Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/10/2019 20:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Nếu Bạn Là Kiểu Người Đã Quen Việc Trì Trệ Thì Hãy Đọc Bài Viết Này


"Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ hay coi sự chậm trễ là một khuyết điểm. Thậm chí nó đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người: sự trì hoãn khiến ta cảm thấy rằng mình xứng đáng" - Nhà giáo dục Nic Voge nói.

Bài viết này là trích đoạn của chuỗi bài TED “Làm thế nào để trở thành người tốt hơn”, gồm những lời khuyên bổ ích đến từ các diễn giả trong cộng đồng TED; được đề cập trong bài viết.

 

“Đã 11 giờ. Bạn đang nằm phè phỡn trong kí túc xá, và bạn phải nộp bài luận văn trong vòng một ngày hay thứ gì đó giống vậy. Ngồi xuống bàn học, mở laptop, bỗng nhiên trong đầu bạn xuất hiện một suy nghĩ, ‘Mình sẽ dành ra một phút để check mail, và chỉ thế thôi.’ Bốn mươi lăm phút sau đó, bạn đã đọc cả đống mail,” theo Nic Voge, giám đốc ban quản lí cấp cao của Princeton University’s McGraw Center for Teaching and Learning in New Jersey, trong một buổi TEDxPrinceton. “Bạn đã hoàn thành rất tốt nhưng có điều, ‘Tôi thấy khá mệt, và điều đó chắc chắn sẽ không thể giúp tôi làm bài luận tốt được. Bây giờ tôi chỉ muốn ngủ thôi.” Và rồi bạn cũng đi ngủ - để lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn trì hoãn-và-biện minh cho điều đó vào ngày hôm sau.

Có phải đó là bạn không? Không chỉ riêng luận văn đại học, có khi là một bài báo cáo công việc, hồ sơ cao học, bình duyệt, hay bất cứ thứ quan trọng nào bị bạn đá xuống đường trong khi vội giao hàng.

Bạn chắc sẽ tự khiển trách chính thái độ của mình. Và tự hỏi, “Tại sao tôi lại lười biếng đến thế? Tại sao lại dễ dàng từ bỏ? Tôi thấy mình mất động lực và vô dụng.

Không sao cả, Voge cho bạn một tin tốt. “Không có gì phải hổ thẹn cả. Trì hoãn không phải là dấu hiệu cho sự yếu kém. Cũng không phải là một khuyết điểm,” Voge cho biết. “Điều này thực ra cũng dễ đoán; đây là điều mà có lẽ bạn sẽ hiểu khi biết được cơ chế của sự thúc đẩy,” tại Princeton, Voge là người phát triển, thiết kế và chỉ đạo các chương trình hỗ trợ học thuật cho sinh viên đại học. Ông có thể nhận thấy sự trì hoãn trong mọi hình thức, và ông cũng thế, ông chia sẻ, “Hiểu rõ các mánh khóe và nghệ thuật của trì hoãn - như một trò chơi trí tuệ, sự hợp lí hóa và sự biện minh.”

Có rất nhiều giả thiết về việc tại sao chúng ta luôn chậm trễ. Một số cho rằng nó liên quan tới sự bất lực khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực; số khác lại nói về sự quản lý thời gian kém hiệu quả và chủ nghĩa cầu toàn. Tuy nhiên, Voge lại nghĩ nó liên quan chặt chẽ tới giá trị bản thân của mỗi người. Ông giải thích, “Nhu cầu tâm lí hàng đầu của chúng ta là được nhìn nhận là có khả năng và năng lực, và ta có thể đánh đổi hoặc hy sinh các nhu cầu khác để thỏa mãn nó.”

Rõ ràng, nhu cầu được nhìn nhận là đáng giá không phải vấn đề. Điều sai lầm chính là chúng ta quá coi trọng những đánh giá khách quan - có thể là điểm số, sự khen ngợi từ sếp, phụ huynh hoặc những người có chức vụ cao, hay là sự chấp nhận của các tổ chức có thẩm quyền - về sự xứng đáng. Voge cho biết, “Những người hay trì hoãn thường có một phương trình đơn giản trong đầu: hiệu suất làm việc bằng hoặc tương đương với năng lực, bằng hoặc tương đương giá trị bản thân của mỗi người.” Hoặc, có thể viết, hiệu suất = năng lực = giá trị bản thân. Lý do mà chúng ta sợ viết luận văn, hồ sơ, bài phân tích,…không tốt là bởi vì chúng ta tự cho rằng khả năng và giá trị của mỗi con người được cân đo đong đếm dựa trên những thứ đó.

 

Phương trình hiệu suất = năng lực = giá trị bản thân, biến số duy nhất ta có thể kiểm soát là chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực. Khi chúng ta càng chậm trễ và càng ít để tâm, ta sẽ chỉ làm cho có lệ để qua ải, theo Nic Voge. Như vậy, nếu kết quả có chút tệ, hoàn toàn không phải do ta không tài năng, hay vô dụng, đó là vì chúng ta quá phân tâm hoặc quá bận để cho ra một thành quả tốt.

Thử nghĩ về những lời bàn tán bạn vô tình nghe được trước kì kiểm tra. Voge đã hỏi, “Những người đó đang nói gì? ‘Tôi chỉ học có 3 tiếng đồng hồ.’ ‘Do máy tính bị treo nên tôi chỉ học 2 tiếng.’ Tất cả mọi người đều đang biện minh cho lý do tại sao họ chưa sẵn sàng cho kì thi. Vì sao? Vì một khi họ không hoàn thành được việc gì đó, họ liền bịa ra lý do để thuyết phục chính mình và biện minh với người khác.”

Bất cứ ai đã trì hoãn đều từng cảm thấy bế tắc. “Có người miêu tả sự trì hoãn bằng cảm giác bị kẹt hay đập vào tường hoặc bị vướng vào một chướng ngại mà họ không thể nào vượt qua,” Voge cho biết. “Chúng ta thường bị kích động, không thể ngủ, cũng không thể làm việc.” Vào những lúc như vậy, chúng ta cảm thấy như bị đẩy vào giữa hai lực cân bằng: đạt được mục đích và nỗi sợ thất bại. Chúng ta chỉ thoát khỏi đó khi nỗi sợ không đạt được mục đích chôn vùi nỗi sợ thất bại.

 

Làm sao để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Voge đã đưa ra 3 phương pháp:

1. Xác định được những gì đang làm và tại sao mình làm nó

“Những điều rút ra từ nghiên cứu về sự trì hoãn là nâng cao hiểu biết và nhận thức về giá trị bản thân chính là một cách giúp con người vượt qua nó,” Voge nói. “Giảm bớt sự trì hoãn bằng cách hiểu rõ nguồn gốc của nó.” Sự trì hoãn hầu như không đến từ việc tự hạ thấp bản thân hay tự phá hủy bản thân mà đến từ bản năng tự bảo vệ.

Biết khi nào bạn trì hoãn. Có khi sự trì hoãn rất dễ thấy; không có lý do gì để bạn đi giặt ủi trước khi viết hồ sơ nghiên cứu. Có khi lại khó nhận ra, do đó bạn nên tự kiểm tra: Đúng là dọn bớt một số file cũ trên máy tính có thể giúp ta ít bị phân tâm khi làm việc, nhưng có nhất thiết phải là lúc này không? Hay đó chỉ là lý do để trì hoãn? Một tip nhỏ, nếu bạn còn đang thắc mắc liệu bản thân có đang trì hoãn hay không, rất có thể đấy.

Nhìn lại những “chiến tích vĩ đại” bạn làm để lãng phí thời gian. Mỗi người chúng ta đều có những việc làm riêng để dẫn đến trì hoãn. Điều nào trong đây giống với bạn – dọn nhà, ngủ ngắn, mua sắm, đọc mail, dạo quanh Netflix. Hãy học cách nhận ra nó để có thể tiêu diệt từ trong trứng nước; việc lọt vào hố của thói quen dọn nhà hay mua sắm có vẻ dễ dàng hơn việc thoát ra khỏi đó. Theo Voge, “Càng nhận thức rõ về chí hướng và động lực của mình, chúng ta càng có thể thoát khỏi sự trì hoãn.”

2. Loại bỏ sự cân bằng

Quá trình để hoàn thành bất cứ việc gì dựa vào động cơ “tiếp cận” (lí do bạn muốn làm) và động cơ “trốn tránh” (lí do vì sao bạn không muốn làm). Có những việc bạn làm không hề do dự - ví dụ như, ăn một thứ gì thật ngon và tốt cho sức khỏe, đó là bởi vì động cơ “tiếp cận” nhiều hơn động cơ “trốn tránh”.

Nhiều người có tính trì hoãn lầm tưởng lý do khiến họ xao nhãng công việc là do họ có một lý do để không làm điều đó. “Thường thì nó không phải vậy. Nỗi sợ là thứ vượt lên và chôn vùi động cơ ‘tiếp cận’ của họ,” Voge chia sẻ. Khi bạn chơi bài thay vì viết bài phân tích thị trường cạnh tranh cho sếp, đó rất có thể là động cơ “trốn tránh” – Cụ thể, bạn không làm luận văn do bạn sợ rớt – đã chôn vùi động cơ “tiếp cận”.

Nếu điều đó xảy ra, hãy nghĩ đến những lí do tại sao bạn muốn làm điều này. Hành động này giúp ta tự nhắc nhở bản thân hoàn thành công việc dang dở cho một mục đích lớn hơn. Thêm nữa, nếu công việc quá tải hoặc quá khó, có thể chia nhỏ chúng ta thành nhiều phần để dễ kiểm soát. Khi Voge cảm thấy chán nản với việc viết bài TEDxTalk, ông quyết định tạo ra một mục lục sau đó ông có thể viết kịch bản cho từng phần một. Cảnh báo: Chỉ cần không biến mục lục hay danh sách cần làm thành một lời mời cho sự trì hoãn càng tiến xa.

3. Thử thách niềm tin của bạn

Bạn cần xác định thứ gì khiến bản thân trì hoãn từ ban đầu, Voge cho biết. “Phương trình luôn chạy trong đầu chúng ta là một điểm yếu…khả năng của chúng ta không thật sự tương đương với giá trị của bản thân.” Voge bổ sung, “Giá trị của chúng ta xuất phát từ phẩm chất tốt bụng, chu đáo và sự nhạy cảm.”

----------

Tác giả: Daryl Chen

Link bài gốc: Tired of procrastinating? To overcome it, take the time to understand it

Dịch giả: Nguyễn Thị Thúy Hiền - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024