Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/12/2019 19:12 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Hẻm mười ba


Trước khi được trải lớp bê tông mấy năm trước, con hẻm này khá nhếch nhác, mùa mưa ngập từng vũng rất khó đi. Nó là một con hẻm cụt, tám căn nhà san sát nhau. Không tính ngôi biệt thự bên phải của vợ chồng ông cán bộ về hưu và một cửa hàng khá lớn bên trái, sinh hoạt chung trong hẻm chỉ có sáu gia đình.

***

Có điều khá lạ là sáu gia đình này đều là những người góa vợ hoặc chồng, bọn nhỏ nay đã trưởng thành nên cuộc sống trong hẻm không có nhiều đảo lộn bởi cái nghịch ngợm trẻ con. Sống ôn hòa, thân thiện, có người sống một mình như anh Ba xe ôm và chị Hòa bán chè ở chợ, còn có một bà cụ già sống cùng với một con chó lông nâu, chó và chủ hiền từ như nhau. Bà cụ có hai con gái đi lấy chồng xa, thỉnh thoảng ghé thăm, chu cấp cho bà, chuyện nấu nướng bà tự lo được.

hem-muoi-ba

Ông Tâm làm bảo vệ cho một cửa hàng ngoài phố, sống chung với con trai kỹ sư xây dựng, làm việc cho một công ty cầu đường, nay đây, mai đó nên chưa có ý định lập gia đình.

Ông Hân thợ nề, tuổi khá cao nhưng vẫn thích cái nghề của mình, ai gọi sửa chữa nhà cửa lặt vặt là ông mang đồ nghề đi làm. Vợ chồng cô con gái sống chung khuyên ông nghỉ ngơi hưởng tuổi già, ông nhăn nhó nói tụi bây muốn ba chết sớm hả

Còn một gia đình nữa, căn nhà phía cuối xoay mặt ra đường. Trước đây là một khoảng đất trống dành cho bọn trẻ con đùa nghịch, chủ đất bán lại cho gia đình hai mẹ con người phụ nữ có khuôn mặt khá buồn hơn mười năm trước. Chị Như, bán giải khát đầu hẻm, bên cạnh ngôi biệt thự của ông cán bộ hưu trí. Cậu con trai thỉnh thoảng ra phụ mẹ những khi rảnh rỗi. Khá điển trai, ba mươi tuổi nhưng cậu chưa có gia đình, kiến trúc sư, quản lý thiết kế cho một tập đoàn xây dựng

Chị Như từng là một nhà giáo dạy toán cấp hai, không hiểu vì sao lại bỏ nghề, lưu lạc về sống cuối con hẻm này hơn hai chục năm nay. Không ai biết rằng lúc còn trẻ, chị là một tiểu thư xinh đẹp nhiều chàng trai theo đuổi, con gái của một người có quyền lực trong xã hội, một gia đình chỉ có hai cô con gái.

Tám ngôi nhà, chỉ có ông Hân thợ nề là người cũ, biệt thự của ông cán bộ về hưu đầu ngõ mới được xây dựng năm, sáu năm trước ông mua lại ba căn nhà liền nghèo, tất cả sáu gia đình với mười nhân khẩu trong con hẻm khá rộng nhưng chỉ có mộtlối ra duy nhất. Con hẻm khá đẹp với những giàn hoa giấy đỏ, hoa chuông màu vàng, những chậu cây cảnh dọc hai bên được chăm sóc bởi tất cả những người sống ở đây, họ như một gia đình, mọi người ý thức làm cho con hẻm sinh động, sạch sẽ hơn

Chi phí trải lớp bê tông do ông chủ ngôi biệt thự phía trước bỏ ra, mặc dù gia đình ông không đi lại trong con hẻm này. Thỉnh thoảng người ta nhìn thấy ông vào hẻm thăm hỏi người này, người nọ nhưng vợ ông thì không bao giờ. Sự giàu nghèo khá tách bạch trong quan hệ hàng xóm giữa sáu ngôi nhà và phía ngoài kia, ngôi biệt thự cùng với chủ cửa hàng thời trang

Người ta cũng thấy lạ không hiểu sao ông cán bộ về hưu có thể rộng lượng tài trợ kinh phí để trải bê tông con hẻm. Có người bảo là cho sạch sẽ và giá trị ngôi biệt thự sang trọng hơn

Chuyện anh Ba xe ôm và chị Hòa bán chè qua lại với nhau thì ai cũng biết, hai người như trai gái mới lớn nhưng không cần phải hẹn hò nhau đầu đường góc phố, chỉ cần vài bước chân, anh Ba có thể băng qua con hẻm vào nhà chi Hòa không cần phải nhìn trước, ngó sau. Họ đang có ý định về ở chung một nhà nhưng lại không muốn sinh hoạt trong hẻm bị đảo lộn. Vậy là nhà ai nấy ở

Còn chuyện éo le khác nữa là ông Tâm cũng thích chị Hòa nhưng lại chơi thân với anh Ba xe ôm. Chị Hòa biết hai gã đàn ông độc thân mê mình nhưng chị chọn anh Ba vì không phải vướng bận chuyện con cháu, xa gần nhắn nhủ ông Tâm siêng ra uống cà phê quán chị Như, ông trả lời có mà khùng ngày nào cũng ra ám quán người ta

Mùa đông năm nay khá lạ, không lạnh lắm nhưng mưa liên miên, mấy ông trong hẻm không đi làm được đành phải ngồi nhà, lại ra quán giải khát chuyện trò. Ông Hân thợ nề rít thuốc, nhìn chị Như mĩm cười, nói nhỏ " Chị may mắn thiệt, sắp có con dâu ngon rồi ". " Anh này, tôi có biết gì đâu ". " Về hỏi con mình thì rõ.." Ông Hân nhìn qua ngôi biệt thự, lấp lửng. Chị Như bận pha cà phê cho khách, không để ý cái liếc mắt của ông hàng xóm. Cậu con trai cũng vừa đi làm về ghé vào quán phụ chị dọn dẹp, mưa gió thế này cậu chẳng muốn cho mẹ phải vất vả nhiều

Bên ngoài, trước cổng ngôi biệt thự, cô con gái của ông cán bộ về hưu cũng vừa đi làm về, kín đáo nhìn qua quán cà phê

Mấy ông bà trong hẻm bàn tán chuyện cậu đang cặp kè với một cô gái, ai đó đã nhìn thấy và kể lại cho bà mẹ cậu nghe, họ chúc mừng vì chị sắp có con dâu tương lai xinh đẹp, chị cười. Điều chị mong ước là con trai mình có một gia đình, một người phụ nữ thay chị bên cạnh con trai mình. Cái tuổi trên năm mươi chị lo lắng rất nhiều về tương lai của con, đứa con chưa bao giờ nhìn thấy mặt cha mình, sự bất hạnh của chị cũng là của con. Thỉnh thoảng chị cũng thúc giục con trai lấy vợ, nhưng chị hiểu sự cô đơn khi người đàn ông duy nhất trong nhà có mái ấm riêng. Như ba mươi năm trước người đàn ông bỏ rơi chị để có mái ấm riêng, chị lại phải sống một mình

Ba mươi năm một mình chị nuôi con khôn lớn, học hành rồi thành đạt rất khó khăn. Có điều không ai thắc mắc chị làm sao có đủ tiền để lo cho con học cái ngành kiến trúc khá tốn kém

Gần cuối tháng chạp, hơn mười ngày nữa là Tết nguyên đán, chị Như đóng kín cửa sau khi cậu con trai đi làm, không dọn hàng ra bán. Mấy hôm nay bà con trong hẻm thấy nhà chị đỏ đèn rất khuya, họ nghe tiếng nhỏ to giữa hai mẹ con. Người phụ nữ nhu mì, luôn nhỏ nhẹ lại có giọng nói đanh thép với con trai, hình như có cả tiếng thỗn thức của chị

Hàng xóm bàng hoàng khi hay tin chị Như bị tai nạn chấn thương não đang cấp cứu tại bệnh viên hôm hai lăm Tết, cậu con trai nói rằng mẹ cậu khó qua khỏi vì quá nặng, mọi người dường như bỏ cả công việc vào thăm chị, có cả ông chủ biệt thự về hưu. Mọi người không ngạc nhiên lắm khi ông trao bì thư khá dày cho cậu con trai để lo cho mẹ, ai cũng biết ông là người tốt, hay quan tâm, giúp đỡ bà con láng giềng khi gặp khó khan. Họ thay nhau túc trực tại bệnh viện để cậu con trai về nhà nghỉ ngơi, [s1] [s2] nhưng cậu nhất định không rời hành lang phòng hồi sức cấp cứu, cho đến ngày thứ ba bác sỹ nói rằng mọi chuyện đã an bài

Người đến an ủi cậu là ông cán bộ hưu trí cùng anh Ba xe ôm và chị Hòa bán chè, mọi người buồn bã đưa chị Như ra xe về nhà

Đám tang không lặng lẽ như mọi người nghĩ, con hẻm cụt không cần phải chặn lối đi, khách đến viếng, thắp nhang cho chị khá đông. Bạn bè, đồng nghiệp của cậu con trai. Khá nhiều người là dân lao động, khách hàng của chị, nhiều người là bạn học cũ, những người trước đây khi còn sống chẳng thấy ghé thăm. Trong số bạn của chị, một vài người nhận ra ông cán bộ về hưu là người quen

Những gia đình trong hẻm cụt và hai nhà phía trước cũng tham gia giúp đỡ trong tang lễ, họ thay nhau tiếp khách và cám ơn. Không bà con thân thuộc, vành khăn tang duy nhất quấn vụng về trên đầu cậu con trai

Một ngày sau lễ cúng bốn chín ngày cho chị Như, ông cán bộ về hưu qua thắp nhang, khi cắm nhang vào bát hương trước di ảnh của chị, cậu con trai nhìn thấy ông thì thầm cầu nguyện điều gì đó rồi xoay qua cậu nói nhỏ " Bác biết con với con gái bác thích nhau. Lúc nào thuận tiện, bác sẽ kể cho con nghe một câu chuyện. Tình cảm của hai con nên dừng lại, hãy coi như anh em ruột thịt để linh hồn mẹ con được siêu thoát "

Hai ngọn đèn sáp lắc lư như nhảy múa trên bàn thờ. Hai người đàn ông, một già, một trẻ nhìn nhau, người già không muốn dấu câu chuyện nhưng chờ cơ hội, người trẻ laị nôn nóng muốn biết

Hai đôi mắt nhìn nhau, hai đôi mắt giống nhau kỳ lạ, hai đôi mắt đồng huyết.

Nguồn: kênh 14.vn



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024