Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/11/2019 20:11 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI


Việc phát triển một sản phẩm mới là công việc được thực hiện khi công ty đưa sản phẩm mới  ra thị trường. Việc phát triển sản phẩm mới là một nhu cầu phát sinh thường xuyên trong kinh doanh. Các sản phẩm có sẵn trên thị trường của công ty bạn có thể bị lỗi thời so với công nghệ, bạn hướng đến một phân khúc thị trường khác hoặc bạn muốn nuốt gọn một sản phẩm đã có sẵn trên thị trường. Trong những trường hợp trên thì phát triển một sản phẩm mới chính là giải pháp cho công ty.

 

 

Có tất cả 7 giai đoạn trong quy trình phát triển sản phẩm mới được trình bày ở dưới đây:

GIAI ĐOẠN 1. ĐƯA RA Ý TƯỞNG

Trong giai đoạn này đơn giản là bạn tham gia vào từng giai đoạn của quá trình tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới. Một công ty cần phải đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó chọn ra được một ý tưởng đáng để thực hiện. Các nguồn chính cho ý tưởng sản phẩm mới bao gồm các nguồn lực nội bộ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp và phân phối.

Theo một nghiên cứu thì gần 55% trong số các ý tưởng về sản phẩm mới đến từ các nguồn nội bộ. Các công ty như 3M hay Toyota đã áp dụng các chương trình khuyến khích đặc biệt khuyến khích nhân viên của mình đưa ra các ý tưởng có thể thực hiện được.

Gần 28% số các ý tưởng sản phẩm mới đến từ việc quan sát và lắng nghe từ phía khách hàng. Khách hàng thậm chí còn tự tạo ra những sản phẩm mới của chính họ, và công ty có thể thu được lợi ích bằng việc tìm ra chúng và đưa ra thị trường.

Ví dụ: Pillbury thu về những sản phẩm đầy hứa hẹn từ các buổi Bake-off hàng năm. Một trong 4 dòng bánh hỗn hợp của Pillbury cùng nhiều biến thể của một dòng bánh khác đến trực tiếp từ công thức của các nhà vô địch Bake-off.

GIAI ĐOẠN 2. SÀNG LỌC Ý TƯỞNG

Giai đoạn thứ hai trong quy trình phát triển một sản phẩm mới là sàng lọc ý tưởng. Mục đích của giai đoạn đầu tiên là nhằm đưa ra một số lượng ý tưởng lớn. Còn trong giai đoạn này, mục đích của chúng ta cắt giảm số lượng này để tìm ra những ý tưởng thực sự đáng để theo đuổi. Các công ty có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện điều này, từ các hội đồng đánh giá sản phẩm cho đến nghiên cứu thị trường.

Trong giai đoạn này chúng ta cần có một danh sách dùng để đánh giá các ý tưởng dựa trên (1)những yếu tố cần thiết tạo nên sự ra mắt thành công của sản phẩm mới trên thị trường cũng như (2) mức độ quan trọng tương đối của chúng. 

Từ kết quả thu được, ban quản trị có thể nhìn ra được mức độ phù hợp của một ý tưởng đối với kĩ năng tiếp thị, kinh nghiệm cũng như các năng lực khác của công ty. Cuối cùng, ban quản trị có thể có được đánh giá tổng quan về khả năng ra mắt thành công của sản phẩm.

GIAI ĐOẠN 3. PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM Ý TƯỞNG

Giai đoạn thứ ba trong phát triển sản phẩm mới là phát triển và thử nghiệm  khái niệm. Một ý tưởng hấp dẫn cần phải được phát triển thành khái niệm sản phẩm. Đối lập với ý tưởng sản phẩm- ý tưởng về một sản phẩm mà công ty có thể nhận thấy khả năng tiếp thị của mình cho khách hàng- một khái niệm sản phẩm là phiên bản chi tiết được trình bày chi tiết trong các điều khoản người tiêu dùng có ý nghĩa.

Điều này khác với một hình ảnh sản phẩm- nhận định của người tiêu dùng về một sản phẩm thực tế hoặc tiềm năng. Một khi các khái niệm đã được đưa ra, chúng cần được thử nghiệm với người tiêu dùng theo hai cách: hình tượng và vật chất. Đối với một vài cuộc thử nghiệm khái niệm, chỉ cần một từ hoặc một bức tranh là đủ, tuy nhiên sự có mặt vật chất sẽ tăng độ tin cậy của thử nghiệm.

Sau khi đã tiếp xúc với khái niệm, người tiêu dùng được yêu cầu phản ứng lại với nó bằng cách trả lời một bộ câu hỏi được thiết kế nhằm giúp công ty quyết định khái niệm nào có mức hấp dẫn cao nhất. Sau đó công ty có thể chiếu theo những kết quả thu được ở trên để áp lên toàn bộ thị trường nhằm ước tính doanh số bán hàng.

GIAI ĐOẠN 4. PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING

Đây là giai đoạn tiếp theo trong phát triển sản phẩm mới. Tuyên bố về chiến lược bao gồm 3 phần: phần đầu tiên miêu tả thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và doanh số, thị phần và mục tiêu lợi nhuận dự kiến trong những năm đầu tiên.

Phần thứ hai sơ lược về giá, phân phối và ngân sách marketing dự kiến cho năm đầu tiên. Phần thứ ba trong tuyên bố chiến lược tiếp thị xác định doanh số, mục tiêu lợi nhuận cũng như chiến lược tiếp thị dài hạn dự kiến.

Phân tích kinh doanh- khi ban quản trị đã đưa ra quyết định về chiến lược tiếp thị, họ có thể đánh giá tính hấp dẫn của đề xuất kinh doanh.

Phân tích kinh doanh bao gồm việc đánh giá một lần nữa xem doanh số, chi phí và lợi nhuận dự kiến có phù hợp với mục tiêu của công ty hay không. Nếu có, sản phẩm đó có thể được chuyển sang giai đoạn phát triển sản phẩm.

GIAI ĐOẠN 5. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Trong giai đoạn này, bộ phận nghiên cứu và phát triển, hay bộ phận kĩ thuật đưa khái niệm sản phẩm vào trong một sản phẩmthật. Giai đoạn này kêu goi một lượng đầu tư lớn. Nó sẽ cho thấy ý tưởng sản phẩm có thể được phát triển thành một sản phẩm đầy đủ tính khả thi hay không.

Đầu tiên, bộ phận nghiên cứu và phát triển sẽ phát triển các nguyên mẫu có thể làm hài lòng cũng như kích thích khách hàng, các sản phẩm này được sản xuất nhanh với chi phí có hạn. Khi các nguyên mẫu đã sẵn sàng, chúng phải được đem đi thử. Các bài thử chức năng sau đó được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm và điều kiện thực tiễn để chắc chắn rằng liệu sản phẩm có hoạt động an toàn và hiệu quả hay không.

GIAI ĐOẠN 6. THỬ NGHIỆM THỊ TRƯỜNG

Nếu sản phẩm thông qua các cuộc kiểm tra về chức năng thì giai đoạn tiếp theo là thử nghiệm thị trường: khi mà sản phẩm và chương trình tiếp thị được đưa đến một thiết lập thị trường thực tế hơn. thử nghiệm thị trườngđem đến cơ hội cho các marketterị để điều chỉnh marketing hỗn hợp ị trước khi ra mắt sản phẩm với chi phí thực tế.

Số lượng thị trường thử nghiệm  thay đổi theo từng loại sản phẩm. Chi phí thử nghiệm thị trường có thể khổng lồ và có thể tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh đưa ra một sản phẩm tương tự hoặc thậm chí phá hoại thử nghiệm để làm sai lệch kết quả. Do vậy, đôi khi ban quản trị sẽ quyết định bỏ qua giai đoạn này và chuyển thẳng sang giai đoạn tiếp theo.

GIAI ĐOẠN 7. THƯƠNG MẠI HÓA

Giai đoạn cuối cùng trong phát triển một sản phẩm mới là thương mại hóa. Đưa sản phẩm mới ra thị trường sẽ tạo ra chi phí lớn đến từ quá trình sản xuất, quảng cáo cũng như khuyến mãi. Công ty sẽ phải quyết định thời gian ra mắt (theo mùa) và địa điểm (theo vùng, quốc gia hay quốc tế). Điều này phụ thuộc nhiều vào năng lực chịu rủi ro và độ phủ sóng của mạng lưới phân phối của công ty. 

Hiện nay, nhằm tăng tốc độ đến thị trường, nhiều công ty đã vứt bỏ cách tiếp cận tuần tự này và đưa vào ứng dụng cách tiếp cận phát triển đồng thời, nhanh hơn, linh hoạt hơn. Theo cách tiếp cận này, nhiều phòng ban trong công ty làm việc chặt chẽ với nhau, chồng chéo các giai đoạn trong quy trình phát triển để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.

Và đó là một quá trình phát triển sản phẩm mới hoàn chỉnh.

 
NGUỒN : THEO SAGA.VN

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024