Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/10/2019 20:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Youth Confessions] Chia Sẻ 4 Bí Kíp Để Đạt 8.5 Ielts Writing


Tình trạng tiếng Anh của mình trước khi học ở G.A.P thực sự là rất “bế tắc”. Mình đặt mục tiêu tháng 12 thi IELTS, nên 6 tháng trước đó đã lên kế hoạch chi tiết để ôn luyện. Trong 4 kỹ năng, cũng như tất cả thế mạnh của sinh viên Việt Nam nói chung mình nổi trội ở khả năng Reading và Listening. Kĩ năng nói thì mình có bạn luyện chung nên cũng đỡ, nhưng riêng kĩ năng viết là dù cố gắng viết nhiều nhưng lại không thấy được cải thiện nhiều. Chỉ đến khi tham gia một lớp học viết bài bản chuyên nghiệp mình với “vỡ lẽ” ra nhiều điều. Những kiến thức mà nếu không đi học mình sẽ không bao giờ nhận ra được. Cám ơn thầy Hồng Anh, thầy Hiếu và các thầy cô ở G.A.P đã tận tình giúp đỡ mình vượt qua nỗi ám ảnh viết tiếng anh. Bài chia sẻ dưới đây mình sẽ chỉ nói về 4 điều tâm đắc nhất dựa trên những kinh nghiệm bản thân và những kinh nghiệm đúc kết từ sau khoá học ở G.A.P, hi vọng sẽ giúp bạn vượt qua đươc kì thi IELTS hoặc ít nhất là tự tin xin việc ở bất kỳ đâu:

 

1. Hành trình từ “không viết được” đến “nghĩ gì viết nấy” – Đọc chăm chỉ bằng “critical thinking”
Trước khi học ở G.A.P mình không hiểu “Critical Thinking” – tư duy phản biện thì liên quan gì đến chuyện viết tiếng anh. Nhưng chính phương pháp học bài bản đã giúp mình nhận ra là thì ra là hồi xưa học viết tiếng anh mình cũng có áp dụng “critical thinking” mà không biết và chỉ làm hoàn toàn bản năng. Và theo mình cách ĐỌC chủ động có áp dụng tư duy PHẢN BIỆN là cách phát triển tư duy và lối viết cá nhân hiệu quả nhất.

 

 

Những cuốn sách tiếng anh bạn đọc hay những bản tin súc tích ngắn gọn trên Newyork Times, The Guardian, Medium sẽ giúp bạn tạo hình lối viết của mình. Còn việc đọc thật nhiều bài luận của người khác giúp bạn xây dựng phong cách viết một cách có lộ trình và bài bản hơn. Hãy đọc thật nhiều bài viết với các chủ đề khác nhau, của cả những người không chuyên và và của cả tác giả học thuật. Bạn sẽ chọn được phong cách viết cá nhân phù hợp và đừng quên khi đọc thì luôn luôn đặt những câu hỏi “crtical” sau:
– Bạn thích hay không thích bài viết này ở điểm nào?
– Bài viết này thuyết phục bao nhiêu trên thang điểm 10?
– Người viết có sử dụng kỹ thuật viết nào mà bạn chưa được biết đến?
– Nếu có câu văn nào rất tâm đắc thì hãy hỏi ngược lại chính bản thân mình tại sao người viết viết được như vậy?

 

Bằng cách nghiền ngẫm và tư duy sâu về bài viết của người khác đã giúp mình phát triển tố chất ngôn ngữ trong khả năng của mình.

 

2. Nhật ký 15’ mỗi ngày
Lộ trình học của mình đi từ việc tăng vốn từ, sau đó trau dồi cách viết và nâng cấp bài luận với những kỹ năng chuyên nghiệp được học từ lớp Professional Writing. Thói quen hàng ngày của mình là: Bắt đầu với việc tăng vốn từ, mỗi ngày mình thường dành ít nhất 15 phút, ngồi viết một mạch không ngưng nghỉ bằng tiếng Anh tất cả những gì đến trong tâm trí lên đầy một trang giấy, mà không cần quá quan tâm lắm đến ngữ pháp và các từ vựng khó. Đây cũng chính là phương pháp học ngoại ngữ mà Bác Hồ vẫn hay sử dụng để trở nên thành thạo đến 29 ngoại ngữ.

 

Thông thường khi mới học tiếng Anh, ai cũng nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dịch ra tiếng Anh. Lúng túng tìm chữ, quên đầu, quên đuôi, rồi đâm ra hoảng hốt, đến khi mở miệng ra nói thì không thành câu. Tất cả chỉ vì “đường dây” từ trên đầu đi xuống miệng bị… nghẽn mạch!

Để “khai thông kinh mạch” và đạt đến mức có thể “nghĩ gì nói nấy” bằng tiếng Anh, thì trước hết các bạn cần phải vượt qua một giai đoạn trung chuyển là có thể “nghĩ gì viết nấy” bằng tiếng Anh. Động tác viết thì luôn luôn chậm hơn nói rất nhiều, vì vậy ta còn có thêm chút đỉnh thời gian để suy nghĩ, tìm chữ và sắp xếp câu văn.

 

Điều quan trọng nhất là phải viết liên tục không được ngừng bút để tìm chữ hoặc nghĩ cách đặt câu. Nếu khi trong viết có kẹt từ nào thì hãy cố gắng tìm từ khác để diễn đạt ý mình, dù cho phải viết dài dòng hơn. Khi đang viết, bạn cũng nên đọc và phát âm đúng, và nếu không có ai bên cạnh thì nên đọc to ra những gì đang viết ra trên mặt giấy.
Về chủ đề, mình thường cố gắng nhớ lại tất cả những gì diễn ra trong ngày hay tự tưởng tượng một bối cảnh sắp phải đi gặp mặt người thân nước ngoài, đi chơi với người bạn mới,… để viết ra trên cuốn sổ thần thánh. Nó giúp mình phản xạ tốt hơn nếu trong thực tế có diễn ra những tình huống tương tự.

 

Bằng cách nào đó thì đây chính là bí kíp giúp mình không những tăng vốn từ khi viết mà còn có thể lưu loát khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Học viết tốt mới có thể giao tiếp tốt và chuẩn, đúng là học một lợi hai. Sau đó đần dần mới tập viết mà sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp và đa dạng hơn. Đến bước này thì bạn rất cần một người thầy để “kiểm tra” xem bài viết của bạn còn những lỗi gì và có thể cải thiện được gì không?

 

3. Chuẩn bị “Systematic Writing” cho bài viết
Qua giai đoạn nghĩ gì viết nấy đến giai đoạn viết luận mình nhận ra một điểm thiếu sót lớn mà mình hay mắc phải và mình nhận ra là bệnh chung của rất nhiều bạn là viết dài, lan man và thiếu tập trung. Sau khi quen dần với việc hì hục viết để tăng vốn từ, thì đến giai đoạn biến hóa bài viết của mình thật thông minh và có tính toán. Theo cá nhân mình thấy, một bài viết hay là một bài viết phải đáp ứng những tiêu chí sau: gãy gọn và đầy thuyết phục. Do vậy, nếu phải tham gia những kỳ thi như IELTS, TOEFL hay thực hiện các văn bản chuyên nghiệp như viết email, viết report, proposal…thay vì tập trung làm dàn ý chung như cách truyền thống thì mình đã được hướng dẫn tạo một bản “Systematic Writing” riêng cho bài viết.

 

“Systematic Writing” – là một hệ thống ý được viết để miêu tả súc tích, có kế hoạch cẩn thận, và đã được trau chuốt khá tốt để nói về dự án của bạn mà đối phương có thể hiểu và được thuyết phục trong vòng thời gian một người cần phải có để cưỡi thang máy – một chiều.

Viết tiếng Anh cũng vậy, hãy đặt mình vào một khung cảnh phải thuyết phục nhanh và đánh trúng tâm lý người đọc để nhào nặn ra những bài viết tốt nhất. “Systematic Writing” không phải là ý tưởng bất chợt trong đầu mà nó sẽ là hành trình đi xuyên tâm lý người đọc, bạn biết ban đầu nên nói gì để người đọc tập trung, sau đó sẽ giúp họ phấn chấn với lý lẽ gì và cái kết ra sao để bài viết thật thuyết phục và trọn vẹn.

 

4. Chọn một người có chuyên môn giúp bạn
Sau tất cả, nếu bạn muốn cải thiện nhanh nhất kỹ năng viết Tiếng Anh của mình, bạn phải tìm được chính xác người thầy giúp mình sửa sai những lỗi viết và nâng cao kỹ thuật trong việc truyền tải ngôn từ. Cá nhân mình cực kỳ biết ơn thầy Hồng Anh, quá trình học cũng thầy, được thầy hướng dẫn tận tình cùng như cách dạy theo phương pháp Guided Discovery khá mới lạ, làm bài học thêm được khắc sâu, khả năng viết của mình từ đó đã được cải thiện nhanh chóng. Thật sự mình có thể tự học từ không biết gì đến giai đoạn “nghĩ gì biết nấy”, nhưng để từ đó và tự tin thi Writing trong IELTS và sau đó là tự tin đi xin việc và thực tập ở các công ty global thì không phải là chuyện dễ, và mình may mắn tìm được người thầy phù hợp và tâm huyết.

 

Những kỹ năng chuyên nghiệp như cách xây dựng một “Systematic Writing” tràn đầy thuyết phục cho bài viết hay những bí kíp làm câu văn gãy gọn mà vẫn đủ ý. Nhờ vào những kỹ thuật đó mà mình hoàn thành hai bài luận trong kì thi IELTS khá dễ dàng. Hơn nữa thứ mà mình không mấy quan tâm mấy nhưng lại vô cùng quan trọng là cách để viết một email chuyên nghiệp, CV đẹp, bài báo cáo hay nghiên cứu lại được hướng dẫn rất bài bản. Thực sự, đây là một bộ “kit” cho những người không chỉ muốn luyện thi mà thực sự muốn nâng cấp kỹ năng viết Tiếng Anh như mình.

Tác giả: Thảo Linh

-------------------------------------------

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024