Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2019 19:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Con Người Và Triết Lý Sống “Thất Bại Là Mẹ Thành Công”


“Một khi đã vận dụng thành công triết lý sống này và giành được chiến thắng, chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng khổng lồ để gặt hái thêm nhiều thành công hơn nữa về sau này”, trích lời Monica Wadhwa, giáo sư chuyên ngành marketing tại khoa Kinh doanh, trường Đại học Temple Fox, (Philadelphia).

Khi chúng ta mơ mộng về viễn cảnh mình được tham dự lễn trao giải cấp Olympics hoặc cấp Học viện, chúng ta thường hình dung mình là nhà vô địch – trên tay cầm tấm huy chương vàng hoặc tượng vàng, nước mắt giàn giụa vì sung sướng, chúng ta khác với những kẻ thua cuộc – những kẻ khờ khạo, ngốc nghếch.

Tuy nhiên, đôi lúc, chúng ta nên đặt mình vào vai trò của một á quân - những người “suýt vô địch”. Đó là bởi vì, theo giáo sư Monica Wadhwa, thực tế đã chứng minh rằng “thất bại là mẹ thành công”.

Sử dụng chính những trải nghiệm thời thơ ấu của mình làm nền tảng, bà Wadhwa đã dành gần một  thập kỷ để nghiên cứu về triết lý mà lại có vẻ rất nghịch lý này. “Khi còn sống ở Ấn Độ, có một thời gian tôi nghiện xổ số”, bà nói. Điều khiến bà tò mò là tại sao mỗi lần mua vé số và phát hiện ra tấm vé số ấy chỉ chênh lệch với tấm trúng giải độc đắc một con số mà thôi, tôi lại cảm thấy mình như “điên cuồng” hơn và càng muốn mua thêm nhiều tấm vé số nữa. Bà hồi tưởng: “Lẽ ra tôi nên từ bỏ, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.”

Chà, một cô bé nghiện xổ số khi lớn lên lại trở thành một nhà nghiên cứu, và chính nhà nghiên cứu ấy bây giờ lại muốn tìm hiểu xem liệu điều tương tự có xảy ra với những người khác hay không. Thông qua một loạt các thí nghiệm, bà đã phát hiện ra rằng những người tiến gần đến chiến thắng có được động lực lớn hơn để thành công trong những lần nỗ lực tiếp theo so với những người chiến thắng tuyệt đối hoặc những kẻ thất bại toàn tập.

Trong một cuộc thử nghiệm của giáo sư Wadhwa, những tình nguyện viên tham gia đã chơi một trò chơi trên điện thoại di động, giao diện của trò chơi là một mạng lưới gồm 16 ô, một nửa số ô chứa kim cương, số còn lại toàn là đá. Mỗi khi chọn một ô, trong ô đó sẽ xuất hiện duy nhất một viên kim cương hoặc một viên đá, và ai chọn đúng tám viên kim cương mà không chọn phải một hòn đá nào sẽ giành được chiến thắng và nhận phần thưởng. Sau khi trò chơi kết thúc, tất cả họ cần hoàn thành một cuộc khảo sát nhanh để đánh giá mức độ hấp dẫn của trò chơi. Sau khi điền xong bản khảo sát, họ được yêu cầu mang bản khảo sát của họ đến một gian hàng ở gần đó và họ sẽ nhận được một thanh sô-cô-la thay cho món quà cảm ơn. Các nhà nghiên cứu đã bí mật ghi lại tốc độ di chuyển của các tình nguyện viên khi họ đi dọc hành lang để trả lại khảo sát và nhận sô cô la.

Những người có bảy viên kim cương, chỉ còn thiếu đúng một viên kim cương nữa để đạt được chiến thắng có tốc độ di chuyển nhanh hơn đáng kể so với những người khác. Giả thuyết của Wadhwa về lý do cho việc này như sau: “Những người “suýt chiến thắng” trong trò chơi chỉ có một mục tiêu duy nhất là tiến gần hơn về phía phần thưởng. Động lực ấy của họ ngày một lớn hơn, nhưng họ lại bỏ lỡ mất cơ hội chiến thắng. Vậy điều gì sẽ xảy ra với nguồn động lực này? Nó tiếp tục mang đến cho bạn năng lượng để thực hiện mục tiêu tiếp theo mà bạn đặt ra”

Còn những người chiến thắng tuyệt đối thì sao? Wadhwa nói: “Những người chiến thắng cũng phải nhích từng bước để hướng tới mục tiêu của họ, nhưng mục tiêu và động lực của họ đã được thỏa mãn khi họ giành chiến thắng. Điều đó khiến họ không cần phải phấn đấu vì bất cứ điều gì khác.”

Tuy thế, giáo sư Wadhwa cũng cảnh báo: “Các bạn nên vận dụng triết lý ‘thất bại là mẹ thành công’ một cách thật khôn ngoan.” Bà cho rằng: “Các bạn có thể áp dụng triết lý sống này vào các dự án lớn tiếp theo mà bạn sắp thực hiện để công việc ngày một phát triển, nhưng bạn sẽ vô tình để lỡ mất những ‘phần thưởng quý giá’ khác, chẳng hạn như một đêm vui chơi tưng bừng tại một quán bar.”

Kết quả của một thí nghiệm khác của giáo sư Wadhwa đã chứng minh điều này. Bà và các nhà nghiên cứu tập trung trước cửa của một shop phụ kiện thời trang và đưa cho mỗi khách vào mua hàng một tấm vé số. Ai cào được sáu số 8 liền kề sẽ nhận được một phiếu quà tặng trị giá 20 đô. Khi họ rời khỏi cửa hàng, họ sẽ đưa ra hóa đơn cho các nhóm nghiên cứu và nhận lại một món quà nhỏ. Các thẻ cào đã được sắp xếp một cách có mục đích để những người tham gia khảo sát được phân về ba nhóm sau: nhóm thua cuộc (chỉ có ba số 8), nhóm “suýt chiến thắng” (có năm số 8) và nhóm chiến thắng (sáu số 8).

Kết quả hình ảnh cho thất bại là mẹ thành công gif illustration

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng: Nhóm những người “suýt chiến thắng” mua sắm tích cực hơn và chi tiêu nhiều tiền hơn so với hai nhóm còn lại. Bà Wadhwa nói: “Lý do cho việc này là bởi nguồn năng lượng bên trong họ đã được kích hoạt và được chuyển sang việc mua sắm.”

Vậy làm thế nào chúng ta có thể khai thác nguồn động lực này trong cuộc sống của mình? Wadhwa nói: “Ngay khi bạn đặt mục tiêu cho chính mình, hãy đặt mục tiêu hơi xa tầm với của bạn.”

Wadhwa, người đã làm việc với các công ty để sử dụng những hiểu biết này, kêu gọi các nhà quản lý thử điều này với nhân viên của họ. Đặt mục tiêu ngay bên ngoài tầm kiểm soát của họ, nhưng không khó đến mức họ bị mất tinh thần và bỏ việc. Cô ấy cảnh báo, bạn cần hiểu năng lực của các thành viên trong nhóm của mình để tìm ra mục tiêu phù hợp.

Giáo sư Wadhwa có một lời khuyên khác cho các nhà quản lý: Ngừng tập trung quá nhiều vào các nhân viên xuất sắc. Thay vào đó, hãy tham gia vào các nhân viên “xuất sắc một chút”. Lấy ví dụ về một nhóm nhân viên sales, các nhà quản lý nên so sánh nhóm các nhân viên “xuất sắc một chút” với một nhóm nhân viên mẫn cán của công ty để họ biết rằng họ cũng sắp đạt được thành tích tốt như nhóm kia rồi. Điều này có thể khiến động lực trong họ tăng lên.

“Các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng điều này với con cái của họ”, theo bà Wadhwa. Khi những đứa trẻ thua cuộc - dù là trong thể thao hay trong học tập - hãy chỉ ra cho chúng thấy chúng đã tiến gần đến chiến thắng như thế nào.

Nếu áp dụng thành công câu châm ngôn “Thất bại là mẹ thành công” và khai thác triệt để nguồn động lực bên trong, chúng ta sẽ ngộ ra một chân lý, như Wadhaw đã nói, “chẳng có chiến thắng nào là tuyệt đối cả”.

-----------

Tác giả: Daniella Balarezo

Link bài gốc: There’s a surprising power in not winning — here’s how to make it work for you

Dịch giả: Nguyễn Thị Phương Uyên - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024