặc có những đứa trẻ không thích ngủ qua đêm - nhưng đó cũng có thể là một phần trong tâm lý của chúng ta.

Theo như nghiên cứu, thay vì trải nghiệm cuộc sống một cách bình thường, thì một số người lại có xu hướng cảm thấy như họ buộc phải sống (do đó, họ ít có khả năng chống lại sự căng thẳng và chán nản). Nếu bạn thấy điều này đúng, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát lịch trình của mình.

Trong trường hợp đó, hãy cố gắng để mắt đến giải thưởng, và làm mọi điều có thể để có được cảm giác kiểm soát thời gian của bản thân. Hãy đi từ các bước nhỏ, như tối ưu hóa danh sách việc cần làm của bạn, hoặc tập nói “không” đối với những người cần sự giúp đỡ.

4. GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA BẠN

Mảnh ghép cuối cùng của câu đố áp lực về thời gian là tiền, và đây là mảnh ghép rất phức tạp. Nếu bạn làm quá nhiều công việc hoặc không thể thanh toán cho một người giữ trẻ, bạn sẽ bị ràng buộc về thời gian. Nhưng một số nghiên cứu đã nhận ra rằng, những người có thu nhập cao thường cảm thấy sự ràng buộc về thời gian - và những người giàu có thậm chí còn dễ trở nên quấy rầy hơn trước đây. Thậm chí chỉ cần cảm thấy giàu có - khi tiền tiết kiệm của bạn cao hơn mức mà bạn đặt ra từ trước - điều đó có thể khiến bạn cảm thấy vội vàng hơn.

“Trong một xã hội như chúng ta, câu trả lời [để hạnh phúc] là phải kiếm được nhiều tiền hơn, mua nhiều thứ hơn”, Kasser nói. “Những gì chúng tôi đang cố gắng nói là, không phải vậy; những gì mọi người thực sự cần là nhiều thời gian hơn.”

Tại sao một lượng tiền dồi dào lại mang đến cảm giác khan hiếm về thời gian? Một khả năng có thể xảy ra là vì những người giàu có rất nhiều thứ để làm với tiền của họ, nhưng chỉ có một vài giờ bên ngoài công việc để làm điều đó, các nhà nghiên cứu Daniel Hamermesh và Jungmin Lee đề xuất. Càng có nhiều sở thích đắt tiền để theo đuổi, thì thời gian càng ít!

“Những người hay cảm thấy mình làm việc quá sức - những người có ít ‘thời gian rảnh’ nhất - đa phần hay làm vì chính bản thân họ”
-Những nhà nghiên cứu Robert E. Goodin et al.

Nhưng có tồn tại một khả năng khác, là họ đơn giản chỉ đặt nhiều giá trị hơn vào thời gian của họ. Nếu mỗi giờ họ không hoạt động đáng giá $100, thì họ nên biết cách sử dụng khoảng thời gian đó hiệu quả hơn.

Giống như cách các nhà kinh tế nhắc nhở chúng ta, khi có một thứ gì đó khan hiếm, giá trị của nó sẽ tăng lên - nhưng điều ngược lại cũng sẽ đúng. Khi một cái gì đó có giá trị (như thời gian), chúng ta nhận thấy nó sẽ trở nên dần khan hiếm. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 67 sinh viên tham gia vào một số công việc tư vấn giả, họ sẽ “tính phí” $1,50 hoặc $0,15 mỗi phút. Những sinh viên bị tính phí $ 1,50 cảm thấy bị ràng buộc nhiều hơn về thời gian - mặc dù họ thực sự sẽ có được số tiền đó! Trong một thí nghiệm khác, khi mọi người được yêu cầu tính lương theo giờ làm của bản thân, những người có thu nhập cao thậm chí còn cảm thấy khan hiếm về thời gian hơn.

“Cảm giác về áp lực thời gian không chỉ đơn thuần là một chức năng về sự khác biệt giữa các cá nhân, về lượng thời gian dành cho công việc, hay thậm chí về điều kiện làm việc của con người, mặc dù những yếu tố này rõ ràng rất quan trọng”, các nhà nghiên cứu Sanford E. DeVoe và Jeffrey Pfeffer viết. “Áp lực thời gian chí ít là một phần từ kết quả của các quá trình tâm lý, và cả của nhận thức về giá trị thời gian”.

Đây đều là tin tốt lẫn tin xấu. Điều đó đồng nghĩa, những nỗ lực của chúng ta trong việc tối ưu hóa và lên lịch, lập kế hoạch và sắp xếp hợp lý, có thể sẽ không đi vào trọng tâm của vấn đề. Nhưng điều đó cũng có nghĩa, chúng ta có thể có nhiều đòn bẩy hơn chúng ta nghĩ, ngay cả khi chúng ta không thể có thời gian rảnh rỗi để gọi cho bạn bè hoặc đến nha sĩ. Áp lực thời gian là một khoảng cách khó chịu, giữa việc chúng ta ước mình đã dành thời gian của bản thân - và cách chúng ta nghĩ về cảm giác mà nó mang lại - và cách chúng ta tiêu tiền và cảm nhận ngay tại thời điểm hiện tại. Với suy nghĩ đó, chúng ta sẽ chỉ có thể tìm được một vài không gian để sống mà thôi.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024