Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/09/2019 21:09 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


  1.  Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
  2. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng HCM? Giai đoạn nào có ý nghĩa vạch đường cho CM VN
  3. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
  4. Điều kiện lịch sử – xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?
  5. Vì sao HCM lựa chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
  6. Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc
  7. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh

Câu trả lời

  1.  Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người .

+ Thực chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
+ Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có liên quan đến quá trình phát triển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là CNMLN, truyền thống dân tộc, trí tuệ thời đại.

2. Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng HCM? Giai đoạn nào có ý nghĩa vạch đường cho CM VN

1, Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. 
tiểu sử HCM: HCM ( lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung sau đổi thành Nguyễn Tất Thành), sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan. cụ phó bảng là nhà nho cấp tiến, có tấm lòng yêu nước sâu sắc
– tận mắt chứng kiến cảnh thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta và thái độ hèn nhát của chính quyền nhà Nguyễn.
– không đồng tình với đường lối lãnh đạo của các bậc tiền bối.

2) Giai đoạn 1911-1920 tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. 
– 1911: NTT ra đi tìm con đường cứu nước sang phương Tây. đây là con đường mới mẻ mà trước đó chưa có tiền lệ.
– 1919 NAQ gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vécxây đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nd VN. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của td Pháp..
– 7/1920 Người đọc bản sơ khảo lần thứ nhất về vấn đề thuộc địa và dân tộc của Lenin
– 12/1920 tham gia thành lập ĐCS Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng HCM.

3) Giai đoạn 1921-1930 hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN. 

Đây là thời kì hoạt động sôi nổi nhất cả về thực tiễn lẫn lí luận của HCM để tiến tới thành lập ĐCSVN.
về hoạt động thực tiễn : thành lập hội liên hiệp thuộc địa, ra báo người cùng khổ, dự đại hội V quốc tế cộng sản, xuất bản báo thanh niên, hợp nhất 3 tổ chức cộng sản và thành lập ra ĐCSVN (3/2/1930).

4) Thời kì 1931-1945. vượt qua thử thách kiên trì giữ vững lập trường CM. 

– Cuối những năm 20 đầu những năm 30 quốc tế cộng sản bị chi phối bởi khuynh hướng “tả”.
do không nắm vững được thực tế ở các nước thuộc đại nên quốc tế cs đã phê phán NAQ có tư tưởng “tả khuynh” và thủ tiêu chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt nh NAQ vẫn kiên trì giữ vững quan điểm của mình.
– 1936, Đảng ta chủ chương trở về TT HCM, và từ năm 1936 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
– 1941, HCM về TQ và chủ trì hội nghị trung ương lần thứ VIII đặt vấn đề giải phong dân tộc lên hàng đầu.
– 2/9/1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN DCCH.

5) Thời kì 1945-1969 tiếp tục hoàn thiện và phát triển tthcm. 
Giai đoạn 45-46: chủ trương củng cố chính quyền non trẻ, diệt giặc đói giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt, chuẩn bị điều kiện vật chất tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kì, thực hiện chính sách mềm dẻo thêm bạn bớt thù.
giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
TT HCM đã bổ sung và phát triển:
đường lối chiến tranh nhân dân toàn diện trường kì, tự lực cánh sinh,
vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.
xây dựng đạo đức cách mạng.
hcm lãnh đạo ndan ta thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954).

6, Giai đoạn 1954-1969 kháng chiến chống Mỹ. 
tt hcm được bổ sung phát triển và hoàn thiện thành một hệ thống quan điểm lí luân về TT HCM.
tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN
xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.
thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền bắc nam.
xây dựng ĐCS trong điều kiện Đảng cầm quyền.
phát triển kinh tế, văn hóa.
củng cố, tăng cường, đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế.

 

3. Phân tích vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…” Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:

Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 

Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm con đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Việt Nam chứ không phải từ nhu cầu tư duy. Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.

Ba là, Người vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:

– Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời hiện đại. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho “CNXH đặc sắc Việt Nam”.

 

4. Điều kiện lịch sử – xã hội Việt nam và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào?

Những điều kiện lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. điều kiện lịch sử
  2. yếu tố quê hương và gia đình
  3. yếu tố thời đại.

4.1 Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội phong kiến, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và phản động. Nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế tự cấp tự túc. Nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong. Lụt lội, hạn hán xảy ra liên tục, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến. Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng chính thức đánh dấu cuộc xâm lược nước ta. Triều đình phong kiến đã thỏa hiệp, bạc nhược, từ chủ chiến đến chủ hòa rồi bán nước ta cho thực dân Pháp

4.2. Quê hương, gia đình. Nghệ Tĩnh là quê hương của Hồ Chí Minh.

Nơi đây là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương chính vì vậy nên tư tưởng yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh đã được hình thành từ rất sớm. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người

4.3. Thời đại Đầu thế kỷ XX

chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với 5 đặc trưng đó là: Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền, Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính, Xuất khẩu tư bản, Sự phân chia Thế giới về kinh tế, Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống trên thế giới.  Đồng thời cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX đã không còn là hành động riêng rẽ của mỗi nước chống lại sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, mà trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa gắn với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai cấp tư sản ở chính quốc.

5. Vì sao HCM lựa chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

Những năm đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức mới, đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Con đường phong kiến, khuynh hướng tư sản từng bước dẫn dắt phong trào cách mạng nước ta đi lên nhưng cuối cùng đều thất bại. Đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Vậy, vì sao Bác lại lựa chọn con đường đó?

Bằng những hoạt động thực tiễn của mình Nguyễn Ái Quốc đã có những nhận thức về cách mạng thế giới và những con đường cứu nước, từ đó Bác lựa chọn con đường đúng đắn cho dân tộc ta.
Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người dã bôn ba khắp năm châu, và bước đầu có những nhận thức về bạn và thù(trích dẫn câu nói của bác). Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Trong khi đó, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Loài người căm gét chiến tranh. Trong khi đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thực sự đem lại hòa bình tự do cho con người.Từ những nhận thực đó Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu tin theo Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cách mạng tháng mười nga 1917. Người rút ra kết luận: “ trong thế giới bấy giờ chỉ có Cách mệnh Nga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

Việc Bác lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng xuất phát từ tình hình của cách mạng nước ta lúc đó, cũng như từ yêu cầu của cách mạng. Vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin đăng trên báo nhân đạo. người tìm thấy trong luận cương của Lê Nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam;về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới… Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Và thực tế lịch sử đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn đó. Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đánh dấu sự thắng lợi của khuynh hướng cách mạng vô sản. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi cuộc kháng chiến chống pháp (1954) và kháng chiến chống Mỹ (1975) cũng như thắng lợi của công cuộc Đổi mới hiện nay càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn của dân tộc và người có vai trò quan trọng nhất trong việc tìm ra và đặt nền tảng cho cách mạng Việt Nam không ai khác, đó là Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại.

6, Chứng minh rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc vừa mang tính cách mạng, khoa học vừa mang tính nhân văn sâu sắc

6.1 Tính khoa học

+Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

6.2 Tính cách mạng

+Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản. “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới”.

+ Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho tất cả các dân tộc bị áp bức. “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Chủ nghĩa dân tộc thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong việc giúp đỡ các đảng cộng sản ở một

6.3 Tính nhân văn sâu sắc

Thương yêu con người, thương yêu nhân dân.

+ Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự. Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Trong nền độc lập đó mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. 

 Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật.

 Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú … Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xây bản yêu sách của nhân dân An-nam đòi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.  Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”.

7. Hãy phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh

  1. Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phầm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Học thuyết Mác – Lênin khẳng định rằng, Đảng công sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. Quy luật chung này được đồng chí Nguyễn ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, nơi giai cấp công nhân còn ít về số lượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đồng. 
  2. Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự phát triền cao và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng ta là con đẻ của phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động và trưởng thành thông qua đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến. 
  3. Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước, là sự đồng tâm nhất trí của những chiến sĩ tiên phong. Những người cộng sản Việt Nam dù ở trong Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng hay Đông Dương 
  4. Thứ tư, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tãt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân.
    Cương lĩnh đâu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.

    Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưởng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VII của Đảng đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay. 

 

Nguồn: kênh 14.vn



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024